Cảnh báo nguy cơ bất ổn về an ninh an toàn hàng không
Hành khách cố tình xâm phạm khu vực hạn chế, mang vật sắc nhọn lên máy bay, sử dụng giấy tờ giả, gây rối trên máy bay; vận chuyển súng, ma túy và động vật hoang dã qua đường hàng không…. Đó là những vấn đề khiến giới chức hàng không Việt Nam đau đầu.
Tiếp diễn vi phạm hàng không
Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2013 diễn ra cuối tuần qua, lãnh đạo Cục Hàng không cho hay, một trong những vi phạm chủ yếu chưa được ngăn chặn hiệu quả trong thời gian qua là hiện tượng xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế, tình hình này xảy ra ở các cảng hàng không địa phương như: Cam Ranh, Buôn Ma Thuột, Chu Lai…
Cụ thể, đã có 7 trường hợp người dân vô tình hoặc cố ý đi sâu vào phía trong sân bay để xem máy bay, chăn thả gia súc… Lí do là tại các cảng hàng không – sân bay địa phương chưa hoàn thiện hàng rào ngăn cách và người dân còn kém hiểu biết.
Ông Lại Xuân Thanh – Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam kiêm Chánh văn phòng Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia – nhìn nhận rằng tình hình an ninh hàng không dân dụng vẫn diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn về an ninh, an toàn trong hoạt động hàng không. Mặc dù chưa gây thiệt hại về người nhưng cũng đã gây thiệt hại lớn về kinh tế như chậm chuyến, gây xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh của hãng vận chuyển.
Những hành vi vi phạm quy định của hành khách đi máy bay là đe dọa đến
an ninh an toàn hàng không
Video đang HOT
Theo ông Thanh, chỉ trong 6 tháng nhưng lực lượng an ninh hàng không đã phối hợp với lực lượng công an địa phương xử lý tới gần 700 trường hợp vi phạm an ninh, trật tự công cộng tại cảng hàng không, các hành vi vi phạm chủ yếu là trộm cắp tài sản của hành khách, taxi đưa đón khách trái phép, xe ôm, bán hàng rong, sử dụng thẻ ưu tiên giả để cho ô tô vào khu vực công cộng, gây mất trật tự tại khu vực công cộng nhà ga hành khách.
“Có 6 hành khách sử dụng giấy tờ giả để đi máy bay. So với cùng kỳ năm ngoái, hiện tượng sử dụng giấy xác định thân nhân của người khác (được cấp khi bị mất giấy chứng minh nhân dân) nhưng dán ảnh của mình làm thủ tục đi tàu bay đang có xu hướng tăng” – ông Thanh cho biết.
Tại Hội nghị, ông Võ Huy Cường – Cục phó Cục Hàng không Việt Nam – cũng nêu lên những con số đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm 2013 khi lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời gân 32.000 trường hợp hành khách mang theo vật phẩm nguy hiểm (dao, kéo, đồ vật sắc nhọn) trong hành ký xách tay; hơn 7.700 trường hợp hành khách mang theo chất lỏng không đúng quy định.
“Qua công tác kiểm soát an ninh soi chiếu đã phát hiện và xử lý 3 vụ hành khách vận chuyển súng, trong đó 1 vụ từ Mỹ về Lào qua Việt Nam để nối chuyến, 1 vụ súng bắn hơi cay và 1 vụ súng quân dụng. Cùng đó, lực lượng hải quan đã phát hiện và bắt giữ nhiều vụ liên quan đến buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Cụ thể, 12 vụ vận chuyển tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung tôn giáo phản động, chống phá xuyên tạc; một số vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật hoang dã, sản phẩm từ động vật hoang dã, trong đó thu giữ 22.9 kg ngà voi, 28.85 kg sừng tê giác, 10 răng cá mập; vận chuyển, buôn bán các chất ma túy với 3.160 g heroin; 6.14 kg ma túy tổng hợp; 24.533 viên, lọ, vỉ thuốc tân dược gây nghiện, hướng thần…” – ông Cường cho biết.
Tăng cường camera giám sát khu vực sân bay
Đại diện Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam lý giải: “Hoạt động hàng không dân dụng, hệ thống cơ sở hạ tầng-nhất là hàng rào an ninh tại nhiều cảng hàng không, sân bay chưa được xây dựng hoàn chỉnh, thiết bị an ninh còn thiếu, lực lượng an ninh còn mỏng, đang đặt ra những thách thức lớn đối với công tác bảo đảm an ninh hàng không”.
Trong khi đó, nhìn nhận về một trong nguyên nhân của việc vi phạm liên quan đến an toàn hàng không vẫn tiếp diễn, ông Cường khẳng định là do chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội đối với một số hành vi còn nhẹ, không đủ sức răng đe, có những hành vi vi phạm chưa đến mức xử lý hình sự nhưng không được quy định trong Nghị định số 60/2010/ NĐ-CP của Chính phủ về Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng vi phạm vẫn tiếp diễn”.
Để ngăn chặn hữu hiệu sự lợi dụng này, Cục hàng không Việt Nam đã chủ động phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tăng cường giám sát.
Nhấn mạnh đến yêu cầu phải hạn chế tối đa sự cố liên quan đến an toàn hàng không, có nguyên nhân từ yếu tố chủ quan của con người, ông Phạm Quý Tiêu – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng Quốc gia – cho rằng ngành hàng không làm rõ hơn nữa trách nhiệm của các bên, tăng cường kiểm tra giám sát đột xuất, khắc phục sự phối hợp lỏng lẻo giữa các đơn vị và đẩy mạnh xây dựng văn hóa an toàn… Nâng cao ý thức của cả nhà chức trách trong việc thực thi nhiệm vụ và ý thức của người dân khi tham gia hoạt động hàng không. Đăc biệt, cần tăng cường camera giám sát khu vực quanh sân bay để hạn chế tình trạng người dân xâm nhập trái phép vào khu vực hạn chế…
Theo Dantri
Phê bình Thứ trưởng GTVT và lãnh đạo ngành đường sắt về vụ lật tàu
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa chủ trì cuộc họp khẩn về vụ tai nạn giữa tàu hỏa và xe container. Tại cuộc họp, Bộ trưởng Thăng thẳng thắn phê bình Thứ trưởng phụ trách đường sắt và lãnh đạo Cục, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Đinh La Thăng phê bình Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông - phụ trách đường sắt, nghiêm khắc phê bình lãnh đạo Cục Đường sắt Việt Nam (ĐSVN), Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty ĐSVN - ông Trần Ngọc Thành... vì chậm trễ trong việc thông tin, xử lý vụ tai nạn và khắc phục chậm.
Hiện trường vụ tai nạn (ảnh: Thu Hằng)
Bộ trưởng Thăng chỉ rõ: Vụ tai nạn xảy ra mà Bộ trưởng biết thông tin trước cả các bộ phận chuyên môn, cũng không ai báo cáo thông tin tai nạn với Thứ trưởng Đông. Trong khi đó, lãnh đạo ĐSVN không kịp thời có mặt ở hiện trường vụ tai nạn (khi Bộ trưởng Thăng điện thoại cho lãnh đạo Tổng Công ty ĐSVN thì đồng chí này vẫn đang ngồi trong phòng làm việc)...
"Dù không xảy ra thiệt hại về người, nhưng đây là vụ tai nạn hết sức nghiêm trọng, thể hiện sự yếu kém, phản ứng chậm chạp trong khắc phục sự cố và tai nạn giao thông (TNGT) đường sắt" - Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Thăng chỉ đạo nhanh chóng giải quyết vụ tai nạn đường sắt tại Hải Dương chiều qua và bàn giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường sắt, đặc biệt là tại các khu vực đường ngang dân sinh.
Để xử lý nghiêm vụ tai nạn, Bộ trưởng Thăng sẽ ra văn bản đề nghị Bộ Công an xem xét khởi tố vụ án và xử lý nghiêm cá nhân, đơn vị vi phạm.
Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu xác định rõ nguyên nhân, xác định rõ trách nhiệm của các bên có liên quan đến vụ tai nạn là ĐSVN và Ban An toàn giao thông địa phương tại vị trí đường ngang, vị trí cảnh báo nguy hiểm... Bộ trưởng Thăng chỉ đạo Cục Đăng kiểm, Cục ĐSVN, Tổng Công ty ĐSVN phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức điều tra để đảm bảo kết quả điều tra chính xác và khách quan.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu Vụ Kết cấu hạ tầng và Tổng Công ty ĐSVN khẩn cấp rà soát lại toàn bộ đường ngang; Tổng Công ty ĐSVN khẩn trương củng cố, nâng cao năng lực Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai và cứu nạn đường sắt; thường xuyên tổ chức tập huấn, diễn tập ứng phó sự cố cho nhân viên cứu hộ để phản ứng nhanh nhất khi có vụ việc xảy ra.
Trước đó như Dân trí đã đưa tin, chiều tối 10/7, tại địa phận giáp ranh giữa xã Ái Quốc và xã Hồng Lạc , huyện Thanh Hà, Hải Dương, cách ga Tiền Trung 300 mét về hướng Hải Phòng đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa đoàn tàu khách LP5 chạy hướng Hà Nội - Hải Phòng với ô tô container BKS 16M - 0021 kéo theo 1 rơ móc chở hàng.
Vụ tai nạn đã khiến xe container thì bị lật xuống hố sâu, 3 toa tàu bị lật và một lái tàu bị thương đã được đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức, hàng trăm hành khách hoảng loạn, giao thông bị ùn tắc nghiêm trọng.
Cho đến 16h chiều nay (11/7), công tác cứu hộ vụ tai nạn vẫn chưa xong. Ông Nguyễn Văn Bính - Phó Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội cho biết dù có 3 xe cẩu làm việc tại hiện trường nhưng do địa hình khó nên phải thuê 1 xe cẩu trọng tải 130 tấn đang từ Hải Phòng lên để tham gia cứu hộ.
Được biết, trong số 3 toa tàu bị lật thì hiện mới có 1 toa tàu đã được cẩu lên và đưa về bãi. Trong chiều nay các chuyến tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng tiếp tục phải bãi bỏ. Các đơn vị ngành đường sắt đang nỗ lực cứu hộ và cố gắng sẽ hoàn thành trong đêm 11/7 để thông tàu.
Theo Dantri
Sắp đến lúc "rẻ như xe nhập khẩu" Chỉ còn chưa đầy 5 năm nữa thôi, ngành ô tô trong nước sẽ phải mở toang cánh cửa bảo hộ để đón xe nhập khẩu. Đây là tín hiệu vui cho người tiêu dùng nhưng lại là nỗi lo của các nhà sản xuất ô tô. Nếu không có những chính sách kịp thời thì ngành công nghiệp ô tô Việt Nam...