Cảnh báo nguy cơ ‘nhập khẩu’ sốt rét từ châu Phi
Liên tiếp 2 trường hợp từ Angola về Việt Nam được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai do sốt rét. Bác sĩ cảnh báo nguy cơ “nhập khẩu’ sốt rét với người từ châu Phi về nước.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đang điều trị tại Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo thông tin từ Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai, hiện trung tâm đang điều trị cho 2 bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.
Anh Nguyễn Đình Th. (38 tuổi, trú tại Hà Tĩnh) từ Angola về nước được 1 tuần. Trước đó, bệnh nhân làm việc và sinh sống tại Angola đã được 12 năm. Trước khi nhập viện 5 ngày, anh Th. xuất hiện sốt cao, rét run, kèm đau đầu nhiều khi sốt. Tình trạng sốt tập trung chủ yếu vào buổi chiều, ngày thường có 2 cơn sốt, kèm tiểu buốt, đại tiện phân lỏng.
Anh Th. đi khám tại cơ sở y tế gần nhà nhưng không phát hiện bệnh, sau đó được chuyển tới Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi khai thác yếu tố dịch tễ bệnh nhân có đi Angola về kết hợp xét nghiệm máu thì các bác sĩ phát hiện ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum trong máu.
Video đang HOT
Trường hợp thứ 2 là chị H. (32 tuổi, trú tại Hà Nội) mang thai tháng thứ 6. Chị H. đi lao động tại Angola được 8 năm và từng bị sốt rét vào năm 2021, chị mới trở về từ Angola được 1 tuần.
Trước khi vào viện 3 ngày chị xuất hiện sốt cao, rét run thành cơn, chủ yếu sốt về chiều tối. Sau cơn sốt vã mồ hôi nhiều, kèm nôn, buồn nôn, đau đầu nhiều.
Chị đi khám phòng khám tư, sau đó được đưa vào Viện Sốt rét – ký sinh trùng – côn trùng trung ương làm xét nghiệm và được chẩn đoán là sốt rét. Sau đó, chị được chuyển đến Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai theo dõi và điều trị
Chia sẻ về bệnh sốt rét, PGS.TS Đỗ Duy Cường – giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới – cho biết: “Thời gian gần đây chúng tôi tiếp nhận một số bệnh nhân sốt rét đi từ châu Phi về, nên được gọi là sốt rét “nhập khẩu”.
Nguyên nhân là do giao thương, đi lại nhiều, sau một thời gian dịch bệnh, việc khôi phục các đường bay cho người Việt Nam đi lao động, công tác tại châu Phi, đặc biệt là Angola trở về nước gia tăng”.
TS Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra dịch tễ và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng sốt rét hay không và cần khai báo y tế với cơ quan chức năng.
Khi có biểu hiện sốt cần đi khám ngay để tránh nhầm lẫn và bỏ sót. “Cả 2 bệnh nhân hiện đang điều trị tại trung tâm bị sốt ngay sau khi về Việt Nam nhưng y tế ở địa phương không phát hiện, không để ý yếu tố dịch tễ là đi từ châu Phi về nên dễ bỏ sót.
Do các triệu chứng sốt rét không điển hình rầm rộ, dễ gây nhầm với các bệnh khác như cảm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, hay nhiễm trùng tiết niệu,…”, ông Cường nhấn mạnh.
Trong những năm qua đã có nhiều cảnh báo về những trường hợp sốt rét đi từ châu Phi về, đặc biệt là các trường hợp công nhân, người lao động làm việc tại Angola về thì phải lưu ý yếu tố dịch tễ, cần khai báo với cơ quan y tế hoặc đi xét nghiệm bởi sốt rét có thể trở thành sốt rét ác tính và nguy hiểm đến tính mạng.
“Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp sốt rét trở thành ác tính với triệu chứng sốt cao liên tục, có thể đi vào hôn mê sau 3-5 ngày, nguy hiểm đến tính mạng. Kèm theo hôn mê là suy đa phủ tạng (gan, thận, phổi…) hoặc thiếu máu, co giật, hạ đường huyết.
Tuy nhiên nếu được điều trị kịp thời, đúng thuốc và thuốc tốt thì các chức năng sẽ dần hồi phục. Các thuốc sốt rét hiện nay có sẵn (Artesunate, Arterakin) được Bộ Y tế cung cấp theo chương trình”, ông Cường nhấn mạnh.
Australia tìm ra cách thức mới điều trị bệnh sốt rét
Một nhóm nghiên cứu từ Đại học Quốc gia Australia (ANU) mới đây đã giải được một phần quan trọng của câu hỏi điều gì khiến bệnh sốt rét dễ bị tác động bởi một số loại thuốc và kháng lại những loại thuốc khác.
Australia tìm ra cách thức mới điều trị bệnh sốt rét. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Tiến sĩ Sarah Shafik của ANU cho biết thách thức lớn nhất khi điều trị bệnh sốt rét là ký sinh trùng bệnh này có khả năng thích nghi rất nhanh, có thể kháng tất cả các loại thuốc.
Bà Shafik cho biết chloroquine, loại thuốc tiêu chuẩn vàng được sử dụng để điều trị bệnh sốt rét trong 20 năm qua, nay đã không còn hiệu quả. Mặt khác, các bác sĩ có thể triển khai một loại thuốc hoặc một liệu pháp kết hợp, nhưng chỉ trong vòng vài năm, ký sinh trùng sốt rét đã có thể phát triển khả năng kháng lại phương pháp điều trị mới đó.
Trong nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Shafik và nhóm của bà đã xác định được hai protein trong bệnh sốt rét, PfMDR1 và PfCRT, làm mất tác dụng tiêu diệt ký sinh trùng của thuốc và tập trung thuốc ở "các vùng an toàn", khiến thuốc không đạt hiệu quả. Tiến sĩ Shafik nói: "Chúng tôi đã biết về những protein này trong một thời gian nhưng điều chúng tôi không biết là chúng tham gia vào quá trình kháng thuốc của ký sinh trùng như thế nào".
Theo các nhà nghiên cứu Australia, một xét nghiệm máu đơn giản có thể được thực hiện trên người mắc bệnh sốt rét để tìm ra loại protein mà họ có. Một khi có thông tin đó, các nhà nghiên cứu sẽ biết từ dữ liệu của mình loại thuốc nào tốt nhất để sử dụng trên một số loại ký sinh trùng đang mang loại protein đó để tiêu diệt ký sinh trùng.
Bước đột phá này có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh sốt rét rẻ hơn và hiệu quả hơn, nhất là ở các nước nghèo, nơi căn bệnh này còn phổ biến. Trong năm 2020, bệnh sốt rét đã làm khoảng 627.000 người trên thế giới tử vong.
Kháng thuốc hiện là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu Các cơ quan y tế trên thế giới đang cảnh báo về mối đe dọa kháng kháng sinh với con người, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu với khoảng 3.500 người chết mỗi ngày do kháng kháng sinh. Đây là kết quả từ nghiên cứu mới nhất về kháng kháng sinh trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ được công...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều

Trẻ mắc sởi trong 3 ngày vẫn tiêm được vắc-xin sởi

Tăng 60kg trong 2 năm sau biến cố hôn nhân

Dị ứng thực phẩm và những điều cần biết

Giấc ngủ đêm tốt nhất nên bắt đầu từ mấy giờ?

Cha mẹ cần biết biến chứng của bệnh sởi để đưa con tới viện

Phát hiện con vắt sống trong mũi người đàn ông suốt nhiều ngày

Chế độ ăn uống cho người bệnh Kawasaki

Phát hiện mắc tim bẩm sinh với biểu hiện nhiều trẻ gặp phải

Các bệnh viện ở Hà Nội tập trung điều trị cho bệnh nhân mắc sởi

Đối đầu với mệt mỏi do đa xơ cứng

Chế độ dinh dưỡng với người mắc hội chứng Ganser
Có thể bạn quan tâm

Con nghiện đốt nhà hàng xóm trong đêm
Pháp luật
3 phút trước
Quần short - item không thể thiếu trong mùa hè nếu muốn sành điệu và cao ráo hơn
Thời trang
5 phút trước
Ngôi sao có phong cách mùa hè không bao giờ lỗi mốt
Phong cách sao
13 phút trước
Anh trai Sulli lớn tiếng mắng mỏ "thằng sống hèn", Kim Soo Hyun bất ngờ bị réo gọi
Sao châu á
18 phút trước
Hai cách làm món bánh trôi tàu ít ngọt cho ngày Tết Hàn thực
Ẩm thực
32 phút trước
Khu vườn tình yêu: Chồng tự tay trồng 80 loại hoa hồng để cho vợ vui khiến hàng nghìn người ghen tị!
Sáng tạo
1 giờ trước
Sinh ra đã có số làm giàu: Top 4 cung hoàng đạo nữ kiếm tiền cực tốt
Trắc nghiệm
1 giờ trước
Vừa quen được chưa bao lâu, mỹ nhân hơn 4 triệu follow phát hiện bị "lừa" khi biết bạn trai đã từng kết hôn
Netizen
2 giờ trước
Clip: Cả gan săn báo con, đại bàng nhận 'quả báo' ngay sau đó
Lạ vui
2 giờ trước
Tez - người cũ của Pháo bất ngờ tung bản rap diss cực khét, lời lẽ công kích ai đó lắm mồm, dạy đời
Nhạc việt
2 giờ trước