Cảnh báo cơn đau ngực có thể giết chết bệnh nhân nhanh chóng
Với dấu hiệu bắt đầu từ một cơn đau ngực dữ dội, không được cấp cứu kịp thời người bệnh có thể tử vong nhanh chóng.
Mới đây, bệnh nhân Nguyễn Đình T. (nam, 71 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) được đưa vào BV Đa khoa Nông nghiệp cấp cứu trong tình trạng đau ngực dữ dội, tụt huyết áp.
Bệnh nhân đã nhanh chóng được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, hồi sức tích cực và chụp động mạch vành. Kết quả chụp động mạch vành cho thấy hình ảnh tắc hoàn toàn từ đoạn đầu động mạch vành phải (mạch máu nuôi tim).
Nếu không được can thiệp kịp thời, người bệnh có thể tử vong nhanh chóng vì tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
Các bác sĩ khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp đã tiến hành can thiệp đặt Stent mạch vành cấp cứu người bệnh.
Theo ThS.BS. Tạ Xuân Trường, Trưởng khoa Nội tim mạch, nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim.
Việc chạy đua với thời gian để kịp thời can thiệp tim mạch là điều kiện sống còn để cấp cứu, điều trị bệnh nhân. Trước đây, khi chưa có can thiệp, việc chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khác nhiều rủi ro do quá trình vận chuyển, kéo dài thời gian cần can thiệp.
Tại BV Đa khoa Nông nghiệp, kỹ thuật can thiệp động mạch vành qua da (chụp, nong và đặt stent) đã được thực hiện từ tháng 12 năm 2019, đến nay đã thực hiện thành công, cứu chữa 200 bệnh nhân, trong đó có nhiều bệnh nhân cấp cứu, nặng, phức tạp, có những bệnh nhân vừa phải hồi sức tích cực vừa can thiệp.
Như trường hợp bệnh nhân trên, tình trạng nặng, nguy cơ cao do tắc hoàn toàn từ đoạn đầu động mạch vành phải (mạch máu nuôi tim), nếu không kịp tái thông dòng chảy cho động mạch, nguy cơ tử vong rất cao.
Video đang HOT
Hình ảnh chụp cho thấy bệnh nhân tắc hoàn toàn động mạch vành.
Ngay sau khi chẩn đoán xác định, giải thích tình trạng nặng, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ thực hiện can thiệp tái thông dòng chảy thành công bằng 2 stent. Sau 6 ngày nằm viện, bệnh nhân được ra viện ngày 16/4 trong tình trạng bình phục, sức khoẻ ổn định.
Và hình ảnh tái thông mạch sau can thiệp đặt stent.
BS Trường khuyến cáo, nhồi máu cơ tim là một bệnh tối cấp cứu, biểu hiện ban đầu có thể là cơn đau ngực dữ dội, đau ngực bất thường. Khi thấy có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bệnh nhân cần đến bệnh viện gần nhất để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời càng sớm càng tốt. Việc can thiệp nhồi máu cơ tim càng sớm sau khi có triệu chứng, cơ hội bình phục cho người bệnh càng cao.
Hồng Hải
Vinmec cứu bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp khỏi "cửa tử" trong thời gian ngắn kỷ lục
Nhờ sự phối hợp nhanh chóng của ekip Hồi sức cấp cứu và Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đe dọa sốc tim đã được cấp cứu thành công trong thời gian ngắn kỷ lục, thoát "cửa tử" trong gang tấc.
Phối hợp hội chẩn 3 bên tìm giải pháp tốt nhất
Nhìn bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa (65 tuổi, Hà Nội) đang vui vẻ nói chuyện với mọi người, ít ai biết rằng chỉ vài ngày trước thôi, ông Hòa và ekip bác sĩ phải giành giật từng giây với thời gian để thoát "cửa tử" do căn bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Ths.Bs Phạm Thành Văn (áo blouse trắng) chia sẻ niềm vui hồi phục với bệnh nhân Nguyễn Đức Hòa và gia đình
Nhồi máu cơ tim cấp là một siêu cấp cứu có tỷ lệ tử vong cao nhất trong giờ đầu tiên. Do đó, việc chạy đua với thời gian chính là yếu tố quyết định sinh mạng của người bệnh. Ông Hòa được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City trong tình trạng đau ngực dữ dội, tụt huyết áp. Qua khám lâm sàng, bác sĩ chẩn đoán người bệnh bị nhồi máu cơ tim cấp, đe dọa sốc tim kèm nhiều bệnh phối hợp nặng.
Để có phương pháp điều trị tối ưu trong tình huống khẩn cấp này, ngay lập tức các bác sĩ tại Đơn nguyên Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City đã hội chẩn với chuyên gia tim mạch Đại học Pennsylvania (Mỹ) và Đại học Yeungnam (Hàn Quốc). Kết quả hội chẩn 3 bên thống nhất lựa chọn can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS), kết hợp với điều trị nội khoa tối ưu trước và sau khi can thiệp. Trong đó, siêu âm trong lòng mạch vành IVUS là một trong những tiến bộ của lĩnh vực tim mạch can thiệp, giúp chẩn đoán bổ sung cho chụp động mạch vành, can thiệp điều trị xơ vữa động mạch vành một cách chính xác.
Các bác sĩ tại Đơn nguyên Can thiệp tim mạch Bệnh viện Vinmec Times City cùng các bác sĩ Đại học Yeungnam (Hàn Quốc)
Thời gian xử lý cấp cứu ngắn kỷ lục: 30 phút
Ths.Bs Trần Hải Hà (Khoa Cấp cứu - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City) cho biết: Với người bệnh nhồi máu cơ tim, thời gian là sự sống. Trên thế giới, thời gian từ khi tiếp nhận người bệnh đến lúc luồn được dây dẫn qua tổn thương trung bình khoảng 120 phút. "Thời gian vàng" để can thiệp động mạch vành là dưới 120 phút. Nếu cấp cứu muộn, có thể dẫn tới cơ tim chết hoặc để lại những biến chứng nặng nề.
"Với trường hợp bệnh nhân Hòa, sự phối hợp kịp thời giữa các chuyên khoa giúp thời gian xử lý cấp cứu được rút ngắn chỉ 30 phút, nhờ đó tiên lượng bệnh nhân được tốt hơn, ngăn chặn để lại tổn thương không thể phục hồi" - BS Hà nhấn mạnh.
Sau hồi sức tích cực và can thiệp mạch vành cấp cứu, chỉ sau 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa đã ổn định, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo, có thể đi lại bình thường. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân được kiểm soát tốt các bệnh lý đi kèm như đặt máy tạo nhịp tạm thời để ổn định nhịp tim, kiểm soát lượng đường máu ở mức an toàn.
Sau 1 tuần, sức khỏe bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa đã ổn định, hoàn toàn tỉnh táo
Nói về kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS) đã áp dụng với ca bệnh này, Ths.Bs Phạm Thành Văn (Trưởng đơn nguyên Can thiệp tim mạch, Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City) cho biết: "Để điều trị nhồi máu cơ tim cấp, cần phải tái lập dòng máu chảy trong đoạn động mạch bị tắc càng sớm càng tốt. Khi can thiệp mạch vành, chúng tôi sử dụng dụng cụ chuyên dụng đưa qua động mạch quay ở cổ tay, hoặc động mạch đùi đi đến vị trí động mạch vành bị hẹp, làm nở rộng thành động mạch giúp máu lưu thông trở lại bình thường. Đây là kỹ thuật cao, ít xâm lấn, nhờ vậy người bệnh có tốc độ hồi phục nhanh, thời gian nằm viện ngắn và tiết kiệm chi phí".
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City đã làm chủ kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS), điều trị thành công cho 150 người bệnh. Các trường hợp được điều trị theo phương pháp này có tỉ lệ thành công cao, không ghi nhận biến chứng nặng.
Các bác sĩ đang thực hiện kỹ thuật can thiệp mạch vành cấp cứu dưới hướng dẫn của siêu âm trong lòng mạch (IVUS)
"Đòn bẩy" tiến tới Trung tâm tim mạch xuất sắc
Trường hợp xử trí cấp cứu với bệnh nhân Nguyễn Văn Hòa thành công trong thời gian ngắn kỷ lục còn có sự tham gia kịp thời của các chuyên gia tim mạch đến từ Đại học Pennsylvania (Mỹ). Đây là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện Vinmec và Đại học Pennsylvania (Mỹ) để xây dựng Trung tâm Tim mạch xuất sắc (Center of Excellence - COE), phát triển toàn diện về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhân lực và vận hành theo các tiêu chuẩn cao nhất thế giới đang áp dụng tại Mỹ. Với sự hợp tác này, Bệnh viện Vinmec Times City luôn có đội ngũ chuyên gia tim mạch từ Đại học Pennsylvania (Mỹ) đến làm việc, hỗ trợ chuyên môn, hội chẩn những ca khó và phức tạp, đồng thời áp dụng các tiêu chẩn đánh giá tiên tiến (PCI Registry của ACC - Trường môn tim mạch Hoa Kỳ) trong chẩn đoán và điều trị.
Các chuyên gia của Penn hỗ trợ Vinmec về chuyên môn và tham gia hội chẩn những ca tim mạch khó và phức tạp
Tại Việt Nam, các tim mạch và ung bướu ngày càng gia tăng. Đó là lý do Vinmec quyết tâm xây dựng thành công các "Trung tâm xuất sắc" trong 2 lĩnh vực này nhằm tìm kiếm các giải pháp điều trị tân tiến, tối ưu và toàn diện nhất cho người bệnh. Mô hình điều trị toàn diện và tích hợp của COE không chỉ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe với chất lượng cao nhất mà còn đi đầu trong nghiên cứu áp dụng các phương pháp điều trị mới, góp phần đem lại những giải pháp điều trị đột phá và hiệu quả. Hiện mô hình COE đang được áp dụng tại Mỹ, châu Âu và nhiều quốc gia tiên tiến như Australia, Nhật Bản ...
Theo vnmedia
Cứu bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ có nguy cơ tử vong Chiều 12-10, Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Trung ương (T.Ư) Huế cho biết, Trung tâm vừa thực hiện ca phẫu thuật và điều trị thành công cho bệnh nhân Hồ N.G (SN 1976, trú ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) bị bóc tách động mạch chủ ngực typ B có nguy cơ tử vong cao. Trước đó, bệnh nhân G...