Cảnh báo của cặp vợ chồng bác sĩ từng cứu sống 6.000 người bị rắn cắn
Từng cứu sống 6.000 nạn nhân bị rắn cắn ở Ấn Độ, vợ chồng bác sĩ Sadanand Raut chia sẻ những điều cần lưu ý để tránh nguy cơ tử vong.
Hơn 1 năm trước, Ramprakash Kharge ở thành phố Pune (Ấn Độ) tỉnh dậy với cơn đau kỳ lạ ở chân. Khi nhìn vào chỗ đau, ông thấy vết sưng tấy. Người nông dân 64 tuổi tự hỏi phải chăng lần trượt chân trước đó gây ra tình trạng này. Không để tâm nhiều, ông vẫn đi làm bình thường.
Nhưng rồi ông thấy vùng da xung quanh vết cắn đổi màu. “Vết sưng của cha tôi chuyển sang màu xanh, đen và mọi người nghi ngờ ông bị rắn cắn”, con trai ông, Kiran, nói với Better India.
Mỗi năm có có hàng chục nghìn người ở Ấn Độ tử vong vì rắn cắn. Ảnh minh họa: A-z-animals
Ông Kharge vội vã đến Phòng khám Điều dưỡng Vighnahar ở Narayangaon và được theo dõi trong ba ngày. “Cha tôi đang phải thở máy. Bác sĩ nghi ngờ có thể ông ấy đã bị rắn lục Russell cắn. Chúng tôi rất sợ hãi vì đây là trường hợp đầu tiên bị rắn độc như vậy cắn trong gia đình”, anh Kiran kể.
“Chúng tôi lo ngại nọc độc có thể đã lan đến thận và tim. Bác sĩ đã phẫu thuật để loại bỏ chất độc. Mỗi khoảnh khắc đều khó khăn đối với chúng tôi. Ca phẫu thuật đã thành công và bố tôi an toàn”, anh Kiran nhớ lại.
Vị cứu tinh cho ông Kharge là vợ chồng bác sĩ Sadanand và Pallavi Raut. Họ đã cứu sống ít nhất 6.000 nạn nhân bị rắn cắn trong khu vực Narayangaon.
Mục tiêu không có người tử vong vì rắn cắn
Video đang HOT
Sinh ra ở làng Umbraj ở Pune, bác sĩ Sadanand Raut tốt nghiệp ngành y năm 1992. Ông bắt đầu hành nghề tại ngôi làng Narayangaon gần đó.
“Ngày nọ, một người công nhân gọi điện báo với tôi rằng con gái anh ấy bị rắn hổ mang cắn. Cô bé bị đau dữ dội và khó thở. Tôi bảo anh ấy đưa con đến bệnh viện ngay. Thật không may, bệnh nhi đã chết trên đường đi. Cô bé mới 8 tuổi”, bác sĩ nhớ lại.
Sự việc đau buồn đã khiến bác sĩ Sadanand quyết tâm không để người nào trong làng chết vì rắn cắn.
Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, ông phát hiện người dân trong vùng trồng các loại cây như đậu nành, lạc, mía quanh năm thường xuyên gặp phải rắn.
Ở Ấn Độ, khoảng 90% số ca rắn cắn liên quan tới “tứ đại” – cạp nong, hổ mang Ấn Độ, rắn lục Russell và rắn lục hoa cân. Bác sĩ Sadanand cho biết, nếu tiêm huyết thanh kháng nọc độc chậm trễ, vết rắn cắn có thể gây tổn thương nội tạng nghiêm trọng hoặc dẫn đến tử vong.
Trung tâm y tế cơ sở thiếu thuốc kháng nọc độc hoặc thiết bị hỗ trợ như máy thở. Họ cũng không được đào tạo để xử lý những trường hợp khẩn cấp như vậy.
Ngoài ra, những bệnh nhân bị nặng phải vào thành phố để điều trị, khiến nhiều người sẽ chết trên đường đến bệnh viện. Một số người tới khám ở chỗ các thầy lang băm và lãng phí thời gian vàng để điều trị.
Bác sĩ Sadanand bắt đầu trang bị cho bệnh viện của mình các thiết bị cần thiết như máy theo dõi nhịp tim, máy thở và bình oxy. Khoảng 30 năm qua, ông nỗ lực vì sứ mệnh “không có trường hợp tử vong do rắn cắn trong khu vực”.
Vợ chồng bác sĩ Sadanand Raut. Ảnh: Better India
Những điều nên và không nên làm khi bị rắn cắn
Mỗi năm, bác sĩ Sadanand gặp tới 200 trường hợp bị rắn cắn. Trong những ngày gió mùa, ít nhất 12 bệnh nhân được đưa đến cơ sở y tế mỗi ngày. Không có sự hỗ trợ của nhân viên được đào tạo, vợ chồng bác sĩ Sadanand phải làm việc suốt ngày đêm.
“Khi nghi ngờ bị rắn cắn, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Sau khi bị rắn cắn, người bệnh bắt đầu hoảng sợ, có thể làm tăng huyết áp. Gia đình nên trấn an người bệnh rằng họ không cần phải lo lắng vì việc điều trị kịp thời sẽ cứu sống họ. Ngoài ra, người bị rắn cắn không nên đi bộ hoặc chạy vì chất độc có thể lưu thông đến tim và não. Ông cho biết thêm, bệnh nhân nên được chuyển đến bệnh viện ở tư thế nằm nghiêng”, bác sĩ Sadanand khuyên.
Hai vợ chồng bác sĩ đã tiến hành chương trình nâng cao nhận thức ở các làng, trường học, cao đẳng, lâm nghiệp và cao đẳng y tế. Họ cho biết đã đào tạo 10.000 học sinh, 2.000 giáo viên, 1.500 công nhân để giúp họ xác định các loài rắn độc cũng như những điều nên làm và không nên làm khi bị rắn cắn.
Ăn nấm độc khiến 3 người tử vong ở Úc
Úc tiến hành điều tra sau khi 4 nạn nhân cao tuổi nhập viện nghi do ăn nấm độc, trong đó 3 bệnh nhân đã không qua khỏi.
Nấm phiến đen chân vàng dễ bị nhầm với nấm mỡ. Ảnh THE GUARDIAN
Trang News.com.au ngày 6.8 đưa tin cảnh sát Úc tiến hành điều tra sau khi 3 người ở vùng nông thôn bang Victoria tử vong nghi do ăn nấm độc.
Nạn nhân thứ 3 vừa thiệt mạng và một người khác đang giành giật sự sống, nghi do ngộ độc nấm dại ở khu vực đông nam bang Victoria.
Sự việc xảy ra tại thị trấn Leongatha thuộc vùng Gippsland hôm 29.7, với 4 người gồm 2 nam và 2 nữ xuất hiện các triệu chứng sau khi ăn bữa trưa tại nhà. Tất cả được đưa đến bệnh viện vào ngày hôm sau.
Đến ngày 4.8, hai phụ nữ là chị em (66 và 70 tuổi) đã tử vong tại bệnh viện, còn một nạn nhân 70 tuổi không qua khỏi vào tối 5.8. Nạn nhân còn lại (68 tuổi) đang được điều trị tại bệnh viện. Chưa rõ danh tính của 4 người, cũng như loại nấm mà họ đã ăn.
"Vào thời điểm này, vẫn chưa rõ tình huống chính xác. Cuộc điều tra đang được tiến hành và cảnh sát sẽ liên lạc với cơ quan y tế", theo một phát ngôn viên cảnh sát. Cơ quan y tế địa phương cũng xác nhận về việc đang điều tra, cũng như phối hợp với cảnh sát.
Thông tin được đưa ra sau khi Sở Y tế bang Victoria cảnh báo mọi người không nên hái nấm dại sau nhiều tuần thời tiết ẩm ướt. Cơ quan chức năng nhiều lần cảnh báo về nấm phiến đen chân vàng và nấm tử thần, cả 2 đều độc.
Bác sĩ Angie Bone tại Victoria cảnh báo rằng "trừ khi bạn là chuyên gia, đừng hái và ăn nấm dại ở Victoria". "Tử vong có thể xảy ra trong vòng 48 giờ do tổn thương gan nghiêm trọng. Nấm tử thần là cực độc và chiếm 90% các ca tử vong vì nấm độc", tờ The Guardian dẫn lời bà Bone cảnh báo.
Ứng phó kẹt xe, Bangkok đưa đội xe mô tô cứu thương vào hoạt động Chính quyền đô thị Bangkok (BMA) chính thức triển khai đội xe mô tô cứu thương trong nỗ lực nhanh chóng cung cấp dịch vụ cấp cứu cho toàn bộ 50 quận của thủ đô Thái Lan mà không sợ nạn kẹt xe. Đội xe mô tô cứu thương đầu tiên của Bangkok. Ảnh CHỤP TỪ THE NATION/ASIA NEWS NETWORK Tờ The Straits...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đức: Chưa bầu được Thủ tướng trong vòng bỏ phiếu đầu tiên

EU thúc đẩy kế hoạch chấm dứt phụ thuộc năng lượng Nga

Nhiều bang kiện quyết định dừng các dự án điện gió của Tổng thống Mỹ

Trung Quốc cam kết không xuất khẩu ồ ạt hàng giá rẻ sang các nước đối tác

EU nới lỏng kiểm soát đầu tư công nghệ nhạy cảm từ Trung Quốc

Phái đoàn Belarus sắp tới Triều Tiên để thúc đẩy hợp tác song phương

Ông Friedrich Merz không giành được đa số phiếu để trở thành Thủ tướng Đức

Trên 2.000 nhân viên kiểm duyệt nội dung cho Meta mất việc

Thị trưởng Moskva: Phòng không chặn ít nhất 19 UAV bay về hướng thủ đô Liên bang Nga

Phát hiện nhiều cá ông chuông mắc cạn ở bờ biển Australia

Peru đình chỉ hoạt động khai thác vàng sau thảm kịch 13 người chết

Israel có thể mất các con tin khi mở rộng chiến dịch quân sự ở Gaza
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến Son Ye Jin "xót chồng", cả Hàn Quốc rơi lệ, nhưng Hyun Bin lại ra về tay trắng gây tranh cãi
Hậu trường phim
07:19:29 07/05/2025
Long Quân Trở Lại tung trailer chính thức, game thủ Việt tấm tắc khen ngợi trước 1 điểm sáng
Mọt game
07:18:46 07/05/2025
Trạng Quỳnh bản 3D lần đầu ra rạp có gì đặc biệt?
Phim việt
07:10:48 07/05/2025
Vợ Hồ Văn Cường 'xả' ảnh đi biển, khoe vóc dáng khét lẹt, 'ăn đứt' loạt hoa hậu
Netizen
07:04:03 07/05/2025
G-Dragon "không hẹn mà gặp" Sơn Tùng, gây nổ MXH, em gái BLACKPINK bị réo?
Sao châu á
07:02:49 07/05/2025
Hoa hậu Phương Lê có bầu, Vũ Luân lên chức, khóc nức nở, 3 con riêng thái độ
Sao việt
06:57:46 07/05/2025
5 món ăn phải có trên mâm cơm trong tiết Lập hạ: Thanh nhiệt, giải độc, tăng đề kháng - bỏ qua thì quá tiếc!
Ẩm thực
06:09:56 07/05/2025
Cựu 'bom sex' Katie Price kể chuyện phá sản: '6 năm qua là địa ngục'
Sao âu mỹ
05:57:44 07/05/2025
Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày
Góc tâm tình
05:03:59 07/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025