Cảnh báo dịch vụ vay ngang hàng gia tăng có thể gây rủi ro
Trong dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ tới nền kinh tế gửi các bộ, cơ quan ngang bộ lấy ý kiến, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P lending) của nước ngoài hiện đang gia tăng hoạt động tại Việt Nam, có thể gây rủi ro, trong khi nhiều nước đang tăng cường quản lý, thắt chặt và giám sát chặt chẽ.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù, mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng. Trong khi hiện nay, khung khổ pháp lý hiện hành ở Việt Nam chưa có quy định cụ thể đối với hoạt động cho vay ngang hàng.
Hiện, các công ty hoạt động trong lĩnh này đăng ký ngành nghề kinh doanh là dịch vụ cầm đồ, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư, môi giới tài chính… cung cấp các dịch vụ kết nối nhà đầu tư và người đi vay vận hành trên nền tảng giao dịch trực tuyến.
Hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng có mang lại ảnh hưởng tích cực nhưng nếu không được quản lý, giám sát chặt chẽ, có thể phát sinh các loại hình biến tướng, gây ảnh hưởng xấu tới xã hội, đặc biệt có thể gia tăng rủi ro nợ xấu.
Dẫn chứng số liệu của Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, từ năm 2016, hoạt động cho vay ngang hàng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, số lượng hiện nay vào khoảng 100 công ty (đã hoạt động và một số thử nghiệm) một số công ty hoạt động cho vay ngang hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nga, Singapore, Indonesia …mặc dù mới xuất hiện nhưng các công ty trên có sự tăng trưởng mạnh về số lượng, khách hàng.
“Trong bối cảnh một số quốc gia trong khu vực đang tăng cường quản lý hoạt động cho vay ngang hàng (Trung Quốc, Singapore, Indonesia…) thì các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty hoạt động cho vay ngang hàng của Trung Quốc đang tìm cách chuyển hướng hoạt động sang thị trường Việt Nam”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư các công ty hoạt động cho vay ngang hàng thực hiện hoạt động kết nối giữa người vay và người cho vay trên nền tảng công nghệ số. Bên vay và bên cho vay được kết nối với nhau để thực hiện vay tiền. Các tác nhân tham gia trong mô hình hoạt động cho vay ngang hàng gồm có: Công ty hoạt động cho vay ngang hàng; người đi vay; người cho vay; ngân hàng; công ty cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (ví điện tử), công ty bảo hiểm, thu hồi nợ…
Trường hợp bên cho vay đồng ý cho vay tiền thì bên vay và bên cho vay sẽ giao kết thỏa thuận tài chính, trong đó thống nhất với nhau về lãi suất, nghĩa vụ giải ngân của bên cho vay, nghĩa vụ thanh toán khoản vay, tiền lãi và phí (nếu có) của bên vay… Trong mô hình kết nối này, mặc dù các chủ thể tham gia là độc lập, mỗi chủ thể đều có vai trò, quyền lợi và trách nhiệm riêng.
Trong thời gian qua, tại một số địa phương như: Tp. Hồ Chí Minh đã xuất hiện một số đối tượng sử dụng các hình thức cho vay qua ứng dụng điện tử, công nghệ (qua các app trực tuyến). Đáng nói, với điều kiện vay dễ dãi, người vay tiền qua các ứng dụng cho vay ngang hàng rất nhận được tiền nhanh chóng nhưng trái lại họ sẽ phải mất chi phí vay khá cao và chịu lãi lớn.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng vay và trả lãi suất, nếu người vay không trả được lãi, mức phạt lãi rất lớn, gây rủi ro lớn cho người đi vay. Ngoài cho vay ngang hàng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cảnh báo xu hướng các tập đoàn lớn của nước ngoài với ưu thế về vốn và công nghệ đẩy mạnh mua lại cổ phần chi phối tại các công ty thuộc loại hình kinh tế chia sẻ của Việt Nam. Có trường hợp “họ chấp nhận lỗ trong ngắn hạn để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
Trước vấn đề phát sinh thực tế ngày càng nhiều, hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa theo kịp diễn biến này trên thị trường trong nước, đang để ngỏ nhiều khoảng trống pháp luật. Thậm chí, một số lĩnh vực đã có quy định pháp luật nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác, gây bất lợi cho thị trường trong nước.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất về phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần chủ trì phối hợp với bộ, ngành liên quan đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Fintech; đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế thử nghiệm hoạt động Fintech và hoạt động cho vay ngang hàng phù hợp tại Việt Nam tiến tới xây dựng hành lang pháp lý phù hợp cho lĩnh vực này.
Fintech có thể khiến hệ thống tài chính lệ thuộc nước ngoài
Việc phần lớn công ty Fintech do bên thứ ba cung cấp dịch vụ nền tảng là của nước ngoài, có thể làm tăng độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào các nhà đầu tư ngoại.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nêu ra trong Dự thảo Báo cáo đánh giá tác động của một số loại hình kinh tế chia sẻ chính tới nền kinh tế.
Tại dự thảo, Bộ KHĐT cho biết việc việc phát triển kinh tế chia sẻ có thể làm gia tăng mức độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào bên thứ ba, là các doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến rủi ro hệ thống, gia tăng nguy cơ mất an toàn tài chính quốc gia.
Video đang HOT
Trong đó, sự phát triển các loại hình kinh tế chia sẻ làm gia tăng nhanh các giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt, giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Sự bùng nổ nhu cầu giao dịch thanh toán điện tử tạo áp lực và thách thức lớn đối với các ngân hàng trong nước nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và an ninh tài chính quốc gia.
Gia tăng lệ thuộc nước ngoài
Trong giai đoạn 2016-2019, số lượng giao dịch tài chính qua kênh thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng 30%/năm, giao dịch qua internet tăng 50,22%/năm, giao dịch qua điện thoại di động tăng 84,84%/năm.
Gần đây, các tổ chức tài chính ngân hàng đã ứng dụng công nghệ số API, Blockchain, Big data... thông qua các nền tảng ngân hàng số (digital banking) trên cơ sở hợp tác với các công ty Fintech để cung ứng sản phẩm dịch vụ thanh toán, kết nối giữa khách hàng với ngân hàng trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT cho rằng các nhà cung cấp nền tảng công nghệ lớn này lại chủ yếu ở nước ngoài, tiềm ẩn những rủi ro lớn cho hệ thống tài chính trong nước.
Các công ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech đang phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Lê Trọng.
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, trong số 200 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực Fintech ở Việt Nam, hầu hết là do bên thứ ba cung cấp dịch vụ nền tảng và là các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này có thể làm gia tăng độ lệ thuộc của hệ thống tài chính ngân hàng vào các nhà đầu tư nước ngoài.
Một số hoạt động của Fintech có thể làm gia tăng độ lệ thuộc vào bên thứ ba của hệ thống tài chính như công nghệ Robot tư vấn và các công ty Fintech trong lĩnh vực cho vay phải dựa hoàn toàn vào bên thứ ba, hay như việc các tổ chức tài chính dần phụ thuộc vào các công ty cung ứng dịch vụ điện toán đám mây để thực hiện các hoạt động tài chính liên quan đến công nghệ này thay cho việc phải đầu tư cơ sở hạ tầng cần thiết.
Việc này có thể dẫn đến rủi ro hệ thống khi cả thị trường hoặc nhiều tổ chức lớn trên thị trường phụ thuộc vào số ít công ty cung ứng dịch vụ.
Mối quan hệ giữ Fintech và ngân hàng
Bộ KHĐT cho biết loại hình Fintech đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của các doanh nghiệp công nghệ lớn trong nước như FPT, Viettel, VNPT... qua hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp.
Việc phát triển Fintech cũng thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong ngành ngân hàng.
Theo đó, các công ty Fintech và các ngân hàng truyền thống đều có những ưu điểm riêng biệt mà cả hai đều có thể khai thác lẫn nhau, vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Hợp tác phổ biến nhất hiện nay giữa ngân hàng và Fintech là lĩnh vực thanh toán. Ảnh: Hải Đăng.
Với các ngân hàng, Fintech vừa là đối thủ, nhưng đồng thời cũng là đối tác giúp các dịch vụ tài chính ngân hàng được khách hàng tiếp cận dễ dàng hơn, đặc biệt là nhóm khách hàng sống ở vùng sâu, vùng xa nơi mạng lưới ngân hàng chưa bao phủ. Điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng dù muốn hay không cũng phải trao phần thị trường này cho các công ty Fintech khai thác.
Đối với các công ty Fintech, điểm mạnh trong cạnh tranh là tính linh hoạt với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, cùng với việc sử dụng công nghệ đổi mới sáng tạo đã cho ra đời những sản phẩm dịch vụ tài chính thuận tiện và hiệu quả.
"Có thể coi các công ty Fintech là cánh tay nối dài của các ngân hàng trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo tới khách hàng, và điểm mạnh trong cạnh tranh của các ngân hàng cũng chính là điểm yếu trong cạnh tranh các công ty Fintech và ngược lại", Bộ KHĐT nhận định.
Theo cơ quan quản lý hoạt động đầu tư, xu hướng chung sẽ là các ngân hàng và Fintech cùng hợp tác trong việc triển khai các dịch vụ tài chính để tận dụng tốt nhất các điểm mạnh của nhau.
Tuy nhiên, Bộ KHĐT cũng cho rằng việc phát triển Fintech cũng đi kèm rủi ro chính sách và pháp lý. Hiện nay chưa có căn cứ luật pháp để điều chỉnh đối với hoạt động của đa phần công ty Fintech trên thị trường.
Theo đề xuất của NHNN, Chính phủ đang xây dựng Nghị định Quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng để làm cơ sở thực tiễn xây dựng hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với loại hình kinh doanh này trong thời gian tới.
Như vậy, về mặt thể chế quản lý, hoạt động Fintech ở Việt Nam chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị tổ chức thử nghiệm. Việc hoạt động trong điều kiện chưa có môi trường luật pháp, chính sách rõ ràng, đầy đủ là rất rủi ro.
Kể cả trường hợp Nhà nước đã xây dựng, hoàn thiện chính sách quản lý thì vẫn còn rủi ro lớn vì môi trường quản lý có thể không được như kỳ vọng của các doanh nghiệp, dẫn đến nhiều trường hợp có thể phải dừng hoạt động hoặc phá sản.
Ông Sang Lee làm Tổng giám đốc Manulife Việt Nam Trước khi gia nhập Manulife, ông Sang đã đảm nhiệm nhiều vai trò cấp cao khác nhau trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và quản lý tài sản với hơn 28 năm kinh nghiệm làm việc tại châu Á, bao gồm Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan. Ông Sang Lee làm Tổng giám đốc Manulife Việt Nam. Manulife vừa...