Cảnh báo 5 dấu hiệu ‘vùng kín’ của bạn bị lão hóa
Khi phụ nữ tuổi 30, nếu không chăm sóc cẩn thận thì sức khỏe, nhan sắc mà ngay cả ‘ vùng kín’ sẽ xuất hiện những dấu hiệu ‘lão hóa’. Ngẫm thử xem ‘vùng kín’ của bạn đã cảnh báo dấu hiệu ‘lão hóa’ nào chưa nhé?
Khi bước vào độ tuổi lão hóa, các cơ quan xung quanh ‘vùng kín’ không còn được bền chắc. (Ảnh minh họa: Internet)
1. Độ co thắt, đàn hồi suy giảm
Hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen thường tỷ lệ nghịch với tuổi tác của phụ nữ. Vì thế, khi bạn bước vào độ tuổi trung niên, estrogen giảm đáng kể, ‘vùng kín’ sẽ không còn duy trì độ màu mỡ và khả năng đàn hồi như thời con gái, thậm chí trở nên khô cứng và thô ráp hơn.
Trừ giai đoạn ‘hồi xuân’, việc thiếu hụt estrogen kéo theo tình trạng giảm tiết dịch bôi trơn hoặc mất thời gian lâu hơn để dịch được tiết ra trong quá trình ‘mây mưa’, từ đó khiến phái nữ ngày càng ít ham muốn hơn so với trước.
3. Tử cung bị thu hẹp
Estrogen giảm mặc nhiên cũng góp phần thu hẹp kích thước tử cung, đánh dấu thời kỳ ‘thoái trào’ của các cơ quan sinh sản.
4. Tiểu tiện mất kiểm soát
Khi bước vào độ tuổi lão hóa, các cơ quan xung quanh ‘vùng kín’ không còn được bền chắc, một số chị em có thể sẽ mất khả năng kiểm soát tình trạng tiểu tiện, nhẹ hơn là són tiểu khi lên cơn ho hoặc buồn hắt hơi.
Video đang HOT
5. Viêm nhiễm ‘vùng kín’
Tất nhiên không phải cứ ‘vùng kín’ viêm nhiễm là chúng ta lại quy chụp rằng nó đang bị ‘lão hóa’, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ‘lão hóa vùng kín’ mà phái đẹp cần chú ý.
Hãy cố gắng chăm sóc và giữ gìn để ‘vùng kín’ của bạn kéo dài được ‘thanh xuân’ lâu hơn.
Theo SKĐS
6 thói quen 'bẩn' không ngờ của phái đẹp
Không thay quần lót hàng ngày hoặc có lúc quên đánh răng buổi tối là những thói quen mà cánh mày râu không ngờ tới ở các chị em.
Tắm bằng nước không
Theo Chinanews, điều tra cho thấy, gần 1/3 nữ giới không sử dụng sữa tắm khi tắm hàng ngày. Chuyên gia chỉ ra, khi tắm có dùng sữa tắm hay không tùy thuộc vào tình hình ra mồ hôi của bạn. Các vi khuẩn khiến cơ thể có mùi hôi sống nhờ vào mồ hôi, đặc biệt là ở nách và bẹn. Khi ra nhiều mồ hôi, chỉ dùng nước dội thì không thể sạch được, sẽ dẫn tới vi khuẩn lưu lại, thời gian lưu càng dài, người sẽ càng 'hôi'.
Không đánh răng trước khi ngủ
Đánh răng trước khi ngủ quan trọng hơn lúc sáng sớm, không những có thể làm sạch các thứ tồn đọng trong khoang miệng, mà còn có lợi trong việc bảo vệ răng, cũnggiúp ngủ ngon hơn.
Phái nữ thường được nghĩ là rất sạch sẽ nhưng đôi khi họ cũng 'ở bẩn'
43% phụ nữ thừa nhận, họ thỉnh thoàng quên đánh răng trước khi ngủ. Chuyên gia nhắc nhở, trong quá trình ngủ, lượng nước bọt tiết ra giảm mạnh, mà nước bọt là lực lượng diệt vi khuẩn chủ yếu.
Vì vậy, một lần không đánh răng ngẫu nhiên có khả năng tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng đột kích. Nguy cơ sâu răng và mắc bệnh nha chu tăng cao. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu chứng thực, vi khuẩn gây bệnh nha chu cũng sẽ khiến bạn có vấn đề về tim.
Thức ăn rơi rồi lại nhặt lên ăn
40% phụ nữ được hỏi cho biết, họ từng ăn thức ăn vừa rơi xuống đất lại nhặt lên. Trước đây từng có cách nói 'quy tắc 5 giây', chỉ việc thức ăn rơi xuống đất chỉ cần nhặt lên trong vòng 5 giây thì vẫn an toàn. Các nhân viên nghiên cứu chỉ ra, cách nói này gây hiểu lầm lớn cho mọi người.
Thực nghiệm chứng minh, thức ăn sau khi rơi xuống đất, chỉ 2 - 3 giây, sẽ bị vi khuẩn làm ô nhiễm. Vì thế, tất cả đồ ăn rơi xuống đất đều nên lập tức vứt bỏ thùng rác. Các bà mẹ trẻ khi dạy con phải đặc biệt lứu ý trường hợp này, bản thân cũng phải làm gương cho tốt, vì trẻ con rất hay bắt chước.
Nhiều người quên đánh răng trước khi ngủ
Không rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh
Điều tra cho thấy, chỉ có 38% số người dùng xà phòng rửa tay sau khi đi vệ sinh, 2% có thời gian rửa tay vượt quá 10 giây. Chuyên gia giải thích, khi bạn lau chùi sau khi đi vệ sinh xong, khoảng cách giữa tay và nguồn trực khuẩn trong ruột rất gần, có thể gây nhiễm khuẩn. Nếu không dùng xà phòng thì không thể xóa sạch hoàn toàn vi khuẩn. Vì vậy, sau khi đi vệ sinh xong nhất định phải dùng xà phòng hoặc nước rửa tay để rửa tay, rồi dùng nước xả sạch.
Đi chân không tập thể dục
Điều tra nhận thấy, 32% nữ giới đi chân trần tập thể dục, đặc biệt là khi tập aerobic hoặc múa bụng (belly dance). Chuyên gia khuyên, lúc này tốt nhất nên đi một đôi giày tiện nhẹ.
Khi luyện tập, chân ra nhiều mồ hôi, môi trường ẩm ướt dễ làm vi khuẩn sinh sôi nhất. Chúng sẽ lưu lại trên sàn nhà thông qua chân người khác, khi chân bạn giẫm lên, có khả năng bị nhiễm nấm da chân (athlete's foot) hoặc hạt cơm lòng bàn chân.
Không thay quần lót hàng ngày
Nên giặt và phơi đồ lót cẩn thận để tránh bị viêm nhiễm vùng kín
Phái đẹp cần chăm giặt và thay đồ lót, nhưng điều tra cho thấy, 52% nữ giới không thay quần lót hàng ngày. Nhà sinh vật học Charles Gba cho biết, quần lót mặc một ngày, trên quần sẽ lưu lại khoảng 0.1g phân, trong 1g phân có chứa 10 triệu con vi-rút, 1 triệu con vi khuẩn, 1000 nang ký sinh trùng và 100 trứng giun. Những vi khuẩn này sẽ bám lên tay, nếu bạn không rửa tay mà dụi mắt hay thậm chí cầm đồ ăn, dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh cao.
Lưu ý khi giặt quần lót
- Nên dùng các sản phẩm giặt chuyên dụng như xà phòng có tác dụng diệt khuẩn.
- Không giặt chung quần lót với các quần áo khác, để phòng vi khuẩn lây nhiễm chéo.
- Dùng chậu giặt chuyên dụng, đồng thời định kỳ dùng nước sôi rửa chậu để diệt khuẩn. Các thành viên trong nhà không nên dùng chung chậu.
- Quần lót đã giặt sạch phải phơi trực tiếp ngoài trời. Nên sấy khô trong bóng râm trước, rồi để dưới ánh nắng giúp cho đồ lót không bị biến dạng và cứng.
Theo Zing
Ngồi yên xe phơi nắng có làm chết tinh trùng? Những ngày gần đây, thời tiết khu vực miền Bắc liên tục giao động ở ngưỡng 38-40 độ C. Điều này khiến nhiều quý ông lo ngại ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. ảnh minh họa Anh Hoàng Văn Cương vốn là nhân viên giao hàng của một công ty bán hàng trực tuyến trên địa bàn Hà Nội chia sẻ, do...