Cảnh báo nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ
Lối sống và các yếu tố di truyền có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên không thể nói rằng tất cả những người có nguy cơ rồi sẽ đều bị căn bệnh này.
Hơn thế, có thể có những người không có nguy cơ nhưng lại vẫn phát triển bệnh. Vì vậy, không có gì là thực sự chắc chắn về các yếu tố liên quan đến nguy cơ bị bệnh.
Bạn có thể tham khảo các yếu tố chính gây nên nguy cơ bị ung thư vú như dưới đây:
- Giới tính: Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú cao gấp một trăm lần so với nam giới.
- Tuổi tác: Phụ nữ lớn tuổi có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn so với chị em còn trẻ.
- Dậy thì sớm: Những chị em có kinh nguyệt sớm, trước tuổi 11 cũng có thể có nguy cơ cao bị ung thư vú.
- Mãn kinh muộn: Cũng giống như có nguyệt san sớm, những ai mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc bệnh này, bởi sự kéo dài của nội tiết tố nữ estrogen.
- Quan hệ đồng tính: Những ai có quan hệ đồng tính nữ sẽ dễ bị ung thư vú hơn những chị em có quan hệ giới tính bình thường (nam – nữ) khác.
Video đang HOT
- Những phụ nữ không có con hoặc có con đầu ở tuổi 30: Nếu không có con hoặc có con muộn, cơ thể bạn sẽ khó đáp ứng những thay đổi theo tuổi tác, và hậu quả có thể liên quan đến bệnh ung thư vú.
- Phụ nữ đã từng có tiền sử bệnh ung thư vú: Nếu trước đây bạn đã bị ung thư vú thì thì khả năng phát triển các bệnh ung thư khác nhau của vú là hoàn toàn có thể xảy ra.
- Những phụ nữ đã trải qua liệu pháp thay thế hormone (HRT): Nhóm đối tượng này cũng được cho là có nhiều nguy cơ ung thư vú. Sử dụng thuốc tránh thai cũng làm tăng tiếp xúc với các kích thích tố, và do đó cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Chủng tộc và sắc tộc cũng là yếu tố nguy cơ: Phụ nữ da trắng, da có nhiều khả năng phát triển ung thư vú hơn những phụ nữ da đen.
- Kích cỡ của ngực: Mô vú dày đặc có chứa nhiều mô tuyến và mô mỡ ít cũng được xem là khả năng tăng rủi ro có bệnh liên quan.
- Những phụ nữ đã trải qua bức xạ ngực trong thời thơ ấu hoặc khi mới trưởng thành trưởng thành cũng bị cho là đã làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Các yếu tố lối sống: Một lối sống ít vận động, ăn chế độ ăn giàu chất béo, hoặc bị béo phì là tất cả các yếu tố làm tăng nguy cơ cho bệnh này.
- Hút thuốc và uống rượu nhiều: Phụ nữ chỉ cần uống hơn hai ly rượu mỗi ngày cũng là nguyên nhân tiềm ẩn của bệnh ung thư vú.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chị em nên cho con bú cho tới khi bé lên một tuổi rưỡi đến hai tuổi có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Có nhiều yếu tố nguy cơ có thể đóng góp gây bệnh ung thư vú. Tuy nhiên rất khó để đối chiếu danh sách đầy đủ hoặc để dự đoán ai sẽ bị ung thư vú và ai không bị.
Theo PNO
Ngăn chặn ngay "hiểm họa" cho tim và não
Lôi sông không lanh manh va tinh trang tăng cân không kiêm soat đang lam ganh năng cho tim va nao. Phai nhanh chong co biên phap giai cưu cơ thê khoi nguy cơ tiêu đương va bênh tim mach
Hội chứng chuyển hóa là sự hiện diện cùng lúc một số yếu tố nguy cơ như đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Những người mắc hội chứng này có nguy cơ bị tiểu đường hay bệnh tim mạch cao hơn so với người khác.
Nguyên nhân của hội chứng hiện vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên các nhà khoa học đã có chung một nhận định rằng có nhiều yếu tố dẫn đến hội chứng chuyển hoá như yếu tố di truyền, ít hoạt động thể lực, lão hóa, tình trạng tiền viêm nhiễm và những thay đổi hormone. Trong đó, tình trạng kháng insulin và béo bụng là hai yếu tố được cho là nguyên nhân chính.
Người mắc hội chứng chuyển hoá có nguy cơ bị tai biến mạch máu não hay nhồi máu cơ tim cao gấp ba lần so với người không có hội chứng này. Họ cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao gấp năm lần so với người bình thường. Để điều trị hội chứng chuyển hoá, đầu tiên là thay đổi lối sống, nếu không thành công mới dùng thuốc:
Giảm cân nếu béo phì: giảm từ 5 - 10% trọng lượng hiện tại hay giảm xuống mức BMI cho phép (BMI của người trưởng thành trong khoảng 18,5 - 23 kg/m2).
Điêu chinh chê đô ăn uông lanh manh cho hê tiêu hoa (nguôn anh: internet)
Giảm muối: người không cao huyết áp ăn từ 3 - 6g/người/ngày. Người cao huyết áp ăn từ 2 - 4g/người/ngày. Một muỗng cà phê chứa 4g muối. Một muỗng canh nước mắm 5ml chứa khoảng 1g muối. Một muỗng canh nước tương 5ml chứa khoảng 0,75g muối.
Tăng kali: ăn khoảng 4,7g kali/ngày. Kali có nhiều trong nho khô, trái cây khô, khoai tây, chuối, nước dừa, nước rau luộc.
Hạn chế lượng cồn: đối với những người có thói quen uống rượu, nếu là nam chỉ nên sử dụng hai đơn vị cồn/ngày và một đơn vị cồn/ngày đối với nữ. Một đơn vị cồn được định nghĩa bằng 330ml bia 5% độ cồn (khoảng một lon bia) hoặc 150ml rượu 12% độ cồn (một ly cao) hoặc 45ml rượu 40% cồn (một ly nhỏ).
Luyên tâp thê lưc lam giam nguy cơ bênh tim mach va tiêu đương (nguôn anh: internet)
Tăng hoạt động thể lực: ưu tiên các loại hình thể thao dùng sức vừa phải và thời gian kéo dài (ít nhất 45 phút) như bóng bàn, cầu lông, đi bộ, chạy chậm, đạp xe, bơi lội.
Ăn nhiều chất xơ: có nhiều trong rau, củ, quả. Nên ăn từ 300 - 400g rau, củ và 200g trái cây mỗi ngày.
Hạn chế đường: chỉ nên ăn dưới 20g/người/ngày hay dưới 500g/người/tháng. Một muỗng cà phê đường chứa 4,7g đường (đối với muỗng gạt ngang) và 10,7g đường (đối với muỗng vun).
(Theo Sài gòn Tiếp thị)
Vì sao chân nổi gân xanh? Tôi năm nay 50 tuổi, chân bị nổi gân xanh, có chen lẫn những sợi chỉ màu đỏ, tôi bị như vậy năm ngoài 20 tuổi, nhưng bây giờ thì nổi rõ rệt hơn. Tôi không bị nhức hay đau đớn gì. Bác sĩ tư vấn giúp tình trạng trên là như thế nào, việc tập thể dục có ảnh hưởng gì không?...