Cảnh báo: Nếu xuất hiện dấu hiệu này ở lòng bàn tay, rất có thể đã bị ung thư phổi!
Một phụ nữ 73 tuổi lần đầu tiên đến phòng khám da liễu với “vết thương ngứa và đau” ở lòng bàn tay và được chẩn đoán tình trạng lòng bàn tay nổi vân lòng bò.
Thật khó để hiểu làm thế nào hoặc tại sao ung thư ở một bộ phận của cơ thể lại có thể ảnh hưởng đến một bộ phận hoàn toàn khác trên cơ thể. Nhưng đó chính xác là điều đã xảy ra với một người phụ nữ, sau khi nhận thấy lòng bàn tay của mình trông kỳ quặc, cuối cùng khi đi khám thì được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi.
Câu chuyện xuất phát từ một nghiên cứu trường hợp mới được công bố trên Tạp chí Y học New England. Một phụ nữ 73 tuổi lần đầu tiên đến phòng khám da liễu với “vết thương ngứa và đau” ở lòng bàn tay. Người phụ nữ này cũng tiết lộ với các bác sĩ về lịch sử hút thuốc trong “30 năm” của mình và rằng cô đã bị ho dai dẳng trong năm ngoái, giảm 5kg trong 4 tháng.
Một phụ nữ 73 tuổi lần đầu tiên đến phòng khám da liễu với “vết thương ngứa và đau” ở lòng bàn tay và được chẩn đoán tình trạng lòng bàn tay nổi vân lòng bò.
Khi kiểm tra bàn tay của bà, các bác sĩ đã chú ý đến việc phân chia các nếp gấp sắc nét trên đường nét của bàn tay, ngoài ra còn có vẻ bề ngoài mượt mà của bề mặt lòng bàn tay và vết rách trên da. Người phụ nữ ban đầu được chẩn đoán gặp phải tình trạng lòng bàn tay nổi vân lòng bò, một tình trạng liên quan chặt chẽ với bệnh ung thư thường là ung thư phổi và dạ dày.
Các bác sĩ đã tiến hành nhiều xét nghiệm hơn, bao gồm chụp cắt lớp vi tính vùng ngực, bụng và xương chậu và tìm thấy một nốt sần bất thường ở thùy trên bên trái của phổi và các hạch bạch huyết trung thất mở rộng (các tuyến giữa xương ức và cột sống). Bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư tuyến, một loại ung thư hình thành trong các tế bào tuyến của cơ thể, thường được tìm thấy ở vú, tuyến tụy, phổi, tuyến tiền liệt và đại tràng.
Lòng bàn tay nổi vân lòng bò là dấu hiệu cảnh báo ung thư như ung thư phổi, dạ dày…
Video đang HOT
Lòng bàn tay nổi vân lòng bò là gì và chúng liên quan đến ung thư như thế nào?
Theo thuật ngữ của bác sĩ da liễu Jacqueline Clarke tại Luân Đôn, lòng bàn tay nổi vân lòng bò là thuật ngữ để mô tả lòng bàn tay dày mượt với dấu vân tay rõ ràng. Tình trạng này cực kỳ hiếm, vì vậy có rất ít nghiên cứu về nó. Nhưng, theo một báo cáo trường hợp khác được công bố vào năm 2014 trên tạp chí BMJ Case cho thấy, nó thường xảy ra liên quan đến bệnh ác tính tiềm ẩn, dạ dày và phổi là phổ biến nhất.
Một đánh giá về các trường hợp, được công bố trên Tạp chí Ung thư lâm sàng, cho thấy phần lớn (94%) xảy ra ở bệnh nhân ung thư, chỉ có 5 bệnh nhân không có bằng chứng rõ ràng về bệnh ác tính.
Đây thường là dấu hiệu đầu tiên cho thấy xuất hiện khối u phổi hoặc dạ dày, giống như trường hợp của một phụ nữ 73 tuổi trong nghiên cứu trường hợp gần đây nhất này. Bệnh nhân mắc chứng đau lòng bàn tay thường được đánh giá với khả năng mắc bệnh ung thư.
Không có điều trị cụ thể cho lòng bàn tay nổi vân lòng bò. Tuy nhiên, một số trường hợp, khoảng 30%, theo một bài báo được đăng trên Tạp chí Da liễu điều tra, bạn sẽ được giải quyết bằng cách điều trị bệnh ác tính tiềm ẩn. Tuy nhiên, ngay cả khi điều trị xong, lòng bàn tay nổi vân lòng bò có thể tồn tại trong vài năm sau khi đã loại bỏ được khối u ác tính.
Đối với bệnh nhân trong nghiên cứu trường hợp gần đây nhất, bà đã trải qua một đợt hóa trị, nhưng lòng bàn tay vẫn còn dấu vết và bệnh ung thư vẫn tiến triển. Bà mới trải qua một đợt hóa trị chữa ung thư phổi.
Nguồn: Health/aFamily
"Dĩ độc trị độc" - phương pháp trị ung thư mới từ Mỹ
Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới đang không ngừng nỗ lực tìm kiếm phương pháp mới để tìm ra phương pháp chữa trị ung thư.
Các nhà khoa học đã tìm ra một loại virus mới để chữa ung thư
Bước tiến mới
Theo đó, Giáo sư Yuman Fong, chuyên gia về ung thư người Mỹ, đang phát triển phương pháp điều trị cùng với công ty công nghệ sinh học Imugene để tổ chức các thử nghiệm lâm sàng cho các bệnh nhân mắc ung thư vú, hắc tố, phổi, bàng quang, dạ dày và ruột. Dự kiến các bệnh nhân sẽ được tiến hành thử nghiệm vào năm sau.
Loại virus mới được biến đổi dựa trên virus đậu mùa và vô hại đối với con người. Khi kết hợp với các loại virus khác, kết quả thử nghiệm cho thấy nó có thể tiêu diệt ung thư. Virus biến đổi sẽ được tiêm trực tiếp vào khối u trong cơ thể bệnh nhân để điều trị.
Cụ thể, phương pháp này sẽ sử dụng virus để lây nhiễm và tiêu diệt các tế bào ung thư, làm cho các tế bào ung thư bị vỡ và chết, đồng thời kích thích phản ứng của hệ miễn dịch trong cơ thể để tiêu diệt những tế bào ung thư khác trong cơ thể.
Có thể thấy, các nhà khoa học đang dần nghiên cứu cách thức sử dụng virus để tiêu diệt tế bào ung thư. Từng có nhiều loại virus được chứng minh hiệu quả trong việc chữa ung thư ở người như một dạng virus herpes hiện đang được sử dụng như một phương pháp điều trị hiệu quả chống lại một số loại ung thư da.
Tương tự, các nhà khoa học Mỹ từng biến một loại virus gây cảm lạnh thông thường thành một phương pháp chữa trị ung thư não. Hoặc một dạng biến đổi từ virus gây đau họng gọi là Imlygic hoặc T-Vec đang được sử dụng để điều trị khối u ác tính. Virus này giúp hệ thống miễn dịch cơ thể nhận biết và tiêu diệt các khối u bằng cách tìm ra các tế bào u ác tính và tiêu diệt chúng.
Giới chuyên gia cho rằng, những nghiên cứu trên sẽ thúc đẩy sự hiểu biết về căn bệnh ung thư; đồng thời, phương pháp điều mới cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu thực hiện những bước tiến mạnh mẽ để hiểu rõ hơn về căn bệnh ung thư và giúp con người đến gần hơn với việc trị bệnh một cách hiệu quả.
Chặng đường dài
Mặc dù vậy, khi điều này có thể được chính thức đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện sẽ là một chặng đường dài phía trước. Cho đến nay, vẫn có rất ít thử nghiệm thành công, thậm chí cả talimogene laherparepvec (Imlygic) - chủng virus herpes đã được chỉnh sửa, để điều trị một số dạng u ác tính đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Giáo sư Sanchia Aranda thuộc Hội đồng Ung thư Úc nhận định, khi phương pháp này được thử nghiệm trên cơ thể người, cần phải xem liệu hệ thống miễn dịch có thể bảo vệ chống lại virus hay có thể sinh ra tác dụng phụ có hại cho con người hay không.
"Các tế bào ung thư rất thông minh, có một số loại tế bào ung thư có thể sẽ tiến hóa để kháng lại các virus hiện tại để trở nên kháng hóa trị và miễn dịch trị liệu", ông cho biết.
Bên cạnh đó, những phương pháp điều trị ung thư hiện nay vẫn đang chỉ giới hạn tại các cường quốc lớn khi chi phi cho việc nghiên cứu và điều trị đều rất lớn. Cụ thể, Mỹ có một nguồn vốn dành cho việc nghiên cứu và phát triển công nghệ trong y học dồi dào hơn so với các quốc gia khác.
Điều này đã tạo ra những ưu thế về quy mô, tốc độ và động lực đáng kinh ngạc trong việc thúc đẩy nghiên cứu các phương pháp trị liệu đang ngày càng phức tạp. Có thể thấy, khi nhiều dự án nghiên cứu đầy triển vọng của Vương quốc Anh đã phải mất hơn một năm để huy động đủ vốn, trong khi các đối tác từ Mỹ đã hoạt động và đạt được những tiến bộ đáng kể.
Với tốc độ ngày một gia tăng, ung thư đặt ra những thách thức ghê gớm đối với xã hội và rất cần những phương pháp mới để chẩn đoán, điều trị và chăm sóc. Tuy nhiên, việc đầu tư vào các phương pháp điều trị ung thư có thể gặp nhiều thách thức về chi phí khi các nghiên cứu cần nhiều thời gian và nguồn vốn khổng lồ.
Dù cò nhiều khó khăn, nhưng những tiến bộ trong việc phát triển các phương pháp điều trị đang dần làm cho nghiên cứu ung thư đang ngày một trở thành lĩnh vực tiềm năng của các nhà đầu tư tư nhân. Theo CB Insights, đầu tư vốn vào các công ty khởi nghiệp chuyên về công nghệ điều trị ung thư đã tăng từ 2 tỷ USD vào năm 2013 lên 4,5 tỷ USD trong năm 2017.
Với những triển vọng mới trong tương lai, sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân sẽ là động lực lớn để mang lại những thành tựu mới để tìm ra giải pháp chữa trị ung thư, mang lại cơ hội sống cho hàng triệu bệnh nhân trên thế giới.
Cẩm Anh
Theo enternews
4 triệu chứng trên cơ thể cảnh báo ung thư đại tràng 'ghé thăm' Ung thư đại tràng một căn bệnh quái ác, ở giai đoạn 4 tỉ lệ bệnh nhân sống sót dưới 10%, nhưng nếu được phát hiện và cứu chữa kịp thời, tỉ lệ sống sẽ rất cao. Ung thư đại trực tràng là loại ung thư gây tử vong cao thứ tư trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày...