Cảnh báo hiện tượng ‘thổi’ giá đất
Không chỉ nở rộ lừa đảo trong mua bán bất động sản, thời gian qua cũng có hiện tượng “thổi” giá đất khiến thị trường chao đảo bởi những cơn sốt đất ảo.
Theo nhận định của UBND TP, trên địa bàn TP có hiện tượng các nhà đầu cơ thao túng và thông tin sai lệch dự án bất động sản rồi đẩy giá, khai thác yếu tố tâm lý chuyển nhượng để hưởng chênh lệch, dẫn đến giá trị giao dịch các loại bất động sản này tăng đột biến, có nơi tăng đến 70% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là chưa đúng với giá trị sản phẩm, chưa phù hợp với tiến độ triển khai hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của dự án cũng như hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị của TP.HCM đang triển khai.
Từng tham gia “thổi” giá đất hồi năm 2017, anh Nam, một nhà đầu tư tại TP HCM, thừa nhận giá đất tăng “ nóng” thời gian qua một phần do nền kinh tế phát triển, thị trường khởi sắc, dòng tiền bơm mạnh vào thị trường nhưng cũng do bàn tay của các đầu nậu, “cò đất”. Lợi dụng thị trường đang sung, những người này liên tục găm hàng đẩy giá, khiến giá đất lên cao ngất ngưởng. Có giai đoạn, một ngày, một mảnh đất được đổi giá vài lần.
Anh Nam lấy ví dụ từ chính bản thân mình, mua một lô đất 2.500 m2 ở đường Bình Mỹ (xã Bình Mỹ, H Củ Chi, TP HCM) giá hơn 900 triệu đồng, ngay sau đó đã có người trả chênh lệch 100 triệu đồng, anh Nam bán lô đất trên 1 tỷ. Cùng trong ngày, miếng đất đã được sang tay 1,2 tỷ đồng và chỉ qua 4 lần sang tay giá đất đã lên 8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Các đầu nậu và cò đất dùng nhiều chiêu trò để đẩy giá đất lên cao.
“Giá đất tăng nóng thời gian qua không phản ánh đúng giá trị thật. Nhiều lô đất chỉ là đất nông nghiệp, đất vườn đang bỏ hoang và nằm ở những vùng rất hẻo lánh không có giá thị thương mại nhưng tăng vùn vụt do tình trạng mua đất như mua rau, mua bất chấp của giới đầu tư. Đất tăng giá chủ yếu do đầu nậu chuyển nhượng qua lại với nhau. Vì là đầu cơ, đầu nậu nên họ đẩy giá bán kiếm chênh lệch, lướt sóng chứ không có nhu cầu để đầu tư dài hạn”, anh Nam cho hay.
Theo ông Đinh Duy Trinh, Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn bất động sản VN (REAL), hiện nay tình trạng “thổi” giá đất không chỉ ở các tỉnh lân cận, các quận huyện ngoại thành mà ngay ở các quận nội thành giá nhà đất cũng bị thao túng, làm giá.
Mới đây TP công bố di dời nghĩa trang, lợi dụng điều này cò đất đẩy giá lên, hay lãnh đạo TP mới công bố khu đông là TP sáng tạo, Tập đoàn Tuần Châu đề xuất đại lộ ven sông thì lập tức giá đất ở khu quận 2, 9, Thủ Đức hay H.Củ Chi tăng vọt.
Sở dĩ xảy ra điều này do đầu nậu, cò đất móc nối với một số cán bộ cơ sở địa phương đẩy giá lên cao. “Hiện nay giá đất ở các nơi đã hạ nhiệt, đã lắng xuống rồi. Tuy nhiên, các địa phương cũng cần có những giải pháp căn cơ, không thể dùng các mệnh lệnh hành chính để kìm hãm giá đất”, ông Trinh kiến nghị.
Theo Đình Sơn/ Thanh Niên
Giá đất "đổi" BT mới chỉ bằng 30 - 50% giá thị trường
Đó là nội dung trong văn bản góp ý kiến dự thảo Nghị định quy định việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) của HoREA gửi Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Tài chính .
Cụ thể, Hiệp hội bất động sản HCM (HoREA) cho rằng, cách tính giá trị quỹ đất thanh toán cho nhà đầu tư BT theo nội dung dự thảo Nghị định có điểm chưa phù hợp.
Cụ thể, về phương thức tính giá trị quỹ đất dự kiến thanh toán tương đương với giá trị dự án BT được duyệt, căn cứ Luật Đất đai 2013, phương pháp tính giá trị quỹ đất dự kiến thanh toán cho dự án BT theo điều khoản trên chỉ đúng trong trường hợp thửa đất thanh toán có giá trị nhỏ (chiếm số ít), trong khi đó đa phần các thửa đất, khu đất thanh toán cho dự án BT có giá trị rất cao.
Theo HoREA, trên thực tế "Bảng giá đất" của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hiện nay đều chỉ bằng khoảng 30-50% giá thị trường.
"Do vậy, nội dung này của dự thảo nếu được thông qua và áp dụng cho mọi thửa đất, khu đất như cách làm hiện nay để thanh toán cho dự án BT thì có thể làm thất thoát ngân sách nhà nước" - văn bản của Hiệp hội nêu.
Bên cạnh đó, theo công tác thực thi pháp luật về quy trình, thủ tục định "Giá đất cụ thể" của các dự án hiện nay còn rất nhiều bất cập, không minh bạch, tạo ra tệ "xin - cho", nhũng nhiễu, tiêu cực, "cưa đôi, cưa ba", làm thất thoát ngân sách.
Từ đó, HoREA cho rằng cần sửa nội dung này của dự thảo nghị định theo hướng, giá trị quỹ đất dự kiến thanh toán tương đương với giá trị dự án BT hoặc giá trị dự án BT được thỏa thuận thanh toán theo giai đoạn được duyệt. Trong đó, giá trị quỹ đất dự kiến thanh toán tương đương được xác định tại thời điểm phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi bằng phương pháp xác định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật đất đai.
Theo thuonggiaonline.vn
Dự án chưa thấy đâu, nhà đất đã tăng giá Trên thực tế, yếu tố hướng ra sông và mặt tiền đường lộ luôn là tiêu chí hàng đầu của các dự án bất động sản. Vài năm trở lại đây, bất động sản (BĐS) luôn là mối quan tâm lớn của giới đầu tư. Giá nhà, đất được đo lường bằng nhiều yếu tố khác nhau như địa điểm, sự tiện ích,......