Cảnh báo đồng USD đang suy yếu, mất dần vị thế trong rổ tiền tệ
Sức mạnh đồng USD đang giảm dần, và vừa được cảnh báo đứng trước nguy cơ mất vị trí chủ chốt trong rổ tiền dự trữ của thế giới.
Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) vừa quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu ở mức hiện tại, từ 0% – 0,25%. Mức này đã được áp dụng từ ngày 15/3/2020, sau 2 lần hạ lãi suất khẩn cấp trong tháng.
FED cho biết, cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra sẽ tạo sức ép lớn lên các hoạt động kinh tế, thị trường lao động và lạm phát trong ngắn hạn, đem đến rủi ro lớn cho triển vọng kinh tế trung hạn.
Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), đồng đô la Mỹ trên thị trường thế giới vẫn giảm, tỷ giá USD chưa có dấu hiệu phục hồi do những lo ngại về việc Đảng Cộng hòa và Dân chủ của Mỹ đang mâu thuẫn trong việc thống nhất các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo của nước này.
Tại thị trường Việt Nam, giá đồng USD khá ổn định dù mấy phiên gần đây có dấu hiệu sụt giảm nhẹ. Trong nước, lượng dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) dồi dào đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ của các doanh nghiệp nhập khẩu. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2020 giảm 0,23% so với tháng trước; tăng 0,24% so với tháng 12/2019 và giảm 0,32% so với cùng kỳ năm trước.
Đồng USD đang suy yếu. (Ảnh minh họa)
Mới đây, các chuyên gia của Goldman Sachs đã khiến mối lo ngại về tình hình lạm phát ở Mỹ thêm gia tăng khi đưa ra một cảnh báo rằng đồng USD có nguy cơ mất đi vị trí thống trị trong thị trường ngoại hối toàn cầu.
Khi Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị đưa ra một gói kích thích tài khóa khác để hỗ trợ nền kinh tế và FED cũng mở rộng bảng cân đối kế toán thêm khoảng 2,8 nghìn tỷ USD trong năm nay, thì các chiến lược gia của Goldman Sachs cảnh báo rằng chính sách của Mỹ đang gây ra mối lo ngại vè tiền tệ. Điều này có thể đặt dấu chấm hết cho vị trí chủ chốt cùa đồng bạc xanh trong rổ tiền tệ dự trữ của thế giới.
Video đang HOT
Dù quan điểm này vẫn chỉ thuộc nhóm thiểu số trong hầu hết các nhóm chuyên gia tài chính và các chuyên gia của Goldman Sachs cũng không khẳng định điều này sẽ xảy ra, nhưng nhận định này đã “đánh thẳng” vào mối lo ngại tồn tại trên thị trường ở tháng này. Đó là, nhà đầu tư lo ngại rằng việc in thêm tiền sẽ thúc đẩy lạm phát trong những năm tới và tiền sẽ được đổ rất nhiều vào vàng.
Các chiến lược gia của Goldman Sachs phân tích: Vàng là loại tiền tệ mang tính giải pháp cuối cùng, đặc biệt là ở trong bối cảnh hiện tại – khi các chính phủ đang hạ giá các đồng tiền pháp định và đưa lãi suất xuống mức thấp nhất mọi thời đại. Ngoài ra, nhóm chuyên gia cho biết hiện tại mối quan tâm thực sự của họ là về thời gian đồng USD được coi là đồng tiền tệ dự trữ.
Dưới áp lực của giá vàng, đồng USD đang mất giá. (Ảnh minh họa: CNBC)
Việc giá vàng vượt đỉnh lịch sử đã làm nổi bật mối lo ngại ngày càng tăng đối với nền kinh tế thế giới. Goldman Sachs cũng dự báo giá vàng sẽ tăng lên mức 2.300 USD/ounce trong 12 tháng tới. Điều này gây áp lực khá lớn lên đồng USD.
Trong khi đó, chỉ số Bloomberg Dollar Spot chứng kiến tháng 7 tồi tệ nhất trong 1 thập kỷ. Đà giảm diễn ra trong bối cảnh nhiều lời cảnh báo về sự lao dốc của đồng USD được đưa ra sau khi EU tung gói giải cứu chưa từng có – nhằm thúc đẩy đồng Euro và phát hành trái phiếu chung.
Theo khảo sát mới nhất của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), đồng USD được sử dụng trong 88% giao dịch tiền tệ trên thế giới. Trong khi đó, dữ liệu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho hay, hiện tại đồng USD vẫn chiếm khoảng 62% dự trữ ngoại hối của thế giới, dù đã giảm từ con số 85% trong những năm 1970./.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc sut mạnh, "bốc hơi" hơn 46 tỷ USD chỉ trong vòng 1 tháng
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 17 tháng do bất ổn thị trường đẩy đồng đô la Mỹ tăng.
Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng do tác động toàn cầu của đại dịch Covid-19 gây ra sự sụt giảm giá tài sản toàn cầu và tăng tỷ giá đồng đô la Mỹ.
Dữ liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) công bố hôm 7/4 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này - nguồn dự trữ lớn nhất thế giới - đã giảm 46,085 tỷ USD trong tháng 3 xuống chỉ còn xấp xỉ 3,061 nghìn tỷ USD. Điều đó tồi tệ hơn nhiều so với mức giảm dự kiến là 6,718 tỷ USD xuống còn 3,1 nghìn tỷ USD, theo một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế của Reuters.
Sau khi công bố dữ liệu, Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc cho biết sự sụt giảm là do thay đổi giá trị của các tài sản tài chính do Trung Quốc nắm giữ, chẳng hạn như trái phiếu nước ngoài và sự biến động của tỷ giá hối đoái. Đồng đô la Mỹ mạnh hơn dẫn đến khấu hao danh nghĩa cao hơn của tài sản bằng các loại tiền tệ khác trong danh mục dự trữ của Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán thế giới đã lao dốc mạnh vào tháng trước và các nhà đầu tư đã tranh giành sự an toàn bằng việc đầu tư vào đô la Mỹ. Các thị trường trên toàn cầu hiện đang sụt giảm 20% so với mức đỉnh của năm nay, trong khi tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ đã giảm 1,7% so với đồng đô la Mỹ, so với mức giảm 6% của đồng đô la Singapore và mức sụt giảm 15% của đồng rupiah của Indonesia.
Theo Viện Tài chính Quốc tế, dòng tiền từ chứng khoán Trung Quốc đã đạt 12,3 tỷ USD vào tháng 3. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy dòng chảy đang bắt đầu giảm sút khi Trung Quốc đã kiểm soát được sự bùng phát của dịch bệnh và các doanh nghiệp và nhà máy mở cửa trở lại sau 2 tháng phong tỏa.
Geoffrey Wong, người đứng đầu các thị trường mới nổi và châu Á-Thái Bình Dương tại UBS Asset Management, cho biết thị trường Trung Quốc vốn bị chi phối bởi các nhà đầu tư bán lẻ trong nước đã tương đối ổn định và nhận định rằng người dân Trung Quốc trong nước đã yên tâm hơn trước sự quyết đoán của chính phủ.
Các nhà chức trách đã tăng cường hỗ trợ chính sách tài khóa và tiền tệ để khởi động lại nền kinh tế khi các hạn chế đang được gỡ bỏ. Hôm 3/4 vừa qua, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cũng đã cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, theo đó, giải phóng khoảng 400 tỷ nhân dân tệ (56,38 tỷ USD) vào hệ thống ngân hàng.
Nhà kinh tế trưởng của Trung Quốc tại Morgan Stanley, ông Xing Ziqiang, cho biết các doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục bình thường hóa với việc cải thiện hành vi của người tiêu dùng. Trong hai tuần qua, Trung Quốc đã chứng kiến việc tăng giờ làm và giảm tỷ lệ làm việc tại nhà, trong khi nhiều người cũng đã bắt đầu đến các cửa hàng và nhà hàng.
Peter Kinsella, người đứng đầu chiến lược tiền tệ toàn cầu tại Union Bancaire Privee, nói rằng dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc đã dịu bớt trong những tháng gần đây mặc cho việc Trung Quốc và nhiều quốc gia khác ở châu Á đã đóng cửa nền kinh tế.
Chính phủ Trung Quốc sẽ tiếp tục quản lý tỷ giá hối đoái một cách cẩn thận, có nghĩa là những bất lợi sẽ được kiểm soát trong những tháng tới, Kinsella nói.
Sau khi tiêu tốn 1.000 tỷ USD dự trữ để bảo vệ đồng nhân dân tệ trong cuộc suy thoái kinh tế năm 2015 vừa qua, các nhà quản lý của Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát vốn để ổn định giá trị đồng nội tệ và giữ dự trữ quanh mức 3,1 nghìn tỷ USD - mức Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho là mức an toàn tối thiểu. .
Ken Cheung Kin-tai, chiến lược gia trưởng về mảng ngoại hối thị trường châu Á tại Ngân hàng Mizuho, nhận định có rất ít khả năng về việc một lượng vốn lớn dịch chuyển khỏi Trung Quốc và do đó, dự trữ của Trung Quốc sẽ ổn định, mặc dù mức này đã đạt đến ngưỡng 3 nghìn tỷ USD.
"Hiện tại mọi người cần đô la Mỹ là vì những căng thẳng của thị trường dẫn đến việc đổ xô nắm giữ các tài sản trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, trạng thái thị trường sẽ dần dần cải thiện, sẽ giúp đồng nhân dân tệ và dự trữ của Trung Quốc ở mức tương đối ổn định", ông Cheung nói.
Các dữ liệu công bố hôm qua 7/4 cũng cho thấy Trung Quốc hiện nắm giữ 62,64 triệu lượng vàng vào cuối tháng 3, ngang bằng với lượng vàng dự trữ vào cuối tháng 2.
Tham khảo: South China Morning Post
Thái Bích Phương
Số liệu thị trường tiền tệ 2 tháng đầu năm 2020 Thị trường tiền tệ 2 tháng đầu năm 2020 Chỉ số USD trong 2 tháng đầu năm 2020 biến động khá mạnh. Theo đó, chỉ số USD đạt mức thấp vào đầu tháng 1, sau đó dần hồi phục và tăng nhẹ vào giữa tháng 2. Cụ thể, chỉ số USD thấp nhất tại 96,82 điểm (ngày 02/01) đạt mức cao nhất tại...