Cảnh báo đột quỵ khi vui chơi gắng sức
Những ngày gần đây, một số bệnh viện tiếp nhận chữa trị nhiều trường hợp đột quỵ. Trong đó, nhiều trường hợp bất ngờ đột quỵ khi đang vui chơi, giải trí.
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ tiếp nhận bệnh nhân T.T.N (45 tuổi, quê An Giang), được đưa đến cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, hôn mê sâu, đồng tử giãn to, tiên lượng rất xấu. Bệnh nhân bị xuất huyết não nặng và có một khối dị dạng bất thường trong não (AVM).
Bệnh nhân N.V.N được điều trị tại Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long
Các bác sĩ đã quyết định phẫu thuật cấp cứu ông N. Sau 10 ngày phẫu thuật, ông xuất viện với sức khỏe ổn định, phục hồi hoàn toàn. Đây là kết quả rất tích cực vì trường hợp AVM vỡ có tỉ lệ tử vong cao (trên 90%).
Theo BS-CK1 Nguyễn Nhựt Thái, Phó Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ, AVM có thể được điều trị bằng nhiều cách, tùy thuộc vào tình trạng và kích thước của khối dị dạng. Nếu AVM chưa vỡ, bệnh nhân có thể được can thiệp nội mạch, bắn tia Gamma Knife, phẫu thuật. Nếu AVM đã vỡ, việc điều trị cần kết hợp đa mô thức phẫu thuật và can thiệp nội mạch để cầm máu…
Với trường hợp ông N., khối dị dạng mạch máu khoảng 2 cm đã được loại bỏ trong phẫu thuật. Xương sọ được lưu trữ tại ngân hàng mô, dự kiến có thể ghép lại trong vòng 3 tháng sau khi bệnh nhân hoàn toàn ổn định.
Video đang HOT
“Việc phát hiện AVM trước khi vỡ có thể gặp khó khăn vì phần lớn không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu như động kinh, co giật hoặc đau đầu dữ dội, bệnh nhân cần cân nhắc chụp CT hay MRI để phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả” – bác sĩ Thái khuyến cáo.
Một trường hợp đột quỵ khác cũng vừa được Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long cứu sống là ông N.V.N (58 tuổi, ở Vĩnh Long). Trong lúc dự tiệc, hát karaoke thì ông đột ngột nói đớ, tê yếu nửa người bên trái, được đưa đi cấp cứu.
Bệnh nhân được chẩn đoán đột quỵ nhồi máu não giờ thứ 2, còn trong “giờ vàng” nên được chỉ định sử dụng thuốc tiêu sợi huyết (rTPA). Sau 1 giờ, bệnh trạng của ông N. cải thiện, tỉnh táo. Ông đã hoàn toàn hồi phục, trở về cuộc sống bình thường sau 3 ngày điều trị tích cực.
BS-CK1 Lữ Hữu Tuấn, Trưởng Khoa Nội thần kinh – Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long, lưu ý những người trẻ tuổi cũng không nên chủ quan. “Với độ tuổi trên dưới 60, dù sức khỏe vẫn tốt nhưng cũng chớ chủ quan, đừng vui chơi quá sức vì có thể dẫn đến các tình huống không may như đột quỵ tim, não…” – bác sĩ Tuấn nhấn mạnh.
Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp vào sáng sớm
Người bệnh cần làm gì nếu gặp cơn tăng huyết áp vào buổi sáng? Những thói quen nào tốt cho người bệnh tăng huyết áp để kiểm soát tốt huyết áp và giảm các nguy cơ biến chứng?
Vì sao huyết áp thường tăng khi ngủ dậy?
Vào mùa hè, người bệnh tăng huyết áp cần lưu ý bởi rất dễ gặp các cơn tăng huyết áp đột ngột. Nếu không xử lý kịp thời cơn tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Thời tiết nóng nực có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh khiến người bệnh khó ngủ và xuất hiện cơn tăng huyết áp vào sáng hôm sau. Cơn tăng huyết áp có thể gặp ở khoảng 180 - 200mmHg khiến người bệnh chóng mặt hoặc có thể yếu nhẹ nửa người. Nếu không được xử trí người bệnh có thể gặp tình trạng nhồi máu não, xuất huyết não, cơn co mạch... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Xử trí khi gặp cơn tăng huyết áp
Nếu cảm thấy chóng mặt hoặc yếu nửa người vào buổi sáng khi thức dậy, người bệnh cần đo huyết áp để xác định có phải cơn tăng huyết áp hay không? Nếu huyết áp tăng người bệnh cần bình tĩnh và uống thuốc đã được kê đơn trước khi ăn. Thông thường thuốc sẽ được uống sau khi ăn sáng, tuy nhiên với trường hợp này người bệnh có thể uống luôn. Sau đó người bệnh nằm nghỉ ngơi. 1 giờ sau cần kiểm tra lại tình trạng huyết áp của bản thân. Nếu lúc này huyết áp vẫn tăng cao người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế.
Ngủ không đủ giấc có thể khiến người bệnh gặp cơn tăng huyết áp vào sáng hôm sau.
Những thói quen vào buổi sáng tốt cho người tăng huyết áp
Không chỉ dễ gặp cơn tăng huyết áp, buổi sáng cũng là thời điểm dễ xảy ra những biến chứng liên quan đến tim mạch như đột quỵ, đau tim... Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể dễ gặp tình trạng mất nước khiến máu cô đặc. Hơn nữa cơ thể thường xuyên phải chịu sự thay đổi của nhiệt độ giữa phòng điều hòa và thời tiết bên ngoài nắng nóng dễ dẫn đến nguy cơ bị tăng huyết áp, co mạch... Việc duy trì một số thói quen tốt vào buổi sáng dưới đây sẽ giúp người bệnh tránh được nguy cơ gặp các biến chứng cũng như kiểm soát tốt tình trạng bệnh:
Đo huyết áp khi ngủ dậy. Thói quen theo dõi huyết áp thường xuyên giúp người bệnh nắm được huyết áp có đạt mục tiêu không. Thời điểm tốt nhất để đo huyết áp là khi ngủ dậy và 1 giờ sau khi sử dụng thuốc. Ngoài ra nếu gặp tình trạng chóng mặt, đau đầu hoặc các dấu hiệu bất thường người bệnh cũng có thể kiểm tra huyết áp.
Không bỏ bữa sáng. Thói quen không ăn sáng có thể khiến nhịp sinh học bị thay đổi. Do vậy người bệnh nên duy trì thói quen ăn sáng với các loại thực phẩm lành mạnh. Một số thực phẩm tốt vào buổi sáng cho người bệnh là: trái cây, rau củ quả, các loại hạt giàu Omega-3 (hạnh nhân, óc chó, quả phỉ...). Bên cạnh đó cần lưu ý hạn chế đồ ăn nhiều muối, nhiều đường, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Bởi nếu tiêu thụ quá nhiều đường nhất là đường mía sẽ gây ảnh hưởng cho hormone aldosterone và nội mô peptide - đây là những hoạt chất giúp ổn định huyết áp. Việc ăn mặn cũng sẽ làm tăng lượng Na trong máu từ đó làm tăng áp lực thẩm thấu trong máu dẫn đến tăng cảm giác khát. Tình trạng này sẽ khiến tăng khối lượng tuần hoàn, tăng áp lực trong lòng mạch làm tăng huyết áp.
Vào buổi sáng người bệnh nên đo huyết áp, ăn sáng và tập luyện thể dục để kiểm soát huyết áp.
Hạn chế thay đổi nhiệt độ đột ngột. Khi cơ thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột nhất là vào buổi sáng khi bước từ phòng điều hòa ra ngoài trời nóng hoặc tắm nước lạnh... dễ khiến các mạch máu giãn ra làm tụt huyết áp hoặc gây ra các cơn co mạch khiến huyết áp tăng gây đột quỵ. Do vậy buổi sáng khi ngủ dậy, cần để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ tránh để cơ thể thay đổi nhiệt độ một cách quá đột ngột.
Tập thể dục thường xuyên. Thói quen tập thể dục vào buổi sáng không chỉ giúp tăng cường sức khỏe cho cơ thể mà còn giúp kiểm soát huyết áp tốt. Người bệnh có thể tập luyện các bộ môn có cường độ vừa phải như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe... Việc duy trì tập luyện với cường độ vừa phải, đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 5 ngày/tuần là thói quen tốt cho người bệnh tăng huyết áp.
Hạn chế tiêu thụ caffein vào buổi sáng. Thói quen uống trà hoặc cà phê vào buổi sáng có thể khiến bạn cảm thấy tỉnh táo và sảng khoái nhưng đối với người bệnh tăng huyết áp việc tiêu thụ caffein vào buổi sáng có thể gây ra tình trạng tăng huyết áp. Nếu tiêu thụ quá nhiều caffein tuyến thượng thận sẽ sản sinh ra nhiều adrenaline hơn và gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm dẫn tới tim đập nhanh, huyết áp tăng cao. Hơn nữa khi tiêu thụ caffein nồng độ hormine cortisol gây căng thẳng cũng sẽ tăng lên. Do vậy người bệnh nên hạn chế uống cà phê, trà vào lúc sáng sớm hoặc có thể lựa chọn loại cà phê đã bỏ caffein để uống.
Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt huyết áp người bệnh nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng mỗi ngày để giúp điều hòa nhịp tim và ổn định huyết áp.
Ngoài ra cần uống đủ nước, hạn chế các chất kích thích như rượu bia thuốc lá và cần liên hệ với bác sĩ điều trị nếu có các biểu hiện bất thường để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
Loại rau chống ung thư được phát hiện trị cả đột quỵ Nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí khoa học ACS Central Science, vừa phát hiện thêm một công dụng thần kỳ khác của bông cải xanh, ngoài tác dụng chống ung thư. Theo đó, hợp chất chống ung thư trong bông cải xanh đồng thời có thể ngăn ngừa và điều trị các cục máu đông - có thể gây ra...