Cảnh báo: Hàng loạt đầu số các ngân hàng lớn như Vietcombank, ACB, Sacombank… bị mạo danh, liên tục gửi tin nhắn lừa đảo
Tình trạng các đầu số ngân hàng xuất hiện tin nhắn lừa đảo đã diễn ra khá lâu nhưng vẫn chưa có cách xử lý triệt để.
Do ảnh hưởng của Covid-19 mà các giao dịch số được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Trong đó đáng chú ý nhất là các giao dịch thông qua ngân hàng, nhằm hạn chế tiếp xúc nên các hình thức thanh toán đã dần thông qua chuyển khoản, ví điện tử… thay vì tiền mặt. Cũng vì vậy mà chiêu trò lừa từ tin nhắn SMS Brandname của ngân hàng trở nên phổ biến.
SMS Brandname là dịch vụ hỗ trợ các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sử dụng kênh thông tin di động để quảng bá cho nhãn hàng, sản phẩm, dịch vụ hoặc chăm sóc khách hàng của mình.
Thời gian gần đây hàng loạt người dùng chia sẻ về việc các đầu số ngân hàng như ACB, Sacombank, Vietcombank… nhận được tin nhắn có nội dung rằng: “Chung toi phat hien tai khoan cua ban dang tieu dung o nuoc ngoai. Neu khong phai ban dang tieu dung vui long nhap vào https://tên ngân hàng.com de huy thanh toan”.
Ngân hàng Sacombank cũng gặp trường hợp tương tự
Thậm chí, tin nhắn lừa đảo còn được gom chung vào cùng với tin nhắn thật từ ngân hàng
Video đang HOT
Tin nhắn đến từ ngân hàng Vietcombank
Hoặc là những tin nhắn giả mạo về việc đã thanh toán vé máy bay, đơn hàng… cùng với đường link giả mạo đính kèm trong tin nhắn.
Nhằm đánh vào sự lo lắng và thiếu bình tĩnh của một số người dùng, thấy tin nhắn đến từ đầu số ngân hàng cùng đường link sẽ nhấp vào sau đó đăng nhập tài khoản, mật khẩu, cùng OTP dẫn đến việc vô tình cung cấp thông tin cho những kẻ lừa đảo.
Rất nhiều khách hàng đã nhận được tin nhắn lừa đảo tới từ đầu số ngân hàng, thậm chí chúng còn có cả thông tin của các khách hàng đã ngừng sử dụng dịch vụ. Điều đặc biệt ở đây là những tin nhắn trên đến từ các đầu số của ngân hàng chứ không phải một số bất kì nào khác. Thậm chí, tinh vi hơn những tin nhắn này còn lọt vào cả tin nhắn thật của các ngân hàng.
Hiện tại, khi thử truy cập các đường link này chúng tôi đã thấy báo lỗi không tìm kiếm được nhưng theo nhiều phản hồi trước đó thì các đường link trên sẽ mở ra trang web giống với giao diện ngân hàng thật – nhưng thực chất là giả.
Trang web giả mạo của ngân hàng ACB
Việc này khiến mọi người rất hoang mang, bởi “tôn hành giả, giả hành tôn” lẫn lộn không thể phân biệt được do chúng đều tới từ tin nhắn mang đầu số của ngân hàng. Thực chất, đây là một chiêu trò lừa đảo tinh vi và cực kì nguy hiểm, bởi những tin nhắn được gửi đến bằng đúng tên ngân hàng mà lẽ ra chỉ có đơn vị sở hữu thương hiệu mới có quyền sử dụng (SMS Brandname).
Tính đến hiện tại, chiêu thức lừa đảo này đã diễn ra rầm rộ hơn 8 tháng trời, tuy các ngân hàng đã nhanh chóng gửi cảnh báo đến khách hàng theo tin nhắn hoặc thông báo trên ứng dụng, nhưng tình trạng này ngày càng nhiều hơn và vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để. Vì vậy người dùng cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link lạ.
Theo như các chuyên gia về bảo mật thì có thể hacker sử dụng giấy tờ giả, đăng ký một tổng đài khác cũng có tên giống với các ngân hàng ở Việt Nam, được đăng ký tại Việt Nam hoặc nước ngoài để gửi tin nhắn đến người dùng hoặc sử dụng những trang web có hỗ trợ nhắn tin với mức giá chưa tới 1.000 đồng đã có thể tạo bất SMS Brandname nào mà bạn muốn. Lúc này, tin nhắn lừa đảo sẽ được điện thoại gom chung vào một luồng tin nhắn dưới tên ngân hàng, khiến khách hàng không thể phân biệt được đâu là thật, giả.
Xuất hiện tin nhắn lừa đảo, giả mạo ngân hàng Sacombank
Vài ngày gần đây, nhiều người dùng phản ánh rằng họ liên tục nhận được các tin nhắn lừa đảo, giả mạo ngân hàng Sacombank.
Nội dung tin nhắn thông báo rằng tài khoản ngân hàng sẽ bị trừ 2 triệu đồng và yêu cầu người dùng đăng nhập theo đường link đính kèm để hủy dịch vụ. Một số người dùng cho biết họ thậm chí còn không sử dụng dịch vụ của ngân hàng Sacombank nhưng vẫn nhận được thông báo này.
Tin nhắn giả mạo do các đối tượng lừa đảo gửi đến nạn nhân.
"(Sacombank) Tài khoản của bạn đã mở dịch vụ tài chính toàn cầu phí dịch vụ hàng tháng là 2.000.000 VND sẽ bị trừ trong 2 giờ. Nếu không phải bạn mở dịch vụ vui lòng nhấn vào https://sacombank.vn-bank.info để hủy", nội dung tin nhắn mà những kẻ lừa đảo gửi tới nạn nhân.
Khi truy cập theo đường link trong tin nhắn, người dùng sẽ được dẫn đến một trang web có giao diện gần giống với trang web chính thức của Sacombank. Tại đây, người dùng sẽ được yêu cầu cung cấp các thông tin bao gồm tên đăng nhập tài khoản ngân hàng và mật khẩu. Hiện tại, trang web này đã không thể truy cập được.
Trên thực tế, đây là một trang web giả mạo được các đối tượng lừa đảo tạo ra để chiếm đoạt tài sản của người dân. Chiêu trò lừa đảo này không hề mới và đã xuất hiện tại Việt Nam từ hơn một năm qua.
Gần đây nhất, một người dân tại Hà Nội đã bị lừa mất gần 400 triệu đồng bởi phương thức tương tự. Cụ thể, vào ngày 18/9/2021, Công an phường Yên Sở, quận Hoàng Mai đã tiếp nhận tin trình báo của ông T (SN 1958, trú tại Hoàng Mai) về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo nội dung trình báo, ông T nhận được tin nhắn của một số điện thoại lạ với nội dung: "Tài khoản của bạn sẽ bị ngừng dịch vụ vào ngày 18/9/2021 lúc 22:00. Vui lòng vào www:mxsccb.com để kiểm tra". Khi ông T đăng nhập vào đường link trên điện thoại thì phát hiện tài khoản bị rút mất 399.000.000 đồng. Lúc này ông T mới biết mình bị lừa và đến cơ quan Công an trình báo.
Trước đó, một số khách hàng của Vietinbank, Vietcombank, TPbank, ACB cũng đã phản ánh về tình trạng tương tự. Phương thức chung của hình thức lừa đảo này là thông qua việc mạo danh ngân hàng hoặc nhân viên ngân hàng để yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật tài khoản dịch vụ.
SMS Brandname là dịch vụ tin nhắn hiển thị tên các tổ chức, doanh nghiệp, gửi đến thuê bao di động của người dùng. Tuy nhiên, lợi dụng lỗ hổng của dịch vụ này, các đối tượng lừa đảo đã mạo danh hàng loạt tổ chức, doanh nghiệp để chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của không ít người dùng trong thời gian qua.
Một người dùng từng mất 7,5 triệu đồng trong tài khoản ngân hàng Vietinbank bởi phương thức lừa đảo này.
Những tin nhắn lừa đảo thường sẽ chứa nội dung cảnh báo người dùng về tình trạng tài khoản cá nhân của họ bị đăng nhập trái phép. Để kiểm tra tình trạng tài khoản, khách hàng cần phải đăng nhập vào một đường link gửi kèm. Sau khi thực hiện theo những hướng dẫn này, người dùng sẽ bị chiếm đoạt toàn bộ tài sản, đồng thời có thể mất quyền kiểm soát tài khoản.
Có thể thấy, các hình thức, thủ đoạn lừa đảo ngày càng được thực hiện tinh vi hơn. Vì thế, để tránh "sập bẫy" của những đối tượng lừa đảo, người dùng tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản hay mật khẩu trong bất cứ trường hợp nào. Trong trường hợp không may rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo, người dùng cần liên hệ ngân hàng đang sử dụng sớm nhất có thể để nhận được sự hỗ trợ.
Đến lượt khách hàng Vietcombank nhận tin nhắn lừa đảo Sau ACB, TPbank, Sacombank, đến lượt ngân hàng Vietcombank bị giả mạo tin nhắn nhằm lừa đảo khách hàng. Ngày 12/3, tài khoản Facebook Duong Vi Khoa đăng tải bài viết phản ánh tình trạng nhận được tin nhắn giả mạo ngân hàng Vietcombank. "Chúng tôi phát hiện tài khoản của bạn đang tiêu dùng ở nước ngoài. Nếu không phải bạn đang...