Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên
Trong 3-6 giờ tới, tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên tiếp tục có mưa với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm; 24 huyện, thị xã nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét.
(Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN)
Theo cảnh báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia (Tổng cục Khí tượng Thủy văn, Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong khoảng 3-6 giờ tới, 24 huyện, thị xã, thành phố tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên, nguy cơ cao sẽ xảy ra hiện tượng sạt lở đất và lũ quét trên các sông, suối nhỏ.
Thông tin cụ thể, đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết trong 12 giờ qua (từ 20 giờ ngày 21/11 đến 8 giờ ngày 22/11), khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to như: Bạch Mã (tỉnh Thừa Thiên Huế)141mm; Trà My (Quảng Nam) 99mm; Nghĩa Trung (Quảng Ngãi) 123mm; Bà Nà (Đà Nẵng) 117mm…
Từ 6 đến 8 giờ sáng nay, 22/11, tại khu vực tỉnh Phú Yên cũng xuất hiện mưa vừa, mưa to. Trong đó tại khu vực Sông Cầu, lượng mưa lên tới 69mm.
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.
Trong 3-6 giờ tới, dự báo khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên tiếp tục có mưa, với lượng mưa tích lũy phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 70mm.
Với xu thế trên, trong 6 giờ tới, nguy cơ lũ quét trên các sông, suối nhỏ và sạt lở đất trên sườn dốc sẽ xảy ra tại nhiều huyện, thị xã, thành phố bao gồm: Phong Điền, Phú Lộc, thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên-Huế); Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng); Bắc Trà My, Đại Lộc, Hiệp Đức, Nam Trà My, Núi Thành, Phú Ninh, Tây Giang, Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam); Ba Tơ, Minh Long, Nghĩa Hành, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tư Nghĩa (tỉnh Quảng Ngãi); An Lão (tỉnh Bình Định); thị xã Sông Cầu, Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên).
Video đang HOT
Cảnh báo rủi ro thiên tai do lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định ở cấp 1.
Tuy nhiên, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cũng lưu ý lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trên có thể gây tác động rất xấu đến môi trường, uy hiế.p tính mạng của người dân; gây tắc nghẽn giao thông cục bộ, làm ảnh hưởng tới quá trình di chuyển của các phương tiện; phá hủy các công trình dân sinh, kinh tế gây thiệt hại cho các hoạt động sản xuất, hoạt động kinh tế – xã hội.
“Do vậy, các cơ quan chức năng tại địa phương cần lưu ý rà soát các điểm nghẽn dòng, các vị trí xung yếu trên địa bàn để có biện pháp phòng tránh, ứng phó,” đại diện Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhấn mạnh./.
Đồng bào vùng cao Sơn La chủ động ứng phó lũ quét, sạt lở đất khi mưa kéo dài
Đồng bào dân tộc Thái, Mông ở Sơn La với tập quán sinh sống ven suối và trên các sườn đồi núi dốc, mỗi mùa mưa thường đối mặt với nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất.
Thực tế trong đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, trên địa bàn có 12 người chế.t và mất tích, chủ yếu đều do sạt lở đất và lũ cuốn trôi.
Chính vì vậy, để giảm thiểu các thiệt hại do mưa lũ gây ra, khi trên địa bàn tỉnh Sơn La đang có đợt mưa lớn, các địa phương đã, đang chủ động triển khai các giải pháp ứng phó, nhất là đẩy mạnh tuyên truyền để người dân chú ý đề phòng với lũ quét và sạt lở đất.
20 hộ dân ở xã Chiềng Xôm, TP Sơn La phải di dời khẩn cấp do sạt lở
Xã vùng cao Co Mạ, huyện Thuận Châu, Sơn La có 17 bản thì có 14 bản đồng bào Mông sinh sống rải rác trên các sườn đồi. Trong đợt mưa lớn vừa qua, 1 người phụ nữ ở xã đã thiệ.t mạn.g do bị nước lũ cuốn trôi trong lúc người này qua suối đi nhổ mạ về trồng lúa; hơn 1 ngày sau các lực lượng phối hợp mới tìm thấy th.i th.ể ở cách nơi bị nạn tới 50km.
Mưa lớn do hoàn lưu bão số 2 đã làm 12 người ở Sơn La thiệ.t mạn.g do sạt lở đất và lũ cuốn trôi
Ông Thào A Súa, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết, khi trời có mưa, bà con tiếc của nên thường đi xem nương, xem ruộng, hoặc ra xem ao... mà không biết nguy hiểm trực chờ. Chính vì vậy, trước và trong mỗi đợt mưa lũ, xã đều tăng cường tuyên truyền để bà con biết, chủ động phòng tránh.
"UBND xã đã phối hợp với các bản rà soát những cái khu nào có nguy cơ sạt lở đất thì cảnh báo và đã di dời những cái hộ ở khu vực đấy. Đường đi lại những khu nào dễ sạt lở thì cũng cảnh báo để mọi người biết và giảm bớt đi lại để tránh thiệt hại", ông Thào A Súa cho hay.
Không ít người dân vẫn chủ quan, ra suối bắt cá khi nước suối lũ
Tại xã vùng cao Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn, ông Lù A Dủa, Bí thư Đảng ủy xã cho biết, may mắn đợt mưa lũ do hoàn lưu bão số 2 vừa qua, xã không bị ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, nhiều diện tích nương cây ăn quả và một số vị trí trên tuyến đường liên xã cũng bị sạt lở.
Trước dự báo trên địa bàn tỉnh sẽ có đợt mưa lớn kéo dài đến 1/8, cấp ủy, chính quyền xã đã, đang triển khai quyết liệt các giải pháp để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân trong phòng tránh, ứng phó với mưa lũ để giảm thiểu các thiệt hại.
00:01/00:52
Lãnh đạo tỉnh Sơn La chỉ đạo người dân ở bản Panh, xã Chiềng Xôm, TP Sơn La di dời khẩn cấp do sạt lở đất
"Đảng ủy xã đã chỉ đạo các bản tuyên truyền, các hộ dân ở vùng nguy cơ cao có thể sạt lở thì khi có mưa kéo dài là nghiêm cấm các hộ dân không được đi chơi lại, kể cả đi bộ và phương tiện. Đồng thời, tập trung ở bản để đảm bảo an toàn chứ không ở lẻ tẻ ở nương, ở ruộng, hoặc ở những vùng có nguy cơ sạt lở cao", ông Lù A Dủa nói.
Theo ông Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, thiên tai thường diễn biến đột xuất, bất ngờ. Thực tế qua cơn bão số 2 vừa qua cho thấy, địa phương nào chủ động trong phòng, chống, ứng phó thì thiệt hại thấp hơn nhiều so với những nơi mà bà con còn chủ quan. Chính vì vậy, cùng với tích cực chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của mưa lũ, ngay trước và trong đợt mưa lũ dự báo kéo dài đến ngày 1/8 này, công tác tuyên truyền được tỉnh xác định là một trong những giải pháp trọng tâm trong ứng phó nhằm giảm thiểu các thiệt hại.
Tại xã Co Mạ, 1 người phụ nữ bị nước lũ cuốn trôi trong lúc đi qua suối nhổ mạ về cấy
"Chúng ta phải tuyệt đối chấp hành, không được ra sông, ra suối, không bắt cá, không đi vớt củi... và tuyệt đối không được di chuyển vào những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Huy động các lực lượng sẵn sàng chiến đấu là các lực lượng công an, quân đội đứng chân trên địa bàn để ứng trực kịp thời, di chuyển nhanh nhất người và tài sản ra khỏi khu vực sạt trượt để đảm bảo an toàn", ông Công khẳng định.
Mưa lũ gây sạt lở nhiều tuyến đường liên xã, liên bản ở vùng cao Co Mạ, Thuận Châu (Sơn La)
Bằng sự chủ động của chính quyền địa phương và nâng cao ý thức phòng tránh, ứng phó của người dân, Sơn La cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại về người và tài sản do lũ quét, sạt lở đất gây ra.
Sơn La ứng phó khẩn cấp với mưa lớn trên diện rộng Từ ngày 23 - 26/7, trên địa bàn tỉnh Sơn La đã xuất hiện mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, lũ quét, ngập úng làm thiệt hại nặng nề về người, tài sản và cơ sở hạ tầng; ước tổng thiệt hại khoảng 284,392 tỷ đồng. Mưa lũ khiến nhiều tuyến đường tại tỉnh Sơn La bị chia cắt. Ảnh tư...