Cảnh báo nguy cơ đột quỵ vì nắng nóng
Thời tiết thất thường khi giao mùa hay nắng nóng gay gắt không phải là nguyên nhân, nhưng là điều kiện thuận lợi cho các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trong những ngày nắng vừa qua, Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận số lượng bệnh nhân bị đột quỵ nhiều nhất khu vực miền Bắc, với vài chục ca mỗi ngày.
Người bệnh vốn bị tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, loạn nhịp tim, có bệnh lý về máu, người hút thuốc lá, lạm dụng đồ uống có cồn… luôn có sẵn nguy cơ và nếu không dự phòng tốt sẽ có khả năng cao bị đột quỵ. Khi thời tiết quá nắng nóng, huyết áp có thể tăng không kiểm soát được, cộng với thói quen ăn mặn, căng thẳng cả ngày hay bị hạn chế vận động vì nắng gắt, cũng rất dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ.
Số ca nhập viện vì đột quỵ do nắng nóng tăng cao.
“Số lượng bệnh nhân tăng lên vì nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ. Khi thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám… Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ này càng làm tăng khả năng bị đột quỵ Trong những ngày nắng nóng, những người có sẵn nguy cơ đột quỵ, thì cá nhân và gia đình phải giúp bệnh nhân kiểm soát các yếu tố này để phòng tránh”, PGS.TS. Nguyễn Văn Chi nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, trong những ngày nắng nóng bất thường, nguy cơ đột quỵ nói riêng và các bệnh mãn tính khác có xu hướng tăng lên do các “yếu tố tạo thuận lợi” từ thời tiết.
Thời tiết mùa Hè năm nào cũng có những đợt nắng nóng khắc nghiệt, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người dân tránh ra ngoài trời vào cao điểm nắng nóng 12h-16h. Đồng thời đảm bảo đủ nước, đảm bảo các phương tiện bảo hộ để giảm tác động của nhiệt và tia tử ngoại. Đảm bảo môi trường làm việc, nghỉ ngơi thông thoáng.
Bên cạnh đó, môi trường có nhiệt đột cao hơn cơ thể sẽ dễ gây ra nhiều biến cố sốc nhiệt (shock nhiệt), khiến người bệnh dễ rơi vào tình trạng hôn mê. Làm việc trong môi trường nắng nóng phải tự bảo vệ mình, phải tạm dừng nếu điều kiện thời tiết vượt quá sức chịu đựng của cơ thể.
Bác sĩ Đào Việt Phương, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo thêm về nguy cơ sốc nhiệt do nắng nóng như những ngày qua. Đây phần lớn là những trường hợp phải đi ra ngoài trời nắng nhiều hoặc người có tiền sử huyết áp cao, tim mạch, thiếu máu não…
“Chúng ta phải phân biệt sốc nhiệt và đột quỵ. Trong đó, đột quỵ hay tai biến mạch máu não với nguyên nhân là do mạch máu. Còn sốc nhiệt là do nhiệt. Chúng ta rất hay bị nhầm hai triệu chứng này, song đây là hai bệnh toàn toàn khác nhau. Sốc nhiệt hay say nắng, say nóng là vấn đề sức khỏe nổi trội thường gặp khi mùa Hè đến, khi nhiệt độ tăng. Bệnh nhân có thể không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, họ có thể là những người phải làm việc trong môi trường nóng kéo dài”, bác sĩ Đông cho biết.
Video đang HOT
Các bác sĩ khuyến cáo, người dân tránh sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ trong khoảng thời gian ngắn, gây bất lợi cho sức khỏe. Cơ thể cần thời gian để thích nghi với những thay đổi.
Theo VOV.VN
Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh
PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nắng nóng hiện tại là yếu tố thuận lợi nhất làm gia tăng đột quỵ. Vậy phải làm sao ngay khi có bệnh nhân đột quỵ ngay trước mắt bạn.
Mỗi ngày có đến hàng chục bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt khác làm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ phát huy, tác động mạnh mẽ đến người bệnh, khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
BS Chi cho biết, bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.
Bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.
Theo vị chuyên gia này, thời tiết nắng nóng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì...
PGS.TS Nguyễn Văn Chi
Khi thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám..., dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ càng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ
Đặc biệt, hiện đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị. Mới đây, một bác sĩ trẻ ở Hà Nội bị đột quỵ khi đi đá bóng. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu 2 ngày trước. Anh không có triệu chứng báo trước nào của yếu tố nguy cơ như cao huyết áp hay tiểu đường. Anh được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi. BS Chi nhận định đây là trường hợp rất đáng tiếc, khuyến cáo bất cứ ai cũng cần hết sức cảnh giác, nắm rõ cách cứu bệnh nhân đột quỵ ngay khi cần.
Đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị.
Sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân đột quỵ trong lúc đợi xe cấp cứu
Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó, không nói được, rối loạn tiếng nói, méo mồm, liệt mặt; hoặc đột ngột mất, giảm mạnh thị lực 1-2 phút; hoặc yếu tay chân, người sơ cứu cần xác định đối tượng đã bị đột quỵ.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay chân. Khi nói, bệnh nhân có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Khi cười nhận thấy biểu hiện mồm méo, lệch một bên.
Khi giơ tay chào, nhấc chân, bệnh nhân không giơ tay lên chào được, nhấc chân thấy khó hoặc không nhấc được, giơ hai tay ngang vai thì một bên bị sệ hơn. 3 dấu hiệu chính này là biểu hiện rõ nhất của đột quỵ.
Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó... cần nhanh chóng gọi cấp cứu.
Ngay sau khi xác định bệnh nhân bị đột quỵ cần nhanh chóng làm theo những bước sau:
- Gọi xe cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.
- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. Không để bệnh nhân tự di chuyển vì có thể ngã.
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ, trang phục nếu mặc quá nhiều thì cần cởi bớt, đảm bảo mặc quần áo thoáng.
Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.
- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.
- Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
Theo Helino
Hà Nội: Cụ ông đang ăn cơm, đột ngột tử vong ngoài đường do nắng nóng Dưới cái nắng gần 60 độ ngoài đường, cục ông khoảng 70 tuổi đang ăn dở bữa cơm, đột ngột bất tỉnh rồi tử vong. Sự việc xảy ra vào chiều 18/5, trước cửa nhà của một hộ dân trên đường Yên Phụ, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời điểm trên, người dân phát hiện cụ ông khoảng 70 tuổi nằm bất tỉnh...