Cảnh báo một kiểu gian lận khi thi online, song netizen vừa nhìn đã chỉ ra ngay được lỗ hổng cho giáo viên “bắt thóp”
Thi online hình thức vấn đáp khó thật đấy nhưng đừng làm theo cách dưới đây nhé bạn ơi.
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò” câu nói trên đúng cả trong trường hợp dưới đây. Khi tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, nhiều trường Đại học đã phải chuyển hình thức thi sang một số dạng như: tiểu luận, trắc nghiệm, vấn đáp, thi viết online…
Dù đã cảnh giác trước những cách quay cóp đỉnh cao mà các bạn thường xuyên sử dụng, thế nên rất nhiều trường học đã chọn thi online bằng hình thức vấn đáp.
Nhưng các bạn học trò thì lại luôn nghĩ ra cách đối phó, mà đến các giảng viên không ngờ sinh viên của mình tinh vi đến thế.
Học trò dán đầy tường kiến thức để nhìn đọc khi thi vấn đáp (Nguồn: Trường Người Ta)
Vừa qua, trên mạng xã hội đã chuyền tay nhau hình ảnh của một sinh viên chia sẻ quá trình chuẩn bị cho kỳ thi vấn đáp của mình. Được biết, bạn sinh viên kia đã nghĩ ra cách dán toàn bộ kiến thức của môn học lên tường nhà của mình. Đến khi vấn đáp, chỉ cần nhìn thẳng vào tường để đọc kiến thức cho thầy cô nghe.
Video đang HOT
Sau khi xem xong bài viết, cư dân mạng bày tỏ sự bất ngờ cũng như lo lắng vì đây là hình thức thi gian lận, học cách đối phó thầy cô.
Thi vấn đáp yêu cầu các bạn sinh viên phải đối mặt và trả lời trực tiếp với giáo viên của mình. Thường thì, các thầy cô sẽ cho học sinh câu hỏi có sẵn và khi trình bày kiến thức sẽ có giới hạn thời gian. Cách thi vấn đáp đòi hỏi sinh viên phải chăm chỉ học tập kiến thức cũng như phải có kỹ năng thuyết trình một cách bài bản.
Song cách làm này có khác gì bày kế gian lận cho học sinh?
Thực tế, nhiều trường học đã lường trước phương án học trò gian lận khi thi trực tuyến nên đã cho những đề thi mở, khó, không thể nào search trên Google được. Bên cạnh đó, thầy cô cũng yêu cầu học trò mở camera suốt quá trình làm bài thi nên việc học trò gian lận thế kia cũng dễ dàng bị phát hiện thôi!
Một bạn sinh viên cũng chia sẻ cách làm tương tự
Ngoài hình thức thi vấn đáp, nhiều người cho rằng nên triển khai bằng cách thi đề mở sẽ giúp hạn chế tối đa sự gian lận.
Dù với cách thức nào đi chăng nữa hình thức gian lận khi thi là điều đã vi phạm quy chế. Việc dùng mánh khóe sẽ là “con dao hai lưỡi”. Bạn có thể dễ dàng đạt điểm cao, nhưng kiến thức thu vào nhìn lại chẳng được mấy. Cứ thi như thế này rồi đến khi học trực tiếp, chỉ khiến các học trò có kết quả học tập sa sút hơn thôi.
Bài viết nhanh chóng nhận được sự quan tâm của rất nhiều cư dân mạng. Dưới bài viết, một số dân mạng để lại bình luận:
- “Giáo viên nên cho học sinh đeo khẩu trang vào mắt của mình hoặc bắt nhắm mắt khi thi vấn đáp, để tránh nhìn sai hướng là được ý mà”.
- “Thầy, cô biết ngay thôi không qua mắt được đâu. Vấn đáp giáo viên bắt nhìn thẳng vào camera mà mắt cứ liếc khắp nơi thì bị phát hiện ngay thôi”.
- “Gian lận thì dễ bị phát hiện lắm đấy các bạn ơi, tốt nhất thi cử nên trung thực là an toàn nhất”.
Mánh khóe qua mắt thầy cô siêu tinh vi chỉ mất 1 giây thực hiện, giáo viên dạy online cần lưu ý
Cộng đồng mạng lại được phen choáng váng trước những mánh khóe qua mắt giáo viên.
Gần 2 năm qua, nhiều trường học đã quyết định cho học sinh - sinh viên học và thi online. Phương pháp này giúp việc học từ xa vẫn được duy trì giữa mùa dịch, trao đổi thông tin tiện lợi hơn nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập khi học trò lợi dụng phần mềm để qua mắt thầy cô.
Mới đây, dân mạng lại được dịp share rần rần mánh khóe qua mắt thầy cô khi học online. Cụ thể, nhiều sinh viên đã đổi tên thành "đang kết nối...", "loading...", "connecting...".
Điều này có thể khiến giảng viên nghĩ rằng tài khoản của sinh viên đó đang bị mất kết nối nên sẽ không gọi trả lời bài. Hoặc trong trường hợp bị giáo viên gọi nhưng không trả lời được, sinh viên cũng có thể chống chế rằng mạng nhà mình chưa được kết nối nên không thể nghe rõ lời thầy cô được.
19 người học thì quá nửa trong trạng thái "đang kết nối"
Tuy nhiên, "người tính không bằng trời tính", có đến gần chục sinh viên đã cùng sử dụng mánh khóe này với các tên gọi khác nhau: "đang kết nối...", "loading"... Trong phần mềm chỉ hiển thị một ngôn ngữ nên chiêu bài này cũng nhanh chóng bị giáo viên phát hiện.
Bất cứ hình thức học tập nào cũng sẽ có nhược điểm. Như khi học trực tiếp, học sinh cũng có thể dùng phao. Thì khi học online, nhiều sinh viên lại bày ra lý do mất mạng, sử dụng thiết bị điện tử khác kết nối, cho tài khoản lạ vào phá giáo viên...
Vậy nên cần nhất là ý thức học tập của học sinh. Cần hiểu rằng việc dạy online với các thầy cô cũng rất khổ, nên hãy học hành nghiêm túc và cẩn thận nhất. Chưa kể giáo viên cũng có quãng thời gian học sinh nên hiểu rõ các mánh khóe lắm, chỉ là sớm hay muộn thôi!
Cháu trai làm vỡ đồ chơi của bạn cùng lớp và bị đòi bồi thường hơn 7 triệu đồng, ông nội nói một câu khiến phụ huynh "câm nín" Nghe xong những lời này, vị phụ huynh kia đột nhiên không thốt nên lời. Chuyện đòi bồi thường cũng không nhắc tới nữa. Bé Tiểu Quân (Trung Quốc) năm nay học tiểu học, vì bố mẹ đi làm xa nên cậu bé ở cùng ông bà nội từ nhỏ. Tuy vậy, bé rất thông minh, hòa đồng, học lực rất tốt. Một...