Cảnh báo hàng triệu trẻ em Đông Nam Á suy dinh dưỡng vì mì ăn liền
Một chế độ ăn rẻ tiền, hiện đại như mì ăn liền tuy vừa bụng nhưng lại thiếu những dưỡng chất thiết yếu đang khiến hàng triệu trẻ em còi cọc hoặc thừa cân ở Đông Nam Á – các chuyên gia cảnh báo.
Mì ăn liền là thực phẩm tiện dụng nhưng thiếu chất dinh dưỡng.
Philippines, Indonesia và Malaysia có nền kinh tế bùng nổ và mức sống ngày càng tăng, tuy nhiên nhiều phụ huynh bận rộn không có thời gian, tài chính hay nhận thức để tránh xa những thực phẩm gây tổn thương cho con em họ.
Tại 3 quốc gia trên, trung bình 40% trẻ em tuổi từ 5 trở xuống bị suy dinh dưỡng, cao hơn mức trung bình toàn cầu là 33% – theo một báo cáo của Unicef, thuộc Liên hợp quốc.
“Nếu trẻ em ăn thiếu dinh dưỡng, chúng sẽ sống trong nghèo đói” – Giám đốc điều hành Henrietta Fore của Liên hợp quốc nói – “chúng tôi đang thất bị trong cuộc chiến vì chế độ ăn lành mạnh”.
“Các bậc phụ huynh cho rằng chỉ cần lấp đầy dạ dày con mình là được. Họ không thực sự nghĩ về việc bổ sung đầy đủ protein, canxi hoặc chất xơ” – chuyên gia y tế Hasbullah Thabrany của Indonesia nói.
Theo Unicef, tổn hại đối với trẻ em thể hiện ở triệu chứng của sự thiếu thốn trong quá khứ và yếu tố dự báo về nghèo đói trong tương lai. Trong khi đó, việc thiếu sắt làm suy giảm khả năng học tập của một đứa trẻ và làm phụ nữ có nguy cơ tử vong trong hoặc ngay sau khi sinh con.
“ Mì ăn liền dễ mua, rẻ, tiện lợi và dễ dàng thay thế cho một chế độ ăn cân bằng” nên được nhiều phụ huynh lựa chọn, theo chuyên gia dinh dưỡng Mueni Mutinga.
Báo cáo của Unicef cũng chỉ ra rằng mặc dù số trẻ em còi cọc ở các nước nghèo đã giảm gần 40% từ 1990 đến 2015 nhưng 149 triệu trẻ em 4 tuổi hoặc nhỏ hơn vẫn còn quá thấp so với tuổi – một tình trạng lâm sàng làm suy yếu cả sự phát triển của não và cơ thể.
Đồng thời, một nửa trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu đều không có đủ vitamin và khoáng chất – một vấn đề tồn tại từ lâu.
Tuy nhiên, trong 3 thập kỷ qua, một dạng suy dinh dưỡng trẻ em khác đã tăng lên khắp thế giới, đó là thừa cân. Các em đang được cho ăn thực phẩm không lành mạnh, gây ra béo phì và dễ dẫn đến bệnh tim mạch, tiểu đường.
Việc đảm bảo cho mỗi trẻ em đều được tiếp cận với chế độ ăn lành mạnh phải trở thành “ưu tiên chính trị” nếu muốn đẩy lùi tình trạng suy dinh dưỡng lan rộng, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển – báo cáo cho biết.
Theo Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới, Indonesia là quốc gia tiêu thụ mì ăn liền lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc với 12,5 tỉ khẩu phần trong năm 2018. Con số này nhiều hơn tổng số tiêu thụ ở Ấn Độ và Nhật Bản cộng lại.
Hải Yến
Theo giaoducthoidai/The Star/AFP
Ngập lút đầu, dân Nhật ngậm ngùi: Bé Greta Thunberg đã đúng
Một số người đã tỏ ra lo ngại về tác động của biến đổi khí hậu, cho rằng tương lai sẽ có thêm những thiên tai tương tự bão Hagibis, như lời cảnh báo của cô bé Greta Thunberg.
Bão Hagibis (Nhật gọi là bão số 19) đổ bộ lên đảo Honshu, hòn đảo đông dân nhất Nhật Bản, vào tối 12/10 với sức gió đạt 144 km/h. Tính đến cuối ngày 13/10, bão đã làm 35 người chết và 17 người mất tích, cùng 166 người bị thương.
Trước khi bão đổ bộ, khoảng 7 triệu người đã được yêu cầu sơ tán không bắt buộc. Chính quyền kêu gọi người dân "tiến hành bất kỳ hành động cần thiết để gia tăng cơ hội sống sót", trong khi các kệ hàng ở siêu thị trống đi nhanh chóng.
Sống ở một đất nước đã không còn xa lạ với thiên tai, người dân Nhật giờ đây càng thêm lo lắng trước những gì được cho là tác động của biến đổi khí hậu.
"Cô bé hoàn toàn đúng"
Ông Kenichi Nakajima, một nông dân 58 tuổi ở tỉnh Saitama, đã lái xe đi xem tình hình ngập ở gần nhà một người bạn sau bão.
"Họ không thể ra khỏi nhà; thật đáng buồn", ông nói với New York Times. "Chúng tôi không có siêu thị ở đây. Chúng tôi phải đi xa để đến một siêu thị lớn. Nhưng không có xe hơi, chúng tôi không thể đi mua sắm, vì xe bị ngập nước hết rồi".
Mức độ thiệt hại là "không bình thường", ông Nakajima nói, cho rằng sự nóng lên toàn cầu có liên quan.
"Gần đây, một cô bé đã phát biểu về sự nóng lên toàn cầu, và cô bé vừa khóc vừa nói, 'Chúng ta không có tương lai'", ông nói, đề cập đến nhà hoạt động khí hậu 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg. "Cô bé hoàn toàn đúng".
Lực lượng cứu hộ ở tỉnh Fukushima. Ảnh: Kyodo/Reuters.
Thunberg nổi tiếng từ tháng 8/2018 ở tuổi 15 với việc biểu tình bên ngoài trụ sở quốc hội Thụy Điển để kêu gọi giới lãnh đạo hành động mạnh mẽ hơn trước sự nóng lên toàn cầu. Sau bài phát biểu của cô bé tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu LHQ năm 2018, học sinh sinh viên đã tiến hành các cuộc biểu tình hàng tuần ở vài nơi trên thế giới.
Hồi tháng 9, cô bé này tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận với bài phát biểu tại Hội nghị Hành động vì Khí hậu LHQ tại New York. Dư luận hiện vẫn chia làm hai phe: một bên ủng hộ thiếu nữ, một bên phản đối và tập trung vào khuôn mặt và giọng nói giận dữ của cô bé khi phát biểu.
Hagibis được xem là cơn bão mạnh nhất tại Nhật kể từ bão Ida năm 1958. Hàng chục nghìn người đã phải di chuyển đến các trung tâm sơ tán, và nhiều người vẫn đang không chắc họ đã có thể quay về nhà hay chưa.
Cụ bà được cõng ra khỏi vùng nước ngập sau bão Hagibis. Ảnh: Kyodo.
"Mọi thứ trong nhà đã bị cuốn trôi trước mắt tôi, tôi không biết là mơ hay thực nữa", một phụ nữ ở Nagoya nói trên đài NHK. "Tôi cảm thấy may mắn rằng mình vẫn còn sống".
Hơn 100.000 người tham gia cứu hộ, bao gồm 31.000 binh sĩ, đã tìm kiếm trong đống đổ nát, giải cứu người bị cô lập sau khi mưa lớn gây sạt lở và khiến nước sông tràn bờ ở nhiều tỉnh miền Trung và miền Đông Nhật Bản.
Đối với nhiều người ở Tokyo hoặc gần đó, Hagibis là một lời cảnh báo mạnh mẽ, cho thấy họ cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, đặc biệt là mưa lớn. Những cảnh báo sơ tán như vậy vốn phổ biến hơn ở miền Nam Nhật Bản, chẳng hạn như ở tỉnh Okinawa, nơi bão thường xuyên xảy ra.
"Nước tràn vào nhà, cao lút đầu tôi", Hajime Tokuda, một người làm trong lĩnh vực tài chính, sống ở Kawasaki gần Tokyo, nói với AFP.
Anh đã chuyển đến nhà cha mẹ anh gần đó nhưng ngôi nhà này cũng bị ngập và họ đã được giải cứu bằng thuyền.
Trở tay không kịp
Khi bình minh ló dạng vào sáng 13/10, những người sống ở các khu vực dễ bị lũ lụt và lở đất bắt đầu nhìn thấy thiệt hại. Số người thiệt mạng cũng tăng dần lên trong ngày khi các thi thể được tìm thấy.
Sông Chikuma ở tỉnh Nagano tràn bờ, làm ngập các khu dân cư ở hai thành phố Nagano và Chikuma. Nước lũ nhấn chìm nhiều ngôi nhà và khiến khoảng 360 người mắc kẹt, theo Kyodo News. Lính cứu hỏa và binh sĩ đã giải cứu những người bị mắc kẹt trong nhà bằng trực thăng và xuồng.
"Cha tôi ở lại trung tâm sơ tán của khu phố đêm hôm trước, nhưng ông trở về nhà vào khoảng 6h sáng để kiểm tra xem có thiệt hại gì không. Ông bị mắc kẹt trong nhà do nước dâng cao không kịp trở tay, phải leo lên tầng hai", Yusuke Okano, 39 tuổi, kể lại.
"Sau đó, ông ấy gọi cho tôi để nhờ giúp đỡ, nên tôi đã gọi đội cứu hộ", anh kể khi đang chờ cha mình được giải cứu.
Ngap lut dau, dan Nhat ngam ngui: Be Greta Thunberg da dung hinh anh 3
Mưa lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỉnh Nagano. Ảnh: Kyodo/AP.
"Gần đây, chúng tôi đã mua cho ông một chiếc xe mới, nhưng bây giờ chắc là nó ngập bùn rồi vì nước ngập tầng một nhà cha tôi. Ông nói ông không có gì để ăn, vì vậy tôi hy vọng ông sẽ được giải cứu sớm".
Cha của anh Okano đã được giải cứu an toàn sau đó trong ngày.
Bà Noriko Kubota, 79 tuổi, bị mắc kẹt trên cây cầu gần nhà mình ở thành phố Nagano và cần được giải cứu bằng thuyền.
"Các quan chức của thành phố đã đến nhà tôi vào khoảng 6 giờ sáng và nói với tôi rằng tôi phải sơ tán. Tôi đang vội vã thu dọn đồ đạc thì nước bất ngờ ùa vào tầng một nhà tôi và nhanh chóng dâng lên mắt cá chân", bà Kubota kể lại. "Khi đó, tôi chỉ biết bỏ lại mọi thứ và chạy đến cây cầu gần nhà".
"Tôi đã đợi trên cầu cùng những người hàng xóm, nhưng mực nước dâng lên đến mức chạm vào chân chúng tôi, vì vậy tôi rất sợ hãi. Tôi chưa bao giờ trải qua điều gì như thế này trước đây và không thực sự hiểu điều gì đang xảy ra", bà nói.
Ở tỉnh Chiba, các cư dân vừa mới khắc phục xong hậu quả bão Faxai nay hứng chịu thêm lốc xoáy và động đất cùng với mưa lớn do bão Hagibis.
Người dân dọn dẹp sau bão Hagibis tại Chiba. Ảnh: Getty Images.
Tại thành phố Ichihara, đống đổ nát do bão Hagibis gây ra dồn đống bên cạnh những gì còn lại từ cơn bão trước. Ông Hideto Ata, một nông dân 62 tuổi, kiểm tra vườn tược bị tàn phá ra sao. Cơn lốc xoáy đi cùng trận bão đã làm tốc mái một ngôi nhà gần đó và kéo nó qua cánh đồng của ông, làm bật gốc cà chua, ớt chuông và cà tím.
"Mức độ tàn phá rất lớn, nhất là khi đây là thiên tai thứ hai xảy ra trong một thời gian ngắn", ông nói. "Ngay khi tôi nghĩ mọi người trong vùng đã khắc phục xong hậu quả cơn bão vừa qua, thì một cơn lốc xoáy xuất hiện".
Gần đó, ông Teruo Ao, 80 tuổi, tỏ ra lạc quan khi đứng cạnh ngôi nhà, nơi cơn lốc xoáy đã xé nát một phần mái và ban công tầng hai, để lại một đống kim loại méo mó trong vườn.
"Tôi rất mừng vì gia đình an toàn và không ai bị thương", ông nói.
Siêu bão Hagibis làm nước sông dâng cao, gây sập cầu ở Nhật
Cầu bắc qua sông Chikuma tại thành phố Tomi, tỉnh Nagano, miền Trung Nhật Bản, sập một mảng lớn sau khi nước lũ dâng cao vì siêu bão Hagibis.
Theo Zing.vn
Nể phục cách người Nhật cảnh báo và cứu hộ trong siêu bão mạnh nhất 6 thập kỷ Công tác cảnh báo và cứu hộ không thể chê trách của Nhật Bản trong trận siêu bão vừa qua làm giảm tối đa thiệt hại mà thảm họa thiên nhiên này gây ra. Siêu bão Hagibis tối 12/10 tấn công miền Trung Nhật Bản, mang theo mưa lớn, gây lũ lụt trên diện rộng ở nhiều khu vực. Mặc dù càn quét...