Cảnh báo lây lan ký sinh trùng ‘amip ăn não’ ở Bắc Mỹ
Một nhà dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã cảnh báo về tình trạng biến đổi khí hậu dẫn tới sự lây lan mạnh của loài “ amip ăn não” ở Bắc Mỹ.
Ký sinh trùng amip ăn não dưới kính hiển vi. Ảnh: CCO
Theo đài Sputnik, một người dân ở bang Missouri đã trở thành nạn nhân mới nhất của căn bệnh nhiễm trùng não hiếm gặp gây chết người này. Nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ một loại vi sinh vật mang tên Naegleria fowleri, còn được gọi là “amip ăn não”.
Sở Y tế Công cộng Iowa đã thông báo đóng cửa tạm thời bờ hồ thuộc Công viên Lake of Three Fires – nơi nạn nhân có thể đã tiếp xúc với vi sinh vật nguy hiểm. Sở cũng đang phối hợp cùng CDC để tiến hành xét nghiệm loại ký sinh trùng này.
Theo hướng dẫn của CDC, loài amip ăn não thường sinh sôi nảy nở trong môi trường nước ngọt ấm. Những năm gần đây khi nhiệt độ không khí và nước biển tăng cao do biến đổi khí hậu, ký sinh trùng xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều ở các bang miền Bắc nước Mỹ.
Nhà dịch tễ học của CDC Mỹ Thạc sĩ Julia Haston lý giải: “Đây là một loài amip thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ấm áp và môi trường nước ngọt. Điều đó dấy lên mối lo ngại về sự sinh sôi của chúng do biến đổi khí hậu”.
Video đang HOT
Một nghiên cứu của CDC công bố vào năm 2020 ghi nhận 5 trong số 6 trường hợp mắc bệnh viêm màng não tiên phát do amip Naegleria fowleri (PAM) xảy ra trong giai đoạn từ năm 2010 trở về sau.
“Sự gia tăng các ca nhiễm do loài amip ăn não ở vùng Trung Tây nước Mỹ sau năm 2010 cho thấy sự lan rộng của loài ký sinh trùng này ở khu vực phía bắc”, nghiên cứu chỉ ra.
'Cái chết đen' đã thực sự biến mất chưa?
'Cái chết đen' từng là nỗi kinh hoàng khi khiến gần 50 triệu người dân châu Âu tử vong. Virus gây bệnh này chưa bao giờ biến mất.
Chúng vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và có thể gây đại dịch mới bất cứ lúc nào.
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch dưới kính hiển vi - Ảnh: NIAID/CDC/SCIENCE PHOTO LIBRARY
"Cái chết đen" là tên gọi của đại dịch hạch xảy ra ở châu Á và châu Âu, do loại vi khuẩn Yersinia pestis gây ra, được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại khi khiến khoảng 75 - 200 triệu người trên toàn thế giới phải chết. Đại dịch trở nên nghiêm trọng trong giai đoạn 1346-1351, giết chết gần 50 triệu người dân châu Âu.
Căn bệnh không cách nào chữa khỏi dứt điểm, tuy được khống chế sự lây lan trên diện rộng nhưng vẫn tiếp tục bùng phát thành các đợt nhỏ trong suốt 300 năm sau đó tại Anh và một số quốc gia châu Âu khác.
Cho đến tận năm 2007, Tổ chức Y tế thế giới vẫn coi dịch hạch là một trong ba bệnh dịch đặc biệt của nhân loại.
Gần đây, các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng nó có thể bùng phát trở lại ở dạng đột biến mới mà thuốc kháng sinh không thể điều trị và gây ra một đại dịch khác. Lý do bởi mặc dù dịch hạch trong tiềm thức chúng ta là "đại dịch cổ xưa" nhưng vi khuẩn gây bệnh vẫn tồn tại trong cơ thể các loài gặm nhấm và bọ chét trên khắp thế giới.
Trên thực tế, bệnh dịch hạch vẫn xuất hiện ở một số khu vực trên thế giới. Theo chuyên gia y tế Kelly Charniga, thuộc khoa dịch tễ học bệnh truyền nhiễm của Imperial (Anh), đợt bùng phát dịch hạch lớn cuối cùng xảy ra ở Madagascar vào năm 2017, ảnh hưởng đến khoảng 2.400 người.
Tại Mỹ, mỗi năm có khoảng 6-10 ca mắc, phổ biến nhất ở một số vùng của Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt là New Mexico, Arizona và Colorado. Thời gian có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch hạch ở những khu vực đó là từ tháng 3 đến tháng 10 hằng năm.
Năm 2020, Trung Quốc cũng ghi nhận ca tử vong do dịch hạch, buộc chính quyền phải phong tỏa một địa phương tại Nội Mông.
Tại thời điểm hiện nay, dịch hạch không phải là điều đáng lo ngại, COVID-19 vẫn là vấn đề sức khỏe được quan tâm hàng đầu khi đang làm gián đoạn các hoạt động phòng ngừa và dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn cầu.
Tất cả các dạng bệnh dịch hạch cũng đều có thể dễ dàng điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Nhưng nguồn lây không chỉ là chuột mà còn qua bọ chét nên có thể lây nhiễm cho vật nuôi trong nhà, rồi lây bệnh cho người.
Điều này có nghĩa là khả năng lây nhiễm của dịch hạch vẫn rất cao, và khó có thể nói trước được việc vi khuẩn Yersinia pestis có đột biến và xuất hiện tình trạng kháng thuốc hay không.
Các chuyên gia y tế cũng khuyến cáo những người nuôi và chăm sóc thú cưng nên thường xuyên chăm sóc y tế cho vật nuôi, tìm cách loại bỏ các loại bọ chét, bọ ve khỏi cơ thể chúng. Giữ môi trường sống sạch sẽ và tránh xa các loài gặm nhấm, cụ thể là chuột.
Bệnh đậu mùa khỉ đang lây lan chóng mặt nguy hiểm thế nào? Các quan chức y tế toàn cầu gióng lên hồi chuông cảnh báo về số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang gia tăng ở châu Âu và các nơi khác trên thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến 22/5, ghi nhận ít nhất 92 ca đậu mùa khỉ và 28 trường hợp nghi nhiễm tại 12 quốc...