Cảnh báo: Chất lượng không khí ở Hà Nội đang rất xấu, đề phòng khi ra đường
Thông qua chỉ số AQI, hiện nay chất lượng không khí ở Hà Nội được cảnh báo ở mức xấu không tốt cho sức khỏe.
Ông Trần Quang Năng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết ( Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) cho biết, thời tiết thủ đô đang trong những ngày không khí lạnh suy yếu, tuy nhiên, dù trời có sương vào đầu giờ sáng nhưng hiện tượng trời mù mịt ở Hà Nội không phải do sương mù gây ra.
Theo đó, các điểm quan trắc chất lượng không khí ở Hà Nội đều cho những kết quả ở ngưỡng kém và xấu vào thời điểm đầu giờ sáng.
Chất lượng không khí Hà Nội đang ở mức xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Trước đó, 10h sáng 27/3, chỉ số AQI ở Hà Nội được cảnh báo là 310 – mức nguy hại. Từ 26/3, chỉ số này liên tục ở mức không tốt cho sức khỏe.
AQI là chỉ số để báo cáo chất lượng không khí hàng ngày đối với 5 chất ô nhiễm cơ bản gồm bụi PM10, SO2, NO2, CO và O3. Theo bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số chất lượng không khí gồm các mức:
- Mức tốt (0- 50) không ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Mức trung bình (51-100) khuyến cáo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài.
Video đang HOT
- Mức kém (101-200) nhóm nhạy cảm cần hạn chế thời gian ở ngoài.
- Mức xấu (201-300) nhóm nhạy cảm tránh ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.
- Mức nguy hại (trên 300) khuyến cáo mọi người nên ở trong nhà.
Về những chỉ số nêu trên, trao đổi với Zing.vn, TS. Đỗ Mạnh Cường, Phó trưởng phòng Sức khỏe Môi trường Cộng đồng, Cục Quản lý Môi trường Y tế, Bộ Y tế cảnh báo, thời tiết ẩm, nhiều hơi nước sẽ gây bất lợi đối với một số người mắc bệnh mạn tính, người già, trẻ em, bệnh phổi,…
Đặc biệt, chuyên gia khẳng định: “Bụi mịn được ghi nhận có trong không khí, chắc chắn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người dân cần đề phòng”.
Theo tìm hiểu, loại bụi có đường kính 10 m gọi là PM10 là bụi mịn. Nguy hiểm nhất là loại bụi siêu mịn PM 2.5. Ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM, các loại bụi này hầu hết sinh ra từ khí thải giao thông ( xe buýt, xe máy, xe hơi…). Khi nồng độ bụi mịn trong không khí ngoài trời tăng lên, không khí sẽ có vẻ mờ đi và tầm nhìn theo đó bị giảm. Những tình trạng này tương tự như khi độ ẩm cao hoặc sương mù.
Theo các chuyên gia môi trường, hiện tượng trời mù ở Hà Nội hiện nay khá giống với thời điểm cuối tháng 1/2019 khi ô nhiễm không khí ở Hà Nội lên mức cao, ở ngưỡng xấu và nguy hại tới sức khỏe.
Theo ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra, chất lượng không khí xấu đột ngột.
Ông Tùng lý giải trái với quy luật thông thường là càng lên cao nhiệt độ càng thấp, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra trong những ngày mùa đông, càng lên cao nhiệt độ không khí càng cao. Khi đó, lớp nghịch nhiệt sẽ ngăn chất ô nhiễm phát tán lên cao, vì vậy các chất ô nhiễm bị giữ lại ở tầng thấp khiến không khí ô nhiễm nặng nề.
Hiện tượng thời tiết mù mịt như hiện nay chỉ hết khi có tác động như mưa lớn, gió mùa đông bắc mạnh tràn về hay trời hửng nắng. Hiện tượng này vẫn còn tiếp diễn trong 2-3 ngày tới, đến gần trưa trời sẽ hửng nắng. Tuy nhiên, phải đợi đến ngày 31/3 mới có đợt không khí lạnh, khi đó sẽ có mưa lớn và rét. Lúc đó hiện tượng này mới kết thúc. Ông Tùng khuyến cáo người dân nên theo dõi chất lượng không khí qua các trạm đo trên cổng thông tin điện tử TP.Hà Nội (hanoi.gov.vn) hoặc mạng quan trắc của Tổng cục Môi trường để chủ động sử dụng khẩu trang đúng chủng loại.
An Dương (T/h)
Theo BaovietQ.vn
Mưa đá, dông lốc ở Bắc Bộ dự báo thời tiết nguy hiểm rất gần
Mưa đá xuất hiện ngay giữa tháng 2 cho thấy dấu hiệu về thời kỳ mưa dông với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm đã đến rất gần.
Những ngày qua, ở các tỉnh Bắc Bộ đã xảy ra đơt mưa dông trên diện rộng kèm dông lôc, gió giât manh và mưa đá ở các tỉnh vùng núi phía Bắc.
Ông Trần Quang Năng - Trưởng phòng Dự báo thời tiết (Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia) lý giải nguyên nhân do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục 24-26 bị đẩy dịch về phía Nam bởi một khối không khí lạnh từ phía Bắc kết hợp với hội tụ trong rãnh gió Tây trên cao.
Đồng thời, điều kiện nền nhiệt độ chung ở các tỉnh Bắc Bộ trong thời gian qua khá cao, cộng thêm độ ẩm lớn trong khí quyển đã tạo điều kiện thuận lợi cho mưa dông phát triển mạnh.
Mưa lũ ngập quốc lộ 6 hồi tháng 10/2017. Ảnh: Đoàn Bổng
Từ những lý do trên, từ tối 16/2, ở Tây Bắc và vùng núi Bắc Trung Bộ đã có mưa rào và dông. Sang ngày 17/2 vùng mưa mở rộng ra toàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trọng tâm mưa lớn là Việt Bắc và Đông Bắc với lượng mưa phổ biến 30-70mm, một số nơi cao hơn như Tuyên Quang 73mm, Tam Đảo 89mm, Bảo Lạc (Cao Bằng) 73mm, Quảng Hà (Quảng Ninh) 86mm...
Ngoài ra, dông kèm lốc xoáy gây gió giật mạnh, mưa đá đã xảy ra ở vùng núi Bắc Bộ, cụ thể ở Mù Cang Chải (Yên Bái), Sa Pa, TP Lào Cai và Bát Xát (Lào Cai), Sơn La, Thái Nguyên. Một số nơi quan trắc được gió giật mạnh như Yên Bái, Mẫu Sơn, Tuyên Quang.
Theo ông Trần Quang Năng, dông lốc mạnh ở nước ta xảy ra cao điểm vào thời kỳ từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm khi có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa.
Khi đó có sự gặp gỡ và xáo trộn mạnh giữa các khối khí nóng và lạnh, khô và ẩm sẽ là điều kiện lý tưởng tạo ra những đám mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả gây ra các trận lốc xoáy, gió giật mạnh, mưa đá trên diện rộng, đặc biệt là ở khu vực các tỉnh vùng núi.
Trong năm 2019, mưa đá xuất hiện ngay giữa tháng 2 này báo hiệu cho thấy dấu hiệu về thời kỳ mưa dông với các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như lốc xoáy, gió giật mạnh, sét, mưa đá,... đã đến rất gần.
"Thêm nữa, với nền nhiệt độ đang có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm trong các tháng gần đây sẽ là điều kiện nhiệt lực góp phần cho chúng ta dự đoán về một mùa thiên tai sẽ diễn ra khó lường, phức tạp trong thời gian tới", ông Năng cho hay.
Để chủ động ứng phó với thiên tai nói chung và mùa mưa, dông, lốc, sét, mưa đá sắp tới, người dân và chính quyền địa phương cần chú ý theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai từ các cơ quan hữu quan, chủ động xây dựng các phương án lao động, sản xuất, sinh hoạt phù hợp với từng thời đoạn thiên tai, từng loại hình thiên tai cho người dân.
Theo Vietnamnet
Nắng nóng, mưa đá, sấm sét đến sớm: Báo hiệu mùa thiên tai khó lường ở miền Bắc? Dù chưa đến mùa chuyển giao thời tiết từ lạnh sang nóng nhưng miền Bắc đã hứng những trận mưa dông, sấm sét cùng những trận mưa đá xối xả. Trận mưa đá kéo dài gần 1h đồng hồ ở Mù Cang Chải (Yên Bái) chiều tối 16/2. Suốt từ Tết Nguyên đán 2019 đến giữa tháng 2/2019, dù đang trong mùa đông...