Cảnh báo lồng ruột hiếm gặp ở người lớn
Cụ ông 81 tuổi nhập viện trong tình trạng bị lồng nhiều đoạn ruột do khối u kèm theo triệu chứng chướng bụng, kém ăn.
Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, Quảng Ninh, vừa phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân nam 81 tuổi bị lồng nhiều đoạn ruột do u ruột non. Ông nhập viện trong tình trạng nôn, đại tiện kém kèm đau chướng bụng, ăn kém. Qua thăm khám và hình ảnh X-quang, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị lồng ruột non do khối u.
Điều trị lồng ruột ở trẻ nhỏ có thể sử dụng phương pháp bơm hơi tháo lồng hoặc phẫu thuật. Song, người lớn, chỉ phương pháp phẫu thuật mới giải quyết được dứt điểm nguyên nhân gây lồng ruột và tránh nguy cơ tái phát.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh. Ảnh: BVCC.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể trạng gầy yếu, suy kiệt, chỉ nặng 36 kg, tuổi cao, kèm theo tăng huyết áp, đòi hỏi quá trình phẫu thuật cần diễn ra nhanh chóng, chính xác.
Video đang HOT
Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy người bệnh bị lồng 2 đoạn ruột non và nhiều khối u ác tính nằm ở các vị trí khác nhau quanh ruột. Hiện tại, sức khỏe của người bệnh ổn định, có thể ăn uống bình thường và được xuất viện.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Đào Đăng Sơn, khoa Ngoại tiêu hóa và Tổng hợp, lồng ruột chủ yếu xảy ra ở trẻ em (khoảng 90%). Người lớn rất hiếm khi gặp tình trạng này, chỉ chiếm tỷ lệ 1-5%. Còn lại 5% là các trường hợp tắc ruột.
Các trường hợp lồng ruột ở trẻ em thường không rõ nguyên nhân. Ngược lại, ở người lớn, hơn 90% là do u, chủ yếu ở ruột non và đại tràng. Một số khác do viêm hạch mạc treo, viêm hồi manh tràng mạn, có túi thừa meckel, manh tràng di động. Các ca lồng ruột ở người lớn đa phần hiếm gặp nên thường bị bỏ sót, chẩn đoán muộn.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo lồng ruột có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Do đó, khi xuất hiện đau bụng từng đợt, có thể buồn nôn hoặc nôn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe giúp tránh được biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.
Bé trai bị hoại tử ruột
Bé trai 13 tháng tuổi đau bụng dài ngày, đến khi vào viện thì ruột hoại tử, bác sĩ phải cắt bỏ vì không thể bảo tồn.
Bé được người nhà đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới, trong tình trạng nguy kịch, mệt, đau bụng, bụng chướng căng, bí đại tiện 3 ngày. Một đoạn ruột lòi ra ngoài hậu môn, dài khoảng 8 cm đã hoại tử thâm đen và bốc mùi hôi.
Các bác sĩ cấp cứu, siêu âm ổ bụng, phát hiện cháu bị lồng ruột. Lồng ruột xảy ra khi một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà "chui" vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó. Bác sĩ tháo lồng và cắt bỏ nhiều đoạn ruột đã hoại tử.
Sau hơn 6 ngày điều trị, ngày 5/1 bé qua cơn nguy kịch, đang được theo dõi đặc biệt.
Bé sống với bà ngoại, gia cảnh khó khăn.
Trước đó, hồi tháng 7/2020, bé từng bị lồng ruột, các bác sĩ đã vất vả điều trị cho cháu do được đưa đến viện muộn.
Bệnh nhi đang được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Long Nhật.
Lồng ruột là một bệnh lý hay gặp ở trẻ em. Các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi, với biểu hiện đột ngột đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần.
Do lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm.
Nếu đúng bệnh lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, bằng cách đặt một ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy Xquang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.
Nếu trẻ được đưa đến quá muộn (thường trên 6 giờ) thì phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.
Trong trường hợp đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng chui sâu vào nhau, gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu, hoại tử, khiến các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp, trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.
Chàng trai 25 tuổi không uống rượu, hút thuốc nhưng vẫn bị ung thư dạ dày: 3 thói quen xấu của nhiều người đang ngầm nuôi dưỡng bệnh Không phải chỉ có uống rượu hay hút thuốc, 3 thói quen xấu này cũng có thể gây ung thư cho cơ thể. Trường hợp của chàng trai 25 tuổi mắc ung thư dạ dày dưới đây là một ví dụ. Anh Lưu năm nay mới 25 tuổi (Trung Quốc), làm việc trong ngành công nghệ thông tin từ khi ra trường, anh...