Cảnh báo ca bệnh bại liệt xâm nhập
Bênh bại liêt từng là môt trong những nôi khiêp sợ toàn câu với những vụ dịch khiến hàng ngàn trường hợp tử vong và gâp nhiêu lân con sô đó bị di chứng tàn tât suôt đời.
Ở Việt Nam đã xảy ra các dịch bại liệt lớn vào năm 1957-1959. Tỷ lệ mắc lên đến 126,4/100.000 dân (1959).
Từ năm 1962 khi Việt Nam chế tạo thành công vắc xin bại liệt sống giảm độc lực Sabin (OPV) giúp tỷ lệ mắc và tử vong do bại liệt giảm đáng kể và không có các vụ dịch. Sau năm 1975, Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) triển khai với trên 90% trẻ em được uống vắc xin bại liệt/năm, nhờ đó giảm nhanh trẻ mắc. Đến năm 2.000, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố VN thành công trong khống chế bệnh bại liệt trên toàn quốc, không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây nên.
Uống vắc xin ngừa bại liệt
Bại liệt hoang dại song hành cùng vi rút biến đổi gen
Theo WHO từ đầu năm 2019 đến nay vẫn ghi nhận 66 bệnh nhân nhiễm vi rút bại liệt hoang dại tại Pakistan và Afghanistan. Một phần nguyên nhân do tỷ lệ uống vắc xin bại liệt OPV rất thấp tại 2 quốc gia này.
Bên cạnh các ca bại liệt hoang dại, vẫn còn các ca bệnh bại liệt do biến đổi di truyền với hàng chục ca mỗi năm. Riêng 8 tháng đầu năm nay đã có 53 ca tại một vài quốc gia châu Á và châu Phi. Trường hợp gần nhất được ghi nhận tại một tỉnh giáp biên tại quốc gia láng giềng Trung Quốc vào tháng 4.2019.
Đây là các ca mắc bại liệt do vi rút bại liệt có nguồn gốc từ vắc xin uống, đào thải qua phân ra môi trường bên ngoài rồi biến đổi kiểu gen có khả năng gây bệnh trở lại ở những cộng đồng có tỷ lệ uống/tiêm vắc xin bại liệt thấp. Mặc dù tỷ lệ này là rất rất nhỏ (chỉ 3 – 4 ca/triệu liều) nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh dịch tại cộng đồng.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia về y tế dự phòng, thuận tiện trong việc giao thương hiện nay là nguy cơ mang theo mầm bệnh tại mỗi điểm đến khác nhau. VN có nguy cơ xâm nhập các ca bại liệt từ mọi nơi trên thế giới nếu không có biện pháp ngăn chặn phù hợp.
Có thể loại bỏ hoàn toàn
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút bại liệt gây nên. Vi rút xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, sau đó đến hệ thần kinh, thường gây liệt ở chân nhiều hơn ở tay; người mắc có thể tử vong do bị liệt cơ hô hấp.
Nhờ duy trì tỷ lệ uống vắc xin OPV cao trong liên tục nhiều năm qua, Việt Nam đã không còn ghi nhận bất kỳ trường hợp bại liệt nào kể từ ca bệnh cuối cùng tại Phú Yên (1997). Tuy nhiên, các chuyên gia tiêm chủng lo ngại trước thực tế, thành công đó phần nào khiến cộng đồng chủ quan, một số các bậc cha mẹ có khuynh hướng “thuận theo tự nhiên” không cần tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.
Các chuyên gia lưu ý, vi rút bại liệt có thể tồn tại một thời gian nhất định từ vài tuần đến hằng tháng tại môi trường bên ngoài và gây bệnh duy nhất là người. Nếu duy trì tỷ lệ miễn dịch cộng đồng cao, vi rút sẽ không có cơ hội lây lan, dần bị cô lập và loại bỏ hoàn toàn. Do đó, việc tiêm chủng giúp bảo vệ trẻ và cộng đồng.
Trẻ không được sử dụng vắc xin phòng bệnh bại liệt nếu mắc bệnh sẽ để lại đi chứng liệt và tàn tật suốt đời. Các bậc cha mẹ cần ghi nhớ cho trẻ đi uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt và tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt để bảo vệ con mình.
Trong Chương trình TCMR tại các điểm tiêm chủng ở xã/ phường trẻ em được tiêm chủng miễn phí vắc xin phòng bệnh bại liệt theo lịch như sau:
- Uống vắc xin bại liệt OPV lần 1 khi trẻ đủ 2 tháng tuổi.
- Uống vắc xin bại liệt OPV lần 2 khi trẻ đủ 3 tháng tuổi
- Uống vắc xin bại liệt OPV lần 3 khi trẻ đủ 4 tháng tuổi
- Tiêm vắc xin bại liệt IPV khi trẻ đủ 5 tháng tuổi.
Theo thanhnien
Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt
Tại Việt Nam những năm trước khi có vắc xin phòng bệnh đã xảy ra các vụ dịch bại liệt lớn vào năm 1957-1959. Năm 1959 ghi nhận hàng chục ngàn ca mắc, hàng trăm ca tử vong do bệnh bại liệt.
Năm 1962 lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công vắc xin bại liệt uống sống giảm độc lực Sabin (OPV). Từ khi vắc xin được đưa vào tiêm chủng cho trẻ em thì tỷ lệ mắc và tử vong đã giảm đáng kể và không còn các vụ dịch xảy ra.
Sau 1975, nhờ kiên trì và mở rộng Chương trình tiêm chủng mở rộng, trong đó gần 100% trẻ em được uống vắc xin bại liệt, đến năm 2000 Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt. Việt Nam đã không còn một bệnh nhân bại liệt nào do vi rút bại liệt hoang dại gây ra. Trong 19 năm tính từ năm 2000, Việt Nam đã bảo vệ được thành quả này.
Nguy cơ vẫn còn
Cùng với các nước Khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2017, toàn cầu vẫn còn 22 trường hợp mắc bệnh bại liệt. 5 tháng đầu năm 2018 vẫn còn 8 trường hợp mắc bệnh trong đó 7 trường hợp ở Afghanistan và 1 trường hợp ở Pakistan.
Thế giới hiện đại với nhu cầu giao thương và nhiều hoạt động vận tải khiến nguy cơ virus bại liệt hoang dại cũng được "vận chuyển" theo, nguy cơ bệnh xâm nhập trở lại Việt Nam không phải là không còn, đặc biệt là nếu tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh giảm.
Chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các vùng nguy cơ cao sẽ hoàn tất trong tháng 7-8 năm 2019
Để chủ động tích cực phòng chống bệnh bại liệt xâm nhập, bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt ở Việt Nam, song song với việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi ngoài việc đưa vắc xin IPV vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), việc triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt bOPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao bao gồm các vùng có tỷ lệ uống vắc xin bOPV3 trong tiêm chủng thường xuyên thấp dưới 90%; vùng có cửa khẩu quốc tế hoặc vùng biên giới giao lưu tiểu ngạch, vùng miền núi khó khăn là hết sức cần thiết.
Ngoài hoạt động tiêm chủng thường xuyên, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch uống vắc xin bại liệt bổ sung, tại vùng nguy cơ cao năm 2018-2019 tại 67 huyện nguy cơ cao của 23 tinh/TP. Cho đến nay đã có 8 tỉnh triển khai xong 2 vòng chiến dịch với hơn 148.000 trẻ từ 1-5 tuổi đã được uống 2 liều vắc xin bại liệt, đạt tỷ lệ 96,5 %, 13 tỉnh tiển khai xong vòng 1 và còn 2 tỉnh sẽ triển khai trong tháng 6 và tháng 7 năm 2019.
Sóc Trăng là 1 trong những tỉnh thành hoàn thành chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung đầu tiên trong cả nước, với tỷ lệ cao đạt trên 96%.
Hiện lịch uống và tiêm vắc xin bại liệt của Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia là uống 3 liều vắc xin bại liệt (OPV) vào thời điểm trẻ 2,3 và 4 tháng tuổi, khi trẻ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV).
P.V
Theo Tiền phong
Cameroon ban bố tình trạng y tế khẩn cấp vì bệnh bại liệt Bộ Y tế Cameroon thông báo nước này ban bố tình trạng khẩn cấp sau khi phát hiện một ca bại liệt ở miền Bắc đất nước, 4 năm sau khi loại virus gây bệnh được xác nhận không còn tồn tại ở Cameroon. (Nguồn: kionjo) Ngày 30/5, Bộ Y tế Cameroon thông báo nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp...