Cảnh báo nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ mắc COVID-19
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trang Facebook chính thức của Bộ Y tế Malaysia (MOH) ngày 15/3 cho biết số trẻ em mắc COVID-19 nhập viện cần điều trị tại các đơn vị chăm sóc tích cực (ICU) tăng đáng kể.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 13/2/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, số trẻ mắc COVID-19 ở mức độ 4 và 5 tăng 94% (Malaysia phân mức độ nhiễm virus SARS-CoV-2 làm 5 mức độ, trong đó 5 là mức nặng nhất cần phải thở máy). Các chuyên gia y tế cũng bày tỏ lo ngại các trường hợp mắc bệnh tiểu đường loại 1 ở trẻ em ở Malaysia cũng gia tăng trong thời gian gần đây.
Một nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học tại Mỹ cũng cho thấy COVID-19 có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường ở trẻ. Nhóm nghiên cứu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ phát hiện trẻ dưới 18 tuổi từng nhiễm SARS-CoV-2 có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn 166% so với những trẻ chưa nhiễm virus này.
Cũng theo nghiên cứu này, những người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 116% so với những người mắc các bệnh viêm đường hô hấp cấp trong thời kỳ trước đại dịch. Tạp chí y khoa Diabetes Care cũng đưa tin số trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 tại Anh cũng tăng khi đại dịch lên đến đỉnh điểm tại nước này năm 2020.
Giáo sư Tiến sĩ Muhammad Yazid Jalaludin, chuyên gia tư vấn cao cấp về nội tiết trẻ em và bệnh tiểu đường tại Đại học Malaya, cho biết dù tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em ở Malaysia nói chung thấp hơn so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, các bác sĩ nội tiết nhi đang lo ngại về số trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hiện nay cao hơn so với thời kỳ trước đại dịch.
Giải thích về mối liên hệ giữa COVID-19 và bệnh tiểu đường, Tiến sĩ Muhammad Yazid cho biết tình trạng này có thể xảy ra do sự tấn công trực tiếp vào các tế bào của tuyến tụy có thụ thể enzym chuyển đổi angiotensin 2 và cũng có thể gây ra sự phá hủy tế bào beta của tuyến tụy, vốn có chức năng sản xuất insulin.
Ông cho biết mức đường huyết tăng đột biến cũng có thể xảy ra do phản ứng của hệ thống miễn dịch đối với virus hoặc thay đổi chuyển hóa đường do virus, hoặc do thay đổi từ giai đoạn tiền tiểu đường sang giai đoạn tiểu đường. Bên cạnh đó, steroid được sử dụng trong điều trị COVID-19 cũng có thể khiến mức đường huyết tăng lên.
Tiến sĩ Muhammad Yazid nói thêm rằng sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh tiểu đường trong đại dịch cũng có thể là do thói quen ăn uống không lành mạnh của con người chủ yếu phải ở nhà để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Liên quan đến những quan ngại của các bậc phụ huynh trước quyết định tiêm vaccine cho trẻ, Tiến sỹ Yazid cho rằng hiện vẫn còn nhiều điều chưa rõ về COVID-19, tốt nhất mọi người ở mọi lứa tuổi nên thực hiện các biện pháp phòng tránh cần thiết, bao gồm cả việc tiêm phòng. Các cơ quan y tế và bác sĩ cũng cần phải nhận thức được tác động lâu dài của COVID-19 và phải theo dõi bệnh nhân của họ thường xuyên để phát hiện sự phát triển của bệnh tiểu đường, đồng thời yêu cầu trẻ dưới 18 tuổi mắc COVID-19 phải trải qua các xét nghiệm để phát hiện bệnh tiểu đường và các bệnh khác có nguy cơ xảy ra. Trong số các triệu chứng cần được lưu ý là đi tiểu thường xuyên, tăng cảm giác khát và đói, mệt mỏi, đau bụng và buồn nôn.
Video đang HOT
Trong khi đó, Bác sĩ nhi chuyên khoa tim mạch của Bệnh viện KPJ Selangor, Tiến sĩ Zulkifli Ismail kêu gọi các bậc cha mẹ nên đưa con tiêm vaccine phòng COVID-19. Theo Tiến sĩ Zulkifli, tại Mỹ nơi 8,7 triệu liều vaccine Pfizer đã được tiêm cho trẻ em từ 5-11 tuổi thì chỉ có 11 trường hợp viêm tim được báo cáo. Tuy nhiên, cả 11 trường hợp được báo cáo đều không nghiêm trọng và những đứa trẻ đã được ra viện sau 2-3 ngày điều trị.
Tính đến ngày 9/3, khoảng một triệu trẻ em ở Malaysia trong độ tuổi từ 5-11 đã được tiêm chủng theo Chương trình Tiêm chủng Quốc gia COVID-19 cho trẻ em.
Vì sao chuyên gia dinh dưỡng muốn bạn ăn cà rốt?
Một chế độ ăn uống tốt là chế độ ăn uống cân bằng và giàu chất dinh dưỡng.
Mỗi thành phần của thực phẩm đều có tầm quan trọng riêng và không thể thiếu theo cách riêng của nó.
Trong khi một số loại thực phẩm nhắm đến các bộ phận và quá trình cụ thể của cơ thể, thì có một số loại thực phẩm cực kỳ linh hoạt và có thể giúp ích rất nhiều cho quá trình của cơ thể.
Cà rốt là một trong những ví dụ điển hình về các loại thực phẩm có tính linh hoạt cực kỳ có lợi nhưng lại không được nhiều người biết đến.
Dưới đây là một số lý do khác mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị tại sao bạn nên tiêu thụ cà rốt và cách tiêu thụ chúng để đạt được hiệu quả tốt nhất, theo Times of India.
1. Tốt cho gan
Cà rốt rất tốt cho gan vì có chứa beta-carotene và flavonoid thực vật. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cà rốt rất tốt cho gan vì có chứa beta-carotene và flavonoid thực vật.
Cả hai yếu tố nói trên đều tạo điều kiện thuận lợi cho chức năng gan và không để độc tính xâm nhập vào gan. Để tiêu thụ cà rốt nhằm tăng cường chức năng gan, bạn nên chuẩn bị nước ép cà rốt và uống.
Ép một ít cà rốt và thêm một ít rau mùi tây. Bạn cũng có thể thêm gừng, tỏi, tiêu đen hoặc dưa chuột tùy theo hương vị. Đảm bảo rằng bạn không làm "biến dạng" nước ép cà rốt.
2. Ung thư
Cà rốt rất giàu hợp chất hóa học gọi là Falcarinol, có tác dụng ngăn ngừa khối u ác tính, tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Nó cũng giúp sửa chữa mô, đặc biệt là da và tóc. Nó cũng giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư, các nghiên cứu đã chỉ ra.
Đối với bệnh nhân ung thư, điều quan trọng là phải gọt vỏ cà rốt hữu cơ để đảm bảo không có nguy cơ nhiễm trùng.
Chuẩn bị súp cà rốt là một sự thay thế tuyệt vời khác cho những người bị ung thư.
3. Bệnh tiểu đường
Với bản chất không chứa tinh bột, cà rốt được chứng minh là một sự lựa chọn an toàn cho những người bị bệnh tiểu đường.
Cà rốt không làm tăng lượng đường trong cơ thể và cũng có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng rất giàu chất xơ và vitamin A.
Những người bị bệnh tiểu đường nên ăn cà rốt thay vì dùng nước ép cà rốt.
4. Các lợi ích và cảnh báo khác
Cà rốt nhiều màu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các lợi ích khác của việc tiêu thụ cà rốt bao gồm sức khỏe của mắt, tăng cường khả năng miễn dịch, làn da sáng và mái tóc tuyệt vời.
Vì thừa mọi thứ đều không tốt, nên cần lưu ý rằng tiêu thụ quá nhiều cà rốt sẽ gây hại cho sức khỏe và có quá nhiều beta-carotene trong máu.
Điều này có thể dẫn đến sự đổi màu của da, còn được gọi là carotenema.
Đảm bảo rằng bạn theo dõi được lượng cà rốt mà bạn tiêu thụ, đặc biệt nếu bạn đang dùng chúng dưới dạng súp hoặc nước ép, trong đó có nhiều thành phần khác, theo Times of India.
Chuyên gia: Thực phẩm số 1 để giúp quản lý lượng đường trong máu Kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) của bạn là một trong điều quan trọng nhất khi bạn phải sống chung với bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường, điều đó có nghĩa là cơ thể bạn đang phải vật lộn để xử lý và điều chỉnh lượng...