Cảnh báo nguy cơ Việt Nam phải đương đầu 2021
Sự bất ổn của kinh tế toàn cầu, biến thể COVID-19 và những rủi ro các vụ kiện và phòng vệ thương mại sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam 2021
Báo cáo Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng 2021: Đổi mới để thích ứng do Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) công bố ngày 15/1 cho thấy nhiều triển vọng của Việt Nam trong năm 2021.
Tăng trưởng năm 2021 dự báo cao hơn nhiều so với 2020
Báo cáo dự báo cho nền kinh tế Việt Nam trong năm 2021, theo hai kịch bản. Việc xây dựng các kịch bản dự báo dựa trên các đánh giá của các cơ quan tổ chức về triển vọng kinh tế thế giới, tiến triển của nền kinh tế Việt Nam, cũng như khả năng sử dụng một số công cụ chính sách kinh tế trong nước.
Kết quả dự báo cho thấy tăng trưởng kinh tế năm 2021 có thể đạt mức 5,98% theo Kịch bản 1, và 6,46% trong Kịch bản 2.
Xuất khẩu cả năm dự báo tăng 4,23% trong Kịch bản 1 và tăng 5,06% trong Kịch bản 2. Thặng dư thương mại dự báo tương ứng ở các mức 5,49 tỷ USD và 7,24 tỷ USD. Lạm phát bình quân năm 2021 lần lượt đạt 3,51% và 3,78%.
Video đang HOT
Theo CIEM, diễn biến kinh tế vĩ mô trong năm 2021 có thể chịu ảnh hưởng của một số yếu tố.
Thứ nhất , kinh tế thế giới còn rất bất định, rủi ro, thách thức từ bên ngoài vẫn đang hiện hữu. Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục các biện pháp để kiềm chế Trung Quốc về kinh tế – thương mại – công nghệ và có thể củng cố được liên minh với một số nước đối tác để thực hiện các biện pháp này. Xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn khiến cho các tập đoàn, doanh nghiệp quốc tế có nhu cầu dịch chuyển địa điểm sản xuất để tránh mức thuế cao. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam.
Thứ hai , dịch COVID-19 và các biến thể còn diễn biến phức tạp, khó lường, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát làn sóng tiếp theo. Hệ lụy kèm theo là gia tăng chi phí logistics đối với hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu.
Thứ ba , việc nhiều nền kinh tế thực hiện các gói hỗ trợ quy mô lớn, trong khi thiếu điều phối giữa các biện pháp này ở cấp độ toàn cầu, có thể gây ra những rủi ro không nhỏ đối với thị trường tài chính thế giới và tình trạng nợ toàn cầu.
Thứ tư , Cách mạng Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tiếp tục chuyển biến nhanh, qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển của cả doanh nghiệp và thị trường trong nước Việt Nam.
Thứ năm , khả năng duy trì các cải cách thực chất đối với môi trường đầu tư – kinh doanh cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, quyết định mở rộng đầu tư của nhiều doanh nghiệp nước ngoài.
Thứ sáu , nhu cầu tiêu dùng trong nước có thể gia tăng nhanh hơn, và doanh nghiệp có thể tập trung hơn đến khai thác thị trường trong nước.
Thứ bảy , dù kỳ vọng nhiều vào tác động tích cực của EVFTA, Việt Nam có thể phải đối mặt với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh thuế, gian lận xuất xứ, v.v., không chỉ ở thị trường Mỹ.
Cử tri cả nước đánh giá cao công tác phòng, chống dịch Covid-19
Sáng 20-10, trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn cho biết, từ sau kỳ họp thứ chín đến nay đã tổng hợp được 3.365 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn.
Đồng chí Trần Thanh Mẫn cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều quốc gia, cử tri, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao công tác phòng, chống dịch dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội.
Trong đó, nhiều kết luận, nghị quyết, chỉ thị của các cấp, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống dịch, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội rất hiệu quả.
"Trong khi nhiều quốc gia kinh tế tăng trưởng âm, chúng ta vẫn duy trì mức tăng trưởng dương, kinh tế vĩ mô ổn định, an sinh, phúc lợi xã hội được bảo đảm", đồng chí Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cử tri đánh giá cao công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và đổi mới, củng cố hệ thống chính trị có nhiều chuyển biến tích cực; công tác đấu tranh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, thực hành tiết kiệm đạt nhiều kết quả; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được củng cố; quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và hiệu quả; vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao.
Trên cơ sở kiến nghị của cử tri, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kiến nghị một số vấn đề tới kỳ họp thứ mười, Quốc hội khóa XIV.
Cụ thể, đề nghị Chinh phu tiêp tuc chi đao thực hiện có hiệu quả các chính sách, biện pháp bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh; tăng cường đôn đốc, giám sát chặt chẽ, thường xuyên việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội, triển khai các dự án đầu tư, công trình trọng điểm quốc gia; theo dõi sát sao việc giải quyết các vụ án lớn, phức tạp, xư ly nghiêm cac hanh vi vi pham trong việc mua sắm vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch Covid-19; tăng cường công tác thanh tra đối với những lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng, các dự án thua lỗ kéo dài.
Ngoài ra, cử tri cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp phát huy trách nhiệm nêu gương, nhất là của người đứng đầu trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cán bộ...
95,86% kiến nghị được trả lời, giải quyết
Trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIV, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình cho biết, mặc dù phải thực hiện giãn cách xã hội do dịch Covid-19 nhưng thực hiện sự chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã có giải pháp linh hoạt trong việc thu thập kiến nghị của cử tri.
Qua đó, số lượng kiến nghị của cử tri được tổng hợp gửi đến kỳ họp thứ chín là 2.390 kiến nghị, tăng 13,7% so với kỳ họp thứ tám. Các kiến nghị của cử tri đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đến nay, có 2.291 kiến nghị được giải quyết, trả lời, đạt 95,86%.
Chuyên gia WB: Kinh tế thế giới sẽ mất 5 năm để phục hồi hoàn toàn sau dịch Covid-19 Ngày 17-9, nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB), bà Carmen Reinhart cho rằng nền kinh tế thế giới có thể phải mất 5 năm để phục hồi hoàn toàn từ đại dịch Covid-19. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm Covid-19 tại New York, Mỹ, ngày 13-9-2020. Ảnh: THX/TTXVN Trong khuôn khổ hội nghị đang diễn ra tại...