Cảnh báo biến chứng viêm cơ tim sau cúm
Những ngày lạnh tăng cường tại miền Bắc, trẻ mắc cúm A nhập viện nhiều. Trong đó, không ít bệnh nhi gặp biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim…
Một bệnh nhi mắc cúm A được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC
Theo thống kê, từ tháng 10 tới nay, có 820 trẻ được điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em – Bệnh viện Nhi Trung ương. Chia sẻ về tình trạng này, TS Đỗ Thiện Hải – Trưởng khoa Nội nhiễm, cho biết, những ngày lạnh tăng cường tại miền Bắc, trẻ mắc cúm A nhập viện nhiều. Trong đó, không ít bệnh nhi gặp biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim…
Trước tình trạng này, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em phải dành riêng nhiều phòng để điều trị và cách ly bệnh nhân cúm. Biện pháp này nhằm đề phòng lây nhiễm trong bệnh viện. Trong đó, một bệnh nhi nam (9 tuổi) ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình là trường hợp gặp biến chứng do cúm A. Mặc dù hết sốt từ sáng ngày 13/12, nhưng bệnh nhi này còn mệt mỏi. Cậu bé nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, thi thoảng co giật.
Sau khi thăm khám và xét nghiệm, các bác sĩ kết luận, bệnh nhi này nhiễm virus cúm A. Theo TS Đỗ Thiện Hải, bệnh nhi nhập viện với các biểu hiện của cúm A gây biến chứng viêm não. Những ngày đầu nhập viện, bệnh nhi không ngồi dậy được, nhận thức kém. Sau thời gian điều trị, hiện tại, cậu bé có thể đi lại dù chưa hoàn toàn hồi phục.
TS Hải cho biết, bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực. Bởi, virus cúm A và B có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3 – 5 ngày.
Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch, có thể khởi phát đợt bệnh mới nếu nhiễm cúm. Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho…
Cũng theo TS Hải, bệnh cúm gây viêm đường hô hấp và thường gặp nhất ở trẻ em có sức đề kháng kém. Thông thường, người mắc cúm có diễn biến nhẹ và nhanh hồi phục. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nặng như viêm phổi, biến chứng và thậm chí là tử vong. Các trường hợp này thường là trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch…
Video đang HOT
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não thường gặp, các chuyên gia cảnh báo về biến chứng viêm cơ tim do cúm. Bệnh nhi viêm cơ tim sau cúm thường sốt cao, đau ngực, buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột.
Lý giải về nguyên nhân gặp biến chứng này, TS Hải cho biết, phần lớn trẻ mắc bệnh dưới 3 tuổi chưa được tiêm vắc-xin ngừa cúm. Trong khi đó, những trẻ này đã đủ tuổi tiêm phòng. Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 – 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính.
TS Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Một số trẻ gặp biểu hiện nặng khi mắc cúm. Các trường hợp này thường có bệnh cảnh nền, như: Rối loạn chuyển hóa, viêm phổi mạn tính kéo dài, tim bẩm sinh…
Biến chứng mới rất nguy hiểm với trẻ nhỏ mắc cúm mùa
Trong hơn hai tháng qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận tới 820 trẻ nhập viện vì bị cúm nặng, trong đó có những bệnh nhi bị biến chứng viêm phổi, viêm não. Đặc biệt, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca mắc cúm có biến chứng viêm cơ tim.
Bệnh nhi đang được điều trị vì cúm A.
Tỷ lệ trẻ nhập viện vì cúm mùa tăng cao
TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội nhiễm, cho biết những ngày miền bắc có đợt lạnh tăng cường, trẻ mắc cúm A nhập viện nhiều hơn trước. Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em dành riêng nhiều phòng để điều trị bệnh nhân cúm, cách ly với những ca bệnh khác đề phòng lây chéo trong bệnh viện.
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Trung ương, nhiều trẻ từ hai tháng tuổi tới chín tuổi mắc cúm A phải nằm viện, trong tình trạng sốt cao, li bì.
Bệnh nhi H.T.V. (9 tuổi ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) hết sốt từ sáng 13-12, nhưng gương mặt vẫn còn mệt mỏi. V. nhập viện trong tình trạng sốt cao, li bì, thi thoảng co giật. Xét nghiệm cho thấy V. nhiễm virus cúm A.
TS Đỗ Thiện Hải cho biết, bệnh nhi nhập viện với đầy đủ biểu hiện của cúm A gây biến chứng viêm não. Những ngày đầu điều trị, V. không ngồi dậy được, nhận thức cũng kém. Sau vài ngày được điều trị tích cực, hiện cậu bé đã có thể đi lại dù chưa thực sự khỏe mạnh.
Đang chăm con 2 tháng tuổi mắc cúm A, chị H.H cho biết, con gái của chị đi học mẫu giáo về có biểu hiện ho, sổ mũi, sau đó đến bé thứ 2 bị bệnh nhưng nặng hơn nên phải nhập viện. Ở nhà, chồng chị trông con gái lớn cũng đã lây cúm từ con.
Riêng trong tháng 11, gần 500 bệnh nhân cúm nhập viện, tăng so với tháng trước đó. Theo TS Hải, bệnh cúm thường gặp ở Việt Nam và các nước trong khu vực do virus cúm A và B, có thể gây dịch theo vùng hoặc diện rộng.
Trẻ mắc cúm A có nhiều biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng mới ở trẻ mắc cúm mùa
Theo BS Hải, bệnh cúm gây viêm đường hô hấp là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây qua đường hô hấp với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em có sức đề kháng kém.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục, nhưng đối với trẻ nhỏ, người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch..., bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm phổi, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong.
"Cúm mùa có thể tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, những trẻ có bệnh mạn tính như hen phế quản, viêm phế quản co thắt, tim mạch thì khi nhiễm cúm có thể làm khởi phát một đợt bệnh mới", BS Hải nói.
Ngoài biến chứng gây viêm phổi, viêm não, gần đây bắt đầu xuất hiện những ca biến chứng viêm cơ tim. Bệnh nhi bị viêm cơ tim sau cúm thường có biểu hiện sốt cao, đau ngực, bụng buồn nôn, nhịp tim nhanh và tử vong đột ngột. Phần lớn trẻ mắc bệnh dưới ba tuổi, đủ tuổi tiêm vaccine ngừa cúm nhưng hầu hết số trẻ này chưa được gia đình cho đi tiêm.
Một số trẻ có biến chứng viêm não sau khi nhiễm cúm khoảng từ ngày thứ 3 đến thứ 10. Những trẻ này thường nhập viện trong tình trạng sốt, viêm đường hô hấp, ho, khò khè, lơ mơ, co giật, xét nghiệm cúm dương tính.
Hiện nay, Trung tâm còn vài bệnh nhân đang đợi kết quả xét nghiệm xem có bị biến chứng viêm não không. Tuy nhiên, những ca bệnh này đều có biểu hiện của viêm não như trẻ phản ứng chậm chạp, sốt cao, lơ mơ, li bì...
TS Hải dự báo, cúm là bệnh đặc trưng của mùa đông xuân, nên số trẻ em mắc bệnh còn có thể tăng trong những ngày tới. Hiện có khoảng 50 bệnh nhân đang điều trị tại khoa là bệnh nhi mắc cúm. Những trẻ có bệnh cảnh nền như rối loạn chuyển hóa, viêm phổi mạn tính kéo dài, tim bẩm sinh... khi có thêm bệnh cúm biểu hiện bệnh nặng hơn rất nhiều.
Hiện nay, nhiều gia đình tìm mua thuốc Tamiflu để điều trị cúm cho con dẫn tới tình trạng khan hiếm thuốc. Tuy nhiên, BS Hải cho biết, đây không phải là thuốc bắt buộc dùng điều trị cúm mà chỉ làm giảm sự nhân lên của virus nên sau khi đủ liệu trình vẫn có thể còn virus trong đường hô hấp. Vì vậy, thuốc Tamiflu chỉ dùng cho ca đặc biệt nặng và dùng tại bệnh viện.
BS khuyến cáo, khi mắc cúm, chủ yếu gia đình chăm sóc trẻ tại nhà, điều trị triệu chứng bằng cách uống nhiều nước, dùng thuốc hạ sốt đúng cách. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu nặng lên như sốt cao liên tục không hạ được nhiệt độ, mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu, đau đầu, buồn nôn thì cần đưa đến bệnh viện.
Để phòng bệnh, ngoài ăn uống đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, trẻ tốt nhất nên được tiêm vaccine cúm và đeo khẩu trang.
Nguy cơ mắc Bạch hầu, Uốn ván, Ho gà ở nhóm lớn tuổi Nếu cho rằng, chỉ cần tiêm ngừa Bạch hầu, Uốn Ván, Ho Gà... đầy đủ ở năm đầu đời, cơ thể sẽ miễn nhiễm với bệnh, thì bạn đã lầm! Vì thực tế, dù đã chủng ngừa, nhưng theo thời gian, sự miễn dịch của cơ thể với các bệnh này sẽ dần suy giảm, nếu không được tiêm nhắc lại, nguy cơ...