Cảnh báo lạm dụng thuốc giảm đau Fentanyl trong kê đơn
Hàng nghìn bệnh nhân đã được kê đơn sử dụng Fentanyl trong quá trình điều trị, tuy nhiên, có từ 1/3 đến một nửa bệnh nhân trong số đó không cần thiết sử dụng loại thuốc giảm đau này.
Ảnh minh họa
Lạm dụng Fentanyl – một loại thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid cực mạnh và có thể gây nghiện, trong kê đơn đang là vấn nạn ở Mỹ và điều này cho thấy sự lỏng lẻo của giới chức nước này cũng như các nhà sản xuất trong công tác quản lý dược phẩm.
Theo kết quả điều tra do một nhóm các chuyên gia thuộc Đại học Johns Hopkins thực hiện và công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y học Mỹ (JAMA) ngày 19/2, hàng nghìn bệnh nhân đã được kê đơn sử dụng Fentanyl trong quá trình điều trị, tuy nhiên, có từ 1/3 đến một nửa bệnh nhân trong số đó không cần thiết sử dụng loại thuốc giảm đau này.
Với thành phần opioid – một loại chất tổng hợp có thể gây nghiện và có tác dụng gây mê, Fentanyl có “sức mạnh” giúp giảm đau gấp 100 lần so với morphine. Chính vì những công dụng này, Fentanyl được chỉ định sử dụng cho các bệnh nhân điều trị bệnh ung thư vốn sử dụng các loại thuốc giảm đau khác không còn tác dụng.
Cũng theo kết quả điều tra nói trên, trong 5 bác sĩ ở Mỹ có 1 bác sĩ không biết Fentanyl được chỉ định dành riêng cho những bệnh nhân ung thư dung nạp opioid. Điều này đã dẫn đến tình trạng Fentanyl được kê đơn sai, dùng để chữa trị những bệnh kém nghiêm trọng như đau thắt lưng dưới hoặc đau đầu mãn tính.
Video đang HOT
Điều này phản ánh sự lỏng lẻo của giới chức Mỹ cũng như các nhà sản xuất dược phẩm trong công tác quản lý thuốc. Cơ quan quản lý dược phẩm liên bang Mỹ (FDA) ngay lập tức cho biết sẽ nhanh chóng triển khai các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ của các loại thuốc giảm đau nhóm opioid và đảm bảo loại thuốc này được kê cho đúng người, đúng bệnh.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau nhóm opioid trong điều trị bệnh đã trở thành “nạn dịch” ở Mỹ, cướp đi sinh mạng của 70.000 người trong năm 2016. Năm 2017, Mỹ đã công bố kế hoạch xử lý các bác sĩ kê thuốc giảm đau gây nghiện nhằm kiếm lời, cùng với quy định yêu cầu tất cả các bác sĩ phải trải qua khóa đào tạo về kê đơn thuốc đối với thuốc nhóm opioid./.
Lan Phương
Theo TTXVN
4 phương pháp bảo vệ gia đình trước bệnh truyền nhiễm cận Tết
Các căn bệnh do nhiễm vi rút trong thời điểm cận Tết có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa có thể giúp gia đình và người thân giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Chích vắc xin là một trong những cách tốt nhất giúp phòng tránh các bệnh truyền nhiễm do vi rút - SHUTTERSTOCK
Vệ sinh cơ bản
Giải pháp đơn giản nhất, dễ thực hiện và hiệu quả nhất đó chính là rửa tay. Rửa tay kỹ và thường xuyên là nguyên tắc quan trọng giúp ngăn lây nhiễm virus, Reader's Digest dẫn lời phó giáo sư y khoa trẻ em tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ).
Hãy tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng vì hành động này có thể khiến vi rút, vi khuẩn gây bệnh từ tay lây nhiễm vào cơ thể.
Chăm sóc kỹ trẻ em
Vệ sinh tay là giải pháp phòng bệnh tốt với người lớn nhưng lại khó thực hiện với trẻ em. Một trong những nguyên nhân gây nhiễm vi rút phổ biến nhất là lây truyền chéo. Trường hợp thường thấy là trẻ chơi chung đồ chơi với nhau, sau đó bị lây nhiễm khi cầm hoặc ngậm đồ chơi.
Bố mẹ hay người chăm sóc nên thường xuyên rửa tay cho trẻ, nhất là lúc trước khi ăn. Một vấn đề nữa là nên hạn chế cho các bé đến những nơi có nguy cơ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với những bé khác, theo Reader's Digest.
Chích ngừa
Dù hiện vẫn chưa có loại vắc xin nào có thể phòng hết các loại vi rút gây bệnh thường gặp nhưng chích ngừa có thể bảo vệ trước phần lớn vi rút. Một trong những căn bệnh nghiêm trọng có thể được phòng tránh bằng vắc xin là bệnh sởi.
Một căn bệnh dễ mắc khác vào mùa gần Tết là cúm. Tại Mỹ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo những người từ 6 tháng tuổi trở lên nên đi tiêm phòng cúm.
Tuy nhiên, dù có tiêm phòng thì nguy cơ mắc bệnh là vẫn có. Thông thường, sau vài tuần tiêm thì vắc xin mới phát huy hết tác dụng và vi rút cúm có thể tấn công vào trước thời điểm đó.
Ngoài ra, vắc xin không phải lúc nào cũng hiệu quả và đủ sức chống lại tất cả chủng cúm trong một mùa.
Vì vậy, dù có chích ngừa nhưng mọi người cũng không được chủ quan. Khi cơ thể có dấu hiệu của cúm như sốt cao, nhức mỏi, ho, đau họng, nghẹt mũi thì hãy đi khám bác sĩ để được điều trị đúng cách, theo Reader's Digest.
Cẩn thận khi đi du lịch
Nếu bạn chuẩn bị đi du lịch trong nước hoặc ra nước ngoài thì nên tìm hiểu xem liệu có loại bệnh dịch nào đang tấn công khu vực đó không. Nếu có, đừng ngần ngại tiêm vắc xin phòng bệnh cho bản thân và gia đình, các chuyên gia khuyến cáo.
Theo thanhnien
Tử vong do biến chứng trong khi phẫu thuật nâng ngực Trong lúc được bác sĩ rút mỡ ở chân để bơm vào nâng ngực, chị Li (Trung Quốc) ngừng thở, giảm nhịp tim và hai ngày sau tử vong. Ảnh minh họa Ngày 20/1, chị Li 32 tuổi tử vong do biến chứng nguy hiểm khi phẫu thuật nâng ngực tại phòng khám thẩm mỹ ở thành phố Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây,...