Cảnh báo nguy cơ dịch sởi quay trở lại
Tại các tỉnh của Lào sát biên giới Việt Nam, dịch sởi đang tăng cao cả về số ca bệnh và tử vong. Bộ Y tế lo ngại dịch sởi có nguy cơ quay trở lại nước ta.
Mỗi ngày BV Nhi Trung ương ghi nhận 1-2 ca mắc sởi – Ảnh: VGP/Hiền Minh
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, mùa đông xuân là thời điểm thuận lợi cho các dịch bệnh lây qua đường hô hấp, như cúm, quai bị, rubella, đặc biệt là sởi.
“Chúng tôi lo ngại bệnh sởi quay lại vì mầm bệnh vẫn tồn tại trong cộng đồng và xuất hiện lẻ tẻ các ca mắc. Đặc biệt, tại các tỉnh biên giới của nước Lào, dịch sởi đang tăng cao cả về số ca bệnh và tử vong. Người dân Lào sang Việt Nam khám chữa bệnh nên việc lây các bệnh qua đường hô hấp sang nước ta là hoàn toàn có thể. Ngoài ra, tại khu vực biên giới của Trung Quốc, sởi đã xuất hiện cách đây 3 năm và hiện nước này vẫn chưa hoàn toàn khống chế được bệnh này”, Thứ trưởng Long cho biết.
Trao đổi với phóng viên, đại diện Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, thời gian gần đây, mỗi ngày, BV có tiếp nhận rải rác vài ca mắc sởi và phát ban dạng sởi. Riêng trong ngày 15/1, tại Khoa Truyền nhiễm của BV đang điều trị cho 6 ca mắc sởi và phát ban dạng sởi.
Video đang HOT
Tại BV Bạch Mai, PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nhi cho biết, từ đầu mùa, Khoa chưa tiếp nhận ca mắc sởi nào. Tuy nhiên, ông cũng lo ngại dịch sởi có thể bùng phát theo chu kỳ dịch vào thời gian này.
Ths.BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết, đến thời điểm này, BV cũng chưa ghi nhận ca mắc sởi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, rất khó tiên đoán tình hình dịch bệnh trong năm nay, vì vậy để phòng chống bệnh cần phải triển khai tất cả các biện pháp.
Hiện, Bộ Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi-rubella lớn nhất từ trước đến nay cho hơn 14 triệu trẻ. Đây là một trong những biện pháp dự phòng để chuẩn bị trước cho chu kỳ dịch vào mùa đông xuân.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế yêu cầu toàn bộ các tỉnh miền núi giáp Lào, Trung Quốc tiến hành tiêm vaccine sởi-rubella đồng bộ cho trẻ 1-14 tuổi để đảm bảo tạo hành lang chắn. Hiện, tiêm vaccine là cách phòng bệnh sởi hiệu quả cho trẻ.
Trước đó, từ tháng 1 đến tháng 6/2014, cả nước ghi nhận 146 trẻ tử vong liên quan đến sởi, chủ yếu là những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ các mũi vaccine sởi.
Sởi là bệnh lành tính, tùy từng bệnh nhân mà diễn biến nặng hay nhẹ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt; phát ban dạng sởi, bắt đầu từ mặt sau đó lan dần xuống chân, tay; kèm theo viêm kết mạc mắt; viêm long đường hô hấp thì phụ huynh nên cách ly trẻ ở nhà; chăm sóc, dinh dưỡng thật tốt; hạ sốt, nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Nếu trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều, có viêm phổi, suy hô hấp… nên đưa đến bệnh viện để tránh biến chứng.
Hiền Minh
Theo_Báo Chính Phủ
Sáng ngủ dậy, bỗng dưng bị liệt
Sau một đêm ngủ dậy, cậu bé 13 tuổi tự dưng thấy khó thở, chân tay mềm nhũn, sau đó liệt tay chân, hô hấp rất nhanh. Theo bác sĩ, trẻ bị viêm đa rễ dây thần kinh, một bệnh hiếm gặp.
ảnh minh họa
Đây là trường hợp của một bệnh nhân ở Hoa Lư, Ninh Bình. Người nhà bệnh nhân cho biết, trẻ có triệu chứng trên rất đột ngột. Tối trước khi đi ngủ trẻ hoàn toàn bình thường. Sáng ngủ dậy, cả nhà thấy chân tay cháu mềm nhũn, liệt dần, khó thở dù ai nói gì cũng biết.
Trẻ được đưa vào Bệnh viện Ninh Bình trong trạng thái lơ mơ, đồng tử giãn, liệt toàn thân. Tại đây, trẻ được đặt nội khí quản, thở máy với kết luận nhược cơ cấp tính. Dù được cấp cứu nhưng tình trạng trẻ không có dấu hiệu đỡ.
Do có phát hiện vết bầm tím ở mắt cá chân nên bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vì nghi ngờ bị rắn cắn. Song không phát hiện trẻ bị ngộ độc nên trẻ được chuyển tiếp sang khoa Nhi - BV Bạch Mai vào ngày 5/7.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, cho biết tình trạng bệnh của trẻ rất nặng. Sau 2 ngày theo dõi cấp cứu, khoa đã hội chẩn và kết luận trẻ bị hội chứng viêm đa rễ dây thần kinh. Biểu hiện liệt từ chân lên đến cổ, dẫn đến viêm tủy sống, liệt cơ hô hấp, rất may là không lên não. Ngoài thở máy, trẻ được lọc máu liên tục và truyền tĩnh mạch gamma globulin.
Điều quan trọng để chữa khỏi bệnh là chấn đoán nhanh, chính xác. Sau 25 ngày được điều trị tích cực, hiện trẻ đã có thể đi lại được 7-8 phần và có thể xuất viện vào ngày 31/7.
Tuy nhiên, vì bệnh đang trong giai đoạn thoái triển từ từ nên bác sỹ vẫn khuyến cáo trẻ vận động nhẹ nhàng, đi bình thường, nửa tháng khám lại một lần để xem diễn biến bệnh.
C.Quyên
Theo_VietNamNet
Bệnh tiêu chảy ở trẻ vào mùa cao điểm Mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm Rotavirus, tuy nhiên bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi. Thời tiết Đông-Xuân là giai đoạn cao điểm của bệnh tiêu chảy do Rotavirus. Chăm sóc trẻ ốm tại BV Nhi Trung ương. Ảnh: VGP/Hiền Minh Thời gian này, tại BV Nhi Trung ương, mỗi ngày Khoa Khám bệnh tiếp nhận...