Cảnh báo đặc biệt: Cồn sát khuẩn ‘rởm vừa hại người vừa không diệt được Covid-19
Cồn sát khuẩn ‘rởm’ không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền.
Nếu mua phải loại cồn này để sát trùng thì thật sự nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay.
Ảnh minh họa: Internet
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên – Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng “rởm” thay rượu.
Bệnh nhân là ông L.V. Ngh (42 tuổi, ở Kinh Môn, Hải Dương) vào cấp cứu tại Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai ngày 8/3/2020 do ngộ độc methanol. Theo lời người nhà, do bệnh nhân nghiện rượu và bị cách ly với nguồn rượu nên bệnh nhân đã mua cồn y tế về để pha thành rượu uống.
Trước đó, khoảng 8 giờ sáng ngày 8/3/2020, bệnh nhân được gia đình phát hiện ngủ dậy với chai cồn sát trùng 90 độ bên cạnh đã hết. Sau đó bệnh nhân dần đi vào hôn mê, gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương, sau đó chuyển Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê sâu, glasgow 4 điểm, tụt huyết áp, xét nghiệm có nhiễm toan chuyển hóa nặng, chụp cắt lớp não có tổn thương nhân bèo và phù não. Xét nghiệm máu cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol là 491,79mg/dL (cao gấp gần 25 lần nồng độ gây ngộ độc), nồng độ ethanol âm tính. Bệnh nhân đã được điều trị giải độc, lọc máu, hồi sức. Tình trạng nhiễm độc đã hết nhưng còn hôn mê sâu do tổn thương não.
Video đang HOT
Hình ảnh và thông tin chai cồn bệnh nhân đã sử dụng thay rượu. Ảnh: BV cung cấp
Thông tin về chai cồn bệnh nhân đã uống như sau: Cồn 90 độ, Sản xuất tại Công ty THNN Đầu tư Thương mại Dược Hải Nam, địa chỉ: số 158, Quốc Bảo, Thanh Trì, Hà Nội. Điện thoại: 0985.448.383/0969.172.828. Công dụng: Tiệt trùng dụng cụ. Ngày sản xuất: 01/02/2020. HSD: 3 năm. Barcode: 8938519370685. Tuy nhiên, xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn của bệnh nhân cho thấy nồng độ cồn công nghiệp methanol chiếm 81,88%, nồng độ ethanol là 1,01%.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết, trong vài năm qua, tình hình ngộ độc methanol có xu hướng gia tăng. Bên cạnh nguyên nhân do người dân uống phải loại rượu không rõ nguồn gốc, còn do uống cồn y tế thay rượu uống (do nghiện rượu, thiếu rượu để uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế là an toàn). Hầu hết các trường hợp uống cồn y tế cho tới nay theo ghi nhận của Trung tâm Chống độc đều dẫn tới ngộ độc methanol nặng, trong đó có nhiều bệnh nhân đã tử vong.
BS Nguyên nhấn mạnh, theo các tài liệu, methanol không được đề cập về tác dụng sát trùng. Đồng thời hàm lượng ethanol trong chai cồn sát trùng không đạt hoặc không có sẽ dẫn tới không thể tiêu diệt các vi trùng, không thể bảo vệ bệnh nhân trước nguy cơ dịch bệnh, nhiễm trùng sau phẫu thuật, vết thương và tiêm truyền. Nếu người dân và cơ sở y tế mua phải loại cồn này để sát trùng thì thật sự nguy hiểm, đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Hơn nữa, loại cồn này nếu bôi rộng trên da thì có nguy cơ ngấm trực tiếp qua da vào máu và có thể gây nhiễm độc và dẫn tới các hậu quả như khi uống phải.
QUẢNG AN (tienphong.vn)
Phòng dịch COVID-19: Những sai lầm khi rửa tay mà ít người chú ý
Trong thời dịch COVID-19, bạn cần thực hiện những biện pháp đề phòng, trong đó có việc rửa tay.
Sau khi rửa tay trong 21 giây với xà phòng, bạn cần lau khô chúng với khăn giấy đúng cách để phòng bệnh - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, động tác tưởng chừng đơn giản này nhiều người lại không chú ý lắm.
Sau đây là một số sai lầm khi rửa tay, theo trang tin The Health Site.
1. Bạn rửa tay quá nhanh
Đây là lỗi rửa tay thông thường. Nếu bạn rửa tay quá nhanh, bạn đang phá hoại mục đích mà bạn nhắm đến. Trước tiên, bạn cần làm ướt tay bằng nước. Sau đó, bôi xà phòng lên tay và chà thật kỹ trong 21 giây rồi rửa sạch dưới vòi nước. Đây là cách tốt nhất để diệt vi trùng khỏi tay bạn. Nhiều người chỉ cần chà xà phòng lên tay ướt và nhanh chóng rửa sạch xà phòng. Điều này sẽ không giúp bạn thoát khỏi vi trùng và mầm bệnh.
2. Bạn không sử dụng xà phòng mỗi lần bạn rửa tay
Nhiều người nghĩ rằng không cần thiết dùng xà phòng mỗi lần rửa tay. Như thế là không đúng. Nếu bạn muốn làm sạch tay đúng cách, bạn phải dùng xà phòng. Điều này cũng sẽ giúp bạn chà tay đúng cách và rửa trong khoảng thời gian cần thiết.
Xà phòng rất cần thiết để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Chỉ rửa tay với nước là không đủ. Xà phòng cũng sẽ đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ những điểm như mu bàn tay hoặc dưới móng tay. Bạn cũng có thể sử dụng bàn chải móng tay để loại bỏ bụi bẩn và vi trùng dưới móng tay dài của bạn.
3. Bạn bỏ qua việc làm khô tay sau khi rửa
Đừng mắc lỗi rửa tay này. Sau khi rửa tay trong 21 giây, bạn cần lau khô chúng đúng cách. Bạn có thể sử dụng máy sấy tay hoặc khăn. Máy sấy có thể làm cho tay bạn mau khô, còn khăn giấy có thể được vứt đi sau khi sử dụng.
Nhưng nếu bạn chọn cách sử dụng khăn, hãy chắc chắn chiếc khăn phải sạch sẽ. Nếu khăn vải của bạn bị bẩn hoặc ẩm ướt, bạn có thể mở đường cho vi trùng và vi khuẩn ẩn trong đó "đổ bộ" lên tay bạn, theo The Health Site.
4. Bạn chạm vào tay nắm cửa hoặc vòi sau khi rửa tay
Sau khi rửa tay, sử dụng khăn giấy để khóa vòi hoặc mở cửa. Điều này rất quan trọng nếu bạn đang sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nó sẽ đảm bảo rằng bạn không ngay lập tức làm cho tay mình nhiễm virus sau khi đã rửa tay đúng cách. Đừng bao giờ chạm vào bề mặt bẩn sau khi rửa sạch tay, theo The Health Site.
Theo thanhnien.vn
Tập thể dục có lợi cho hệ miễn dịch Khoa học hiện đại cho rằng việc luyện tập có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và thậm chí có khả năng chống lại vi trùng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phương pháp luyện tập và thời gian tập thể dục có thể ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Nhiều hơn không phải bao giờ cũng tốt hơn. Và...