Cảnh báo biến đổi khí hậu sẽ đẩy hàng tỉ người khỏi ‘ngưỡng chịu đựng’
Nghiên cứu mới của ĐH Exeter (Anh) công bố trên tạp chí Nature Sustainability cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu đang trên đà tăng 2,7 độ C, cao gần gấp đôi so với giới hạn 1,5 độ C mà LHQ đặt ra để tránh thảm họa khí hậu.
Điều này có thể khiến nhiệt độ trung bình vượt mức 29 độ C, đẩy con người khỏi giới hạn chịu đựng và phát triển bình thường, vốn ở mức 13 – 25 độ C. Nếu tình hình tiếp diễn, đến năm 2100, thời tiết khắc nghiệt sẽ đe dọa tính mạng khoảng 2 tỉ người, nhất là cư dân ở Ấn Độ, Nigeria, Indonesia, Philippines và Pakistan.
Biến đổi khí hậu đang gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Ảnh REUTERS
Báo cáo cũng cho biết biến đổi khí hậu đang khiến hơn 600 triệu người phải đối diện tình trạng khó khăn. Nhiệt độ quá cao ảnh hưởng đến khả năng làm việc, suy nghĩ và học tập của con người. Nó cũng tàn phá mùa màng, làm tăng nguy cơ xung đột, bệnh truyền nhiễm và các biến chứng khi mang thai.
Hành trình lấy nước đầy gian nan ở Ấn Độ
CNN dẫn lời ông Timothy Lenton, Giám đốc Viện Các mạng lưới toàn cầu của ĐH Exeter, cảnh báo sẽ có sự tái định hình sâu sắc về khả năng sinh sống trên bề mặt trái đất, và nơi ở của con người có thể sẽ được tái bố trí trên quy mô lớn.
Các chuyên gia cho rằng vẫn còn thời gian để làm chậm tốc độ nóng lên toàn cầu bằng cách hạn chế đốt nhiên liệu hóa thạch và hướng tới năng lượng sạch, song “cánh cửa đang dần đóng lại”.
WHO cảnh báo biến đổi khí hậu làm gia tăng bệnh sốt xuất huyết, Chikungunya
Ngày 6/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định bệnh sốt xuất huyết và các căn bệnh khác do arbovirus truyền nhiễm từ muỗi, đang lây lan với tốc độ nhanh hơn và rộng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đồng thời cảnh báo nguy cơ bùng phát các dịch bệnh trên toàn cầu.
Các chuyên gia của WHO đã "gióng hồi chuông" cảnh báo về sự gia tăng số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và Chikungunya, đồng thời để ngỏ khả năng bùng phát dịch bệnh Zika gây ra trong tương lai. Cả 3 căn bệnh này đều do arbovirus truyền nhiễm từ muỗi Aedes aegypti và loài muỗi này đã "mở rộng lãnh thổ mới" khi Trái Đất ấm lên.
Ông Raman Velayudhan, điều phối viên Sáng kiến kiểm soát toàn cầu của WHO về sốt xuất huyết và arbovirus, nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh gia tăng về số lượng và xuất hiện tại nhiều khu vực.
Ông Velayudhan đồng nghiệp Diana Rojas Alvarez, người đứng đầu đơn vị kỹ thuật của WHO về Chikungunya và Zika, nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động khẩn cấp để kiềm chế sự lưu hành của muỗi, trong bối cảnh gia tăng lo ngại về những đợt bùng phát lớn hơn ở các khu vực mới.
Theo thống kê của WHO, toàn bộ 129 quốc gia có nguy cơ đối mặt với dịch sốt xuất huyết, trong đó có 100 quốc gia có dịch bệnh này lưu hành. Số ca mắc bệnh đã tăng theo cấp số nhân trong những năm gần đây, từ khoảng nửa triệu vào năm 2000 lên khoảng 5,2 triệu vào năm 2019.
Trong khi đó, bà Rojas Alvarez cho biết bệnh Chikungunya cho đến nay đã được báo cáo ở 115 quốc gia kể từ khi căn bệnh truyền nhiễm do muỗi đốt này được phát hiện vào năm 1950. Hiện căn bệnh này đang bùng phát mạnh tại châu Mỹ. Từ đầu năm đến nay, châu Mỹ ghi nhận khoảng 135.000 bệnh nhân mắc Chikungunya, cao hơn nhiều so với 50.000 ca ghi nhận trong nửa đầu năm ngoái.
Bà Rojas Alvarez nhấn mạnh điều đáng lo ngại nhất có lẽ là sự lây lan ngày càng tăng về mặt địa lý của cả sốt xuất huyết và Chikungunya. Hiện bệnh đã xuất hiện ở Nam Mỹ và cũng đang di chuyển đến Bắc bán cầu, bao gồm một số quốc gia châu Âu. Bà cảnh báo sự lây truyền cao hiện nay ở châu Mỹ có thể là một dự báo về tình hình dịch bệnh vào mùa Hè tới của Bắc bán cầu.
Sốt xuất huyết và Chikungunya chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ như sốt, đau nhức cơ thể và phát ban. Tuy nhiên, trong khi hầu hết bệnh nhân mắc Chikungunya trải qua các triệu chứng trong khoảng một tuần, thì có tới 40% bệnh nhân chịu di chứng trong nhiều tháng và thậm chí nhiều năm.
Chủ tịch Trung Quốc hội đàm với Tổng thống Pháp Ngày 6/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Bắc Kinh, thảo luận về quan hệ song phương và vấn đề quốc tế cùng quan tâm. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) trong cuộc hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang ở thăm Bắc Kinh, ngày 6/4/2023....