Cảnh báo nguy cơ lây lan dịch cúm gia cầm tại châu Âu
Năm 2022, châu Âu đã trải qua cuộc khủng hoảng cúm gia cầm tồi tệ nhất từ trước tới nay với gần 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy.
Theo cảnh báo của Cơ quan An toàn thực phẩm thuộc Liên minh châu Âu (EFSA), sự hiện hữu của virus trong mùa Hè này làm tăng nguy cơ dịch bệnh lây lan trong mùa tới.
Nhân viên chuẩn bị tiêu hủy gia cầm sau khi phát hiện ổ dịch cúm gia cầm tại trang trại ở Belloc-Saint-Clamens, tây nam nước Pháp. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo bản đánh giá chung của EFSA, Trung tâm phòng chống dịch bệnh Liên minh châu Âu và Phòng Thí nghiệm châu Âu, có nhiều báo cáo về tình trạng dịch cúm gia cầm lây lan ở các loài chim hoang dã và chim nuôi trong mùa Hè năm nay, dẫn tới tình trạng chết hàng loạt của các loài chim biển trên bờ biển Đại Tây Dương. Thông thường cúm gia cầm thường bùng phát vào những tháng mùa Thu và mùa Đông. Dịch lây lan qua chất thải của những con chim hoang dã di cư nhiễm bệnh, qua tiếp xúc với thức ăn, quần áo, trang thiết bị phơi nhiễm.
Video đang HOT
Ông Guilhem de Seze, quan chức cấp cao của EFSA cho biết khi mùa di cư vào mùa Thu bắt đầu và số lượng các loài chim hoang dã di trú mùa Đông tăng lên, nguy cơ lây nhiễm virus cúm độc lực cao tại châu Âu cao hơn những năm trước do virus này vẫn đang tồn tại ở châu Âu.
Theo EFSA, dịch cúm gia cầm năm nay ảnh hưởng 37 nước châu Âu, biến châu lục này thành khu vực đông nước chịu ảnh hưởng nhất của dịch này và lần đầu tiên virus đã vượt Đại Tây Dương theo dòng di cư khiến dịch lây lan nghiêm trọng tại một số tỉnh của Canada và các bang của Mỹ. Đây cũng là đợt dịch gây tổn thất nặng nề cho châu Âu khi có tới 2.476 ổ dịch và 47,7 triệu gia cầm bị tiêu hủy.
Sự lây lan của dịch cúm gia cầm là một mối lo ngại đối với các chính phủ và ngành chăn nuôi gia cầm do dịch này ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chăn nuôi gia súc, có thể gây ra các hạn chế thương mại và nguy cơ lây sang người.
EFSA khuyến nghị cần thực hiện nhanh chóng việc giảm thiểu rủi ro và chiến lược giám sát để phát hiện sớm virus như một biện pháp phòng ngừa.
Mỹ phát hiện thêm 2 trang trại bị lây nhiễm cúm gia cầm
Ngày 14/2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thông báo cơ quan này đã phát hiện thêm các ca nhiễm cúm gia cầm ở 2 trang trại khác, sau khi ca nhiễm đầu tiên được ghi nhận ở bang Indiana vào tuần trước.
Gà tây được nuôi tại trang trại ở Erlanger, Kentucky. Ảnh: AFP/TTXVN
Hai trang trại mới bị bùng phát dịch cúm gia cầm nằm ở các bang Kentucky và Virginia. Giới chức trách đã cách ly những trang trại có dịch cúm đồng thời cho biết sẽ tiêu hủy toàn bộ gà tại hai trang trại này nhằm ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan ra khắp nước Mỹ, quốc gia chăn nuôi gia cầm lớn nhất thế giới.
Trước đó, ngày 9/2, USDA đã ghi nhận các ca nhiễm cúm gia cầm tại một trang trại nuôi gà tây ở bang Indiana, sau khi cơ quan này phát hiện virus gây bệnh trên nhiều cá thể chim hoang dã ở bờ biển phía Đông những tuần gần đây.
USDA nhận định bệnh cúm gia cầm hiện không gây lo ngại đối với sức khỏe cộng đồng và Mỹ chưa ghi nhận trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm ở người. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp nước này vẫn phải cảnh giác để tránh lặp lại tình trạng bùng phát dịch cúm gia cầm như năm 2015 tại 211 trang trại ở 15 bang từ California đến Indiana và gần 50 triệu gia cầm bị tiêu hủy. Một số quốc gia sau đó đã đình chỉ nhập khẩu gia cầm từ Mỹ, gây thiệt hại cho nền kinh tế khoảng 3,3 tỷ USD.
Sau khi trường hợp nhiễm cúm gia cầm đầu tiên được phát hiện ở Indiana vào tuần trước, Mexico và Trung Quốc cũng đã nhanh chóng hạn chế nhập khẩu gia cầm từ tiểu bang này.
Người phát ngôn của Hiệp hội gà quốc gia đánh giá việc phát hiện các ca nhiễm cúm gia cầm là "đáng lo ngại", song các nhà chức trách đã áp dụng các biện pháp giám sát và kiểm soát mạnh mẽ. Tyson Foods, một trong những công ty sản xuất thịt gà lớn nhất ở Mỹ, cho biết công ty đã tăng cường các biện pháp phòng dịch tại các trang trại của mình, đặc biệt là ở khu vực bờ biển phía Đông, bao gồm hạn chế số lần ghé thăm và tăng cường khử khuẩn các phương tiện ra vào trang trại.
Các nước châu Âu cũng đang chứng kiến dịch cúm gia cầm bùng phát với hơn 18 triệu gia cầm ở Italy và khoảng 3 triệu gia cầm ở Pháp đã bị tiêu hủy kể từ khi các trường hợp đầu tiên được phát hiện tại các trang trại vào cuối tháng 11/2021.
Dịch cúm gia cầm nghiêm trọng đe dọa loài chim biểu tượng của Mỹ Giới chức các bang ở Mỹ ghi nhận ngày càng nhiều chim đại bàng đầu trắng, loài chim biểu tượng quốc gia, chết do nhiễm virus cúm gia cầm H5N1. Đại bàng đầu trắng, loài chim biểu tượng của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Ngày 18/4, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố các số liệu mới nhất cho thấy nước này đang phải...