‘Canh bạc’ về LNG của Tổng thống Biden
Tổng thống Biden đang rơi vào thế khó khi vừa không muốn làm tổn thương các đồng minh và nền kinh tế Mỹ, nhưng cũng không muốn làm mất lòng những người vận động hành lang về biến đổi khí hậu liên quan đến xuất khẩu LNG, trước thềm cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.
Tàu chở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) Aristidis I cập cảng cơ sở hóa lỏng Cheniere (CCL) tại Corpus Christi, Texas, ngày 4/12/2023. Ảnh: BLOOMBERG
Theo tờ Wall Street Journal ngày 22/1, giá năng lượng hiện đã giảm kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Nhưng thật khó để tin rằng Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang xem xét một “món quà năm bầu cử” dành cho Nga và Iran: Lệnh cấm xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới.
Nguồn tin trên cho biết, cố vấn của Tổng thống Biden, John Podesta, đang thúc đẩy ý tưởng này tại Nhà Trắng như một chiến dịch vận động hành lang về khí hậu, sau khi các nhóm chống biến đổi khí hậu tức giận trước việc Chính quyền Mỹ phê duyệt dự án dầu khí và khí đốt ConocoPhillips’ Willow ở Alaska. Nhà vận động hành lang về khí hậu Bill McKibben đã viết vào tuần trước: “Chúng tôi có thể giúp cư dân ở đó ngăn chặn sự xâm chiếm mạnh mẽ của các cảng xuất khẩu LNG”.
Xuất khẩu LNG của Mỹ đã tăng khoảng 31 tỷ feet khối mỗi tháng (8,7%) kể từ tháng 1/2022, điều này đã giúp châu Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga và giảm giá khí đốt toàn cầu. Nếu không có LNG của Mỹ, sự ủng hộ chính trị ở châu Âu dành cho Ukraine có thể đã giảm sút khi người dân ở lục địa này dao động vì giá năng lượng leo thang.
Sự tăng trưởng trong xuất khẩu LNG phần lớn nhờ vào các dự án được Chính quyền Mỹ thời Tổng thống Donald Trump phê duyệt. Bộ Năng lượng Mỹ sẽ phải phê duyệt việc xuất khẩu LNG sang các nước không có hiệp định thương mại tự do với Mỹ. Tính đến nay, Tổng thống Biden đã phê duyệt 5 giấy phép, tất cả đều là giấy phép mở rộng công suất. Nhưng trước đó, Chính quyền Trump đã phê duyệt 14 giấy phép.
Trong khi Chính quyền Trump phê duyệt giấy phép trung bình trong 7 tuần, nhưng Chính quyền Biden phải mất 11 tháng để xử lý chúng. Ngay cả khi những dự án này được phê duyệt thì cũng phải mất vài năm mới đi vào hoạt động. Nhưng sự gia tăng xuất khẩu LNG cuối cùng sẽ giúp thay thế năng lượng than và khí đốt của Nga. Xuất khẩu LNG của Nga – một số vẫn được xuất sang châu Âu – đạt kỷ lục trong tháng 12 vừa qua.
Video đang HOT
Một cơ sở xuất khẩu LNG lớn mới của Nga dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm nay. Iran, nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ ba thế giới, đã khôi phục hoạt động xây dựng cơ sở xuất khẩu LNG mà nước này đặt mục tiêu hoàn thành vào năm tới. Mỹ đã vượt qua Qatar vào năm ngoái để trở thành nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, nhưng các dự án mới có thể giúp Doha lấy lại vị trí dẫn đầu.
Nếu các dự án LNG mới của Mỹ bị chặn, châu Âu và châu Á sẽ phải nhập khẩu khí đốt từ nơi khác để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Hầu hết sẽ không đến từ những nước thân thiện với Mỹ. Tuy nhiên, tổ chức vận động hành lang về khí hậu ở Mỹ cho biết các dự án LNG mới sẽ tạo ra lượng khí thải CO2 cao hơn trong nhiều thập kỷ.
Việc chặn các dự án xuất khẩu LNG mới sẽ không làm giảm lượng khí thải toàn cầu, nhưng nó sẽ là “một món quà” cho các đối thủ của Mỹ và cho châu Âu thấy rằng Mỹ không phải là một đồng minh đáng tin cậy.
Chủ tịch cơ quan khí đốt châu Âu Eurogas, Didier Holleaux, cho biết: “Ở châu Âu, nhiều dự án xây dựng trạm nhập khẩu LNG mới dựa trên giả định về mối quan hệ cung cấp lâu dài ổn định với Mỹ. Nếu năng lực xuất khẩu LNG bổ sung của Mỹ không thành hiện thực, điều đó sẽ có nguy cơ gia tăng và kéo dài tình trạng mất cân bằng nguồn cung toàn cầu” và khiến giá cả biến động.
Cả Mỹ và EU đều cam kết tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu diễn ra vào tháng trước ở Dubai để bắt đầu “chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Nhưng điều đó không làm giảm bớt “cơn khát” nhiên liệu của châu Âu đối với nguồn năng lượng này từ Washington.
Tom Marzec-Manser, người đứng đầu bộ phận phân tích khí đốt tại công ty thông tin hàng hóa ICIS, cho biết, bất chấp kế hoạch đầy tham vọng của EU nhằm đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu vào năm 2050, khối này vẫn chưa đặt ra thời hạn cho việc loại bỏ khí đốt. Ông cho biết lục địa này có thể cần tiếp tục tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ trong thập kỷ tới.
Dấu hiệu tan băng trong căng thẳng thương mại Mỹ - EU
Mỹ và EU cam kết hợp tác khi cả hai bên hướng đến sự bùng nổ về sử dụng xe điện và các lĩnh vực xanh khác.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen (trái) và Tổng thống Mỹ Joe Biden (phải) tại Nhà Trắng ngày 10//2023. Ảnh: EPA-EFE.
Theo hãng tin Reuters ngày 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã công bố đạt được sự tiến triển trong việc xoa dịu tranh chấp thương mại xuyên Đại Tây Dương và cam kết tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Cụ thể, hai nhà lãnh đạo đã tuyên bố sau cuộc đàm phán tại Nhà Trắng rằng sẽ thảo luận về việc cho phép các nhà sản xuất khoáng sản quan trọng của EU tiếp cận thị trường Mỹ theo chương trình đặc biệt nhằm khuyến khích các ngành công nghiệp thân thiện với khí hậu.
Hai bên cam kết sẽ phối hợp chung khi cả nền kinh tế Mỹ và EU đều hướng đến sự bùng nổ về sử dụng xe điện và các lĩnh vực xanh khác.
Tuyên bố chung cũng chỉ ra rằng ông Biden và bà Leyen đã đạt được tiến bộ với thỏa thuận bắt đầu đàm phán về việc miễn trừ cho các nhà sản xuất châu Âu đang tìm cách xuất khẩu các khoáng chất quan trọng cho pin xe điện.
Tuyên bố nêu rõ "cả hai bên sẽ thực hiện các bước để tránh bất kỳ sự gián đoạn nào trong dòng chảy đầu tư và thương mại xuyên Đại Tây Dương có thể phát sinh từ các ưu đãi tương ứng riêng của họ".
Bên cạnh đó, trong cuộc gặp, ông Biden nói với bà Leyen rằng liên minh hỗ trợ Ukraine đã đánh dấu "một kỷ nguyên mới". Và trong tuyên bố chung sau đó, họ cho biết "Tổng thống Nga Vladimir Putin nghĩ rằng sẽ chia rẽ chúng tôi, nhưng chúng tôi đoàn kết hơn bao giờ hết. Chúng tôi sát cánh cùng nhau trong sự ủng hộ vững chắc đối với Ukraine trong thời gian dài nhất".
Tuy nhiên, căng thẳng đang bùng lên ở châu Âu liên quan đến Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mang tính bước ngoặt của chính quyền Biden, với một khoản chi tiêu lớn của chính phủ Mỹ nhằm ủng hộ ngành sản xuất công nghệ thân thiện với khí hậu của Washington.
Trong bối cảnh EU cảnh báo rằng chính sách "sản xuất tại Mỹ" của các khoản trợ cấp sẽ gây tổn hại cho ngành năng lượng và ô tô của châu Âu, EU đang thực hiện các biện pháp khuyến khích của riêng mình, chẳng hạn như Kế hoạch Công nghiệp Thỏa thuận Xanh, để thúc đẩy lĩnh vực mới nổi.
Một lĩnh vực khó khăn khác là làm thế nào để đối phó với các chính sách ngoại giao và thương mại ngày càng quyết đoán của Trung Quốc. Nhà Trắng cho biết "những thách thức do Trung Quốc đặt ra là điểm nổi bật trong các cuộc đàm phán".
Washington đã hối thúc các đồng minh châu Âu có lập trường cứng rắn hơn với Bắc Kinh - không chỉ về mặt ngoại giao mà còn về kinh tế. Tuy nhiên, EU rất muốn tránh rạn nứt với Trung Quốc, khiến các đồng minh xuyên Đại Tây Dương phần nào bị chia rẽ về các bước tiếp theo.
Elvire Fabry, một nhà phân tích tại Institut Jacques Delors, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Paris (Pháp), nói với hãng tin AFP rằng cuộc gặp tại Nhà Trắng là cơ hội để bà Leyen thể hiện mong muốn của EU được hợp tác với Washington, "nhưng không phải ở vị trí của người theo sau. đặc biệt là khi nói đến Trung Quốc".
"Lập trường của EU dựa trên việc muốn duy trì đường lối riêng của mình liên quan đến Bắc Kinh", vị chuyên gia trên lưu ý.
Tổng thống Biden khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không suy thoái Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 8/2 cho biết ông không tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay hoặc năm tới. Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN Trả lời phỏng vấn trên chương trình truyền hình PBS, khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng sẽ có suy thoái...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Lý do du khách châu Âu vào Mỹ bất ngờ giảm mạnh

Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại

EU thúc đẩy thoả thuận năng lượng để hạ nhiệt căng thẳng khi Mỹ tạm ngừng áp thuế đối ứng

Ông Daniel Noboa tái đắc cử Tổng thống Ecuador

Căng thẳng Hamas Israel: Israel cảnh báo tăng cường oanh kích

Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol ra hầu tòa hình sự về tội danh nổi loạn

Ai Cập tăng cường hợp tác với các nước vùng Vịnh

Chính phủ liên minh Đức ủng hộ mục tiêu khí hậu 90% của EU kèm điều kiện

Mỹ tăng cường không kích gần thủ đô Yemen

Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức cuộc họp quốc tế về an ninh Biển Đen

Ukraine bác tin đàm phán trực tiếp với Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ

Iran thông tin về nội dung thảo luận với Mỹ tại Oman
Có thể bạn quan tâm

15 ngày tới, 3 con giáp hứng trọn mưa tài lộc, có vận kim tiền, làm ăn khấm khá, đổi đời lên hương
Trắc nghiệm
18:19:57 14/04/2025
Lý do thủ môn hay nhất AFF Cup mất vị trí về tay cựu sao U23 Việt Nam
Sao thể thao
18:19:02 14/04/2025
'Địa đạo' của Bùi Thạc Chuyên không có đối thủ
Hậu trường phim
18:16:19 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025
Bảng giá xe máy Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
17:28:35 14/04/2025
5 mẫu xe hybrid hút khách nhất tại Việt Nam hiện nay
Ôtô
17:24:13 14/04/2025
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Pháp luật
17:14:08 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025
Công nghệ sạch thay thế chất làm mát độc hại
Thế giới số
16:27:26 14/04/2025
Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây
Tin nổi bật
15:22:00 14/04/2025