Cảnh báo các dấu hiệu suy giảm estrogen ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh
Phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh không chỉ có dấu hiệu khác thường về chu kỳ kinh nguyệt, tính cách thay đổi mà còn xuất hiện các dấu hiệu suy giảm estrogen. Tình trạng này hoàn toàn có thể phát hiện sớm thông qua những biểu hiện bên ngoài mà chúng ta ít để ý đến.
1. Suy giảm estrogen – vấn đề đáng lo ngại của chị em phụ nữ
Ở nữ giới, khi đến một độ tuổi nhất định sẽ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Thông thường, từ 40- 55 tuổi phụ nữ đã xuất hiện nhiều dấu hiệu nghiêm trọng như suy thoái buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt kéo dài…
Giai đoạn này được gọi là thời kỳ tiền mãn kinh, thời gian có thể từ 2 – 5 năm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Qua giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn mãn kinh, nhóm phụ nữ từ độ tuổi 50 – 55 sẽ thuộc trong nhóm này.
Biểu hiện của mãn kinh là chu kỳ kinh nguyệt thất thường, tháng có tháng không, có khi cách mấy tháng mới có kinh nguyệt một lần, nóng trong người, hay cáu gắt, khó chịu, suy giảm ham muốn tình dục.
Suy giảm estrogen đe dọa phụ nữ tiền mãn kinh (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, một số nữ giới chưa đến giai đoạn này đã có những dấu hiệu tiền mãn kinh, mãn kinh sớm. Nó thường xuất hiện ở những người có đời sống không lành mạnh: hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích thường xuyên, quan hệ tình dục bừa bãi, mắc các bệnh liên quan tới đường tình dục.
2. Phát hiện một số dấu hiệu suy giảm estrogen ở nữ giới độ tuổi tiền mãn kinh
2.1. Sự thay đổi của tóc và lông trên cơ thể
Bỗng dưng nữ giới phát hiện mái tóc của mình bị rụng nhiều, không dày dặn như trước, trong khi đó lông lại xuất hiện ở những vị trí không mong muốn như cằm, má, môi… Đây có thể là một trong những dấu hiệu suy giảm estrogen mà chúng ta không để ý tới.
Nguyên nhân có sự thay đổi này là do lượng androgen và estrogen bị suy giảm trong thời kỳ tiền mãn kinh. Trong đó, lượng estrogen bị giảm xuống đột ngột và androgen thì giảm đều hơn theo thời gian.
Suy giảm estrogen làm thay đổi mái tóc và tuyến lông trên cơ thể (Ảnh: Internet)
2.2. Cơ thể xuất hiện mùi khó chịu
Nếu như trước đây chị em hoàn toàn tự tin về mùi hương trên cơ thể thì giờ quả thực là một cơn ác mộng khi bỗng nhiên cơ thể bạn xuất hiện mùi khó chịu. Nó khiến phái đẹp mất tự nhiên, tư ti khi tiếp xúc với những người xung quanh.
Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ estrogen thay đổi khiến cơ thể bạn bốc hỏa và tuyến dưới đồi lúc này sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình là tiết mồ hôi nhiều hơn để điều hòa nhiệt độ cơ thể. Vì vậy, cơ thể xuất hiện mùi khó chịu cũng chính là một trong những dấu hiệu suy giảm estrogen trong cơ thể nữ giới.
Video đang HOT
2.3. Tăng nguy cơ mất xương, loãng xương
Nguy cơ loãng xương trong giai đoạn mãn kinh là điều tất yếu sẽ xảy ra, mật độ xương suy giảm do lượng estrogen trong cơ thể hao hụt. Trong năm đầu tiên của thời kỳ mãn kinh, bạn có thể bị mất 20% mật độ xương trong cơ thể làm tăng nguy cơ loãng xương, phá hủy cấu trúc và giảm sức mạnh của xương.
2.4. Tiểu nhiều, tiểu són
Suy giảm estrogen dẫn tới các cơ sàn chậu bị yếu, nhất là với phụ nữ sinh con bằng cách thông thường – sinh nở qua đường âm đạo.
Cùng với sàn chậu yếu nữ giới, dấu hiệu suy giảm estrogen còn là tình trạng lớp lót niệu đạo mỏng dẫn gây áp lực tới bàng quang và xuất hiện triệu chứng tiểu nhiều, tiểu không tự chủ. Đây là tình trạng mà hầu hết chị em nào cũng gặp phải trong thời kỳ mãn kinh.
Suy giảm estrogen là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng tiểu nhiều, tiểu són (Ảnh: Internet)
2.5. Suy giảm trí nhớ, mất ngủ
Việc thay đổi nội tiết tố trong cơ thể trong quá trình mãn kinh dẫn tới tình trạng dễ căng thẳng, stress làm ảnh hưởng tới giấc ngủ, suy giảm trí nhớ, không tập trung trong công việc. Kèm theo đó là tình trạng hay quên thường xuyên xuất hiện.
2.6. Dị ứng bất thường
Nội tiết tố thay đổi khiến hệ thống miễn dịch suy giảm trông thấy kèm theo những hiện tượng dị ứng với những yếu tố mà trước đây bạn hoàn toàn bình thường khi tiếp xúc với nó.
2.7. Thị giác thay đổi đột ngột
Dấu hiệu suy giảm estrogen tiếp theo là lượng hormone thay đổi khiến các hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng trong đó có mắt. Vào giai đoạn mãn kinh bạn sẽ thấy thị giác của mình bị thay đổi, một số trường hợp bị cận thị sẽ chuyển sang viễn thị.
Không chỉ trong giai đoạn mãn kinh, tầm nhìn của mắt có thể cũng thay đổi trong giai đoạn khác như ở chu kỳ kinh nguyệt, giai đoạn mang thai do lượng hormone estrogen thay đổi. Ngoài thị lực, hình dạng của mắt cũng có khả năng thay đổi ít nhiều và đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đeo kính áp tròng.
Theo Afamily
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối: Điều trị sớm tránh biến chứng
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối là bệnh lý không hề đơn giản, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời chúng sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Dấu hiệu nhận biết viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối
Khi mang thai sản phụ có thể bị rối loạn nội tiết tố khiến khí hư ra nhiều, độ pH trong âm đạo thay đổi và gia tăng lượng đường trong nước tiểu. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn và nấm sinh trưởng, phát triển, gây viêm âm đạo .
Thai phụ có thể nhận biết viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối qua các triệu chứng sau:
Ngứa vùng kínVùng âm đạo bị sưng tấy, nóng đỏ, đau rátHuyết trắng ra nhiềuKhí hư đổi màu trắng đục, vàng, xanh hoặc lẫn máuHuyết trắng có mùi hôiThường xuyên đi tiểu và tiểu rắtViêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối gây biến chứng gì?
3 tháng cuối là thời kỳ quan trọng của thai kỳ, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu không điều trị dứt điểm viêm âm đạo sản phụ có thể bị vỡ ối, chuyển dạ, sinh non, thai nhi nhẹ cân,... Đồng thời vi khuẩn dễ lan sang tử cung hoặc vùng tiết niệu và gây viêm nhiễm.
Ngoài ra khi người mẹ chọn sinh thường, vi khuẩn và nấm có thể dính vào niêm mạc miệng từ đó gây viêm niêm mạc miệng, viêm hô hấp, viêm da, viêm mắt, suy giảm thị lực, mù lòa và mắc bệnh viêm phụ khoa bẩm sinh,...
Đâu là cách chữa viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối hiệu quả?
Vì bệnh lý này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc chọn phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả là rất quan trọng. Các cách điều trị viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai phổ biến gồm:
Điều trị bằng tây y
Hiện nay cách chữa được đông đảo bệnh nhân áp dụng là thuốc tây. Lý do là vì chúng dễ sử dụng, tiện lợi và đem lại tác dụng nhanh. Tuy nhiên phụ nữ mang thai là những đối tượng đặc biệt, không thể sử dụng thuốc tùy tiện nên cần thận trọng khi điều trị.
Tùy theo nguyên nhân và tình hình sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định nhóm thuốc bôi hoặc viên đặt âm đạo có tác dụng chống nấm, giảm ngứa và kháng khuẩn.
Mặc dù nhóm thuốc này có tác dụng tại chỗ nhưng thành phần tân dược vẫn có thể theo máu của mẹ và truyền vào thai nhi. Do vậy thai phụ cần theo dõi tình hình sức khỏe mỗi ngày, nếu gặp phải tác dụng phụ cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ.
Điều trị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối bằng viên đặt âm đạo cần tham khảo ý kiến bác sĩÁp dụng các mẹo dân gian tại nhà
Từ lâu đời trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo dân gian dùng để chữa vùng kín khi mang thai 3 tháng cuối, có thể kể đến 3 mẹo điều trị bằng thảo dược sau:
Chữa viêm âm đạo bằng lá lốt
Chuẩn bị lá lốt, phèn chua và 1 củ nghệ, rửa thật sạch các nguyên liệu này rồi cho vào nồi. Đổ nước sao cho ngập 2 đốt tay, thêm 1 thìa muối tinh. Đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, đợi trong 10 - 15 phút rồi tắt bếp, đổ nước ra chậu. Chờ cho nước bớt nóng thì tiến hành xông hơi. Có thể dùng nước này để vệ sinh âm đạo sau khi xông.
Xông hơi vùng kín bằng lá trầu không
Ngâm lá trầu không với nước muối sau đó rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn. Đem lá đun với 1 lít nước, sau khi nước sôi thì đổ ra chậu và thực hiện xông hơi. Bạn không nên xông khi nước quá nóng vì rất dễ khiến vùng kín bị bỏng. Ngoài ra chỉ nên áp dụng cách chữa này 3 - 4 lần/ tuần, tránh lạm dụng nếu không muốn âm đạo bị khô.
Nước lá trà xanh vệ sinh âm đạo
Rửa sạch lá trà xanh, đun sôi nước lá rồi đổ ra chậu. Bạn có thể đợi đến khi nước nguội hoặc pha thêm nước lạnh sao cho độ ấm của nước phù hợp với cơ thể, sau đó tiến hành vệ sinh vùng kín. Rửa lại bằng nước sạch và lấy khăn tắm lau khô.
Chú ý, không nấu nước chè quá đặc, không ngâm cả vùng kín với nước, chỉ vệ sinh 2 - 3 lần/ ngày và không thụt rửa âm đạo quá sâu.
Lá trầu không chữa viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối là mẹo dân gian được nhiều chị em áp dụng
Mẹo dân gian tuy có tác dụng tiêu viêm, giảm ngứa, sát trùng nhưng chỉ mang đến hiệu quả nhất thời. Với những người bị viêm âm đạo nặng thì cách chữa này không đem lại hiệu quả cao. Do đó sản phụ cần tìm hướng điều trị an toàn và hiệu quả hơn.
Chữa viêm âm đạo bằng đông y
Đông y quan niệm, nguyên nhân gây viêm phụ khoa khi mang thai do rối loạn nội tiết sinh ra vi trùng ở khoảng tràng vị, tỳ hư, can uất, đàm thấp và thận hư.
Vì vậy cơ chế trị bệnh của y học cổ truyền là điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài, loại bỏ tận gốc tác nhân từ gốc rễ để mang lại hiệu quả toàn diện và bền vững. Để làm được điều này đông y tập trung trừ trùng kháng viêm, can đờm thực hỏa, sơ can khí, dưỡng can thận, làm giảm sự nhiễu loạn trong cơ thể và nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh tái phát.
Để làm được như vậy, các bài thuốc đông y sẽ kết hợp nhiều vị thuốc có dược tính cao, an toàn cho sức khỏe và không gây tác dụng phụ. Đồng thời phương pháp này còn không gây đau đớn, không làm tổn thương niêm mạc phần phụ, không xâm lấn các khu vực lân lận và phù hợp với mọi bệnh nhân.
Chữa viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối bằng thuốc đông y
Trên thị trường có nhiều bài thuốc đông y chữa viêm âm đạo không rõ nguồn gốc và chứa dược liệu bẩn gây hoang mang cho người bệnh. Tuy nhiên bên cạnh thuốc kém chất lượng thì vẫn còn rất nhiều bài thuốc tốt và nhận được sự tin tưởng của người bệnh. Một trong số đó là thuốc chữa phụ khoa của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Bài thuốc có tên Phụ Khang Đỗ Minh, được bào chế từ 150 năm trước dựa trên nguyên lý của y học cổ truyền, qua nhiều đời trao truyền, hiện nay bác sĩ Ngô Thị Hằng (Bác sĩ chuyên khoa Phụ khoa nhà thuốc Đỗ Minh Đường) đã đồng hành cùng lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 - GĐ nhà thuốc Đỗ Minh Đường) tối ưu và hoàn thiện bài thuốc. Từ đó đem đến liệu trình điều trị gồm 4 loại:
Thuốc uống đặc trị: Đương quy, trinh nữ hoàng cung, linh chi,... Viên đặt phụ khoa: Khổ sâm, đinh hương, vỏ lựu xanh, khổ sâm, cam thảo,... Thuốc rửa âm đạo: Sà sàng tử, dầu dừa, lô hội, khổ sâm,.... Thuốc xịt vùng kín: Đại hoàng, cam thảo, trinh nữ tử,...
=> Tác dụng: Thông kinh bổ huyết, loại bỏ tế bào chết và khí hư, diệt khuẩn, tiêu viêm, khử mùi hôi, đẩy lùi ngứa rát vùng kín, se khít và làm hồng âm đạo, giảm triệu chứng, nâng cao hệ miễn dịch nhằm phòng ngừa tác nhân có hại xâm nhập gây viêm.
Đội ngũ y, bác sĩ hiểu rằng, thành phần dược liệu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên bài thuốc. Do đó Đỗ Minh Đường đã tập trung xây dựng vườn thuốc thảo dược sạch (nằm tại 3 tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm - Hà Nội) nhằm tự cung ứng nguồn nguyên liệu bào chế. Như vậy, bài thuốc phụ khoa Đỗ Minh Đường không chứa dược liệu bẩn, không trộn lẫn tân dược, không sử dụng rác thuốc, an toàn lành tính, phù hợp với cả phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Các dược liệu sau khi thu hái sẽ được sơ chế cẩn thận nhằm loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, đất cát. Tiếp theo, thảo dược trải qua quy trình đun sắc trong thời gian dài ở nhiệt độ cao, thu được dạng thuốc rửa và viên hoàn tiện lợi và dễ sử dụng. Chị em dù đi xa cũng có thể mang thuốc theo bên mình để điều trị mỗi ngày.
Với những ưu điểm kể trên, Phụ Khang Đỗ Minh đã nhận được sự tin tưởng của đông đảo chị em, đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ thai sản. Đồng thời bài thuốc cũng góp phần khẳng định chất lượng khám chữa bệnh bằng đông y của nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
Dẫn chứng là, năm 2017, nhà thuốc vinh dự nhận Cúp Vàng: Sản phẩm tin cậy, dịch vụ hoàn hảo, nhãn hiệu ưa dùng do chuyên gia và người tiêu dùng bình chọn. Ngoài ra Đỗ Minh Đường còn trở thành đơn vị đồng hành của nhiều chương trình về sức khỏe trên VTV, VTC,... trong các năm 2018, 2019.
Như vậy, với những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé thì có thể khẳng định viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng cuối là bệnh lý nguy hiểm. Do vậy sản phụ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện và có hướng trị bệnh kịp thời.
Theo Soytebackan
Dịch âm đạo có mùi hôi: Nỗi lo của nhiều mẹ bầu Dịch âm đạo có mùi hôi ở một số phụ nữ trong thời gian mang thai có thể do những nguyên nhân hết sức bình thường. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh viêm nhiễm mà bạn cần hết sức thận trọng. Quá trình mang thai làm cho cuộc sống của người phụ thay đổi rất nhiều....