Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng sẽ thu phí hạ tầng cảng biển từ 15/8
Sở Tài chính Hải Phòng vừa có Thông báo số 385/TB-STC ngày 11/8/2021 về việc thay đổi đơn vị thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng.
Hoạt động bốc xếp hàng nhập khẩu tại cảng biển Hải Phòng. Ảnh minh họa: An Đăng/TTXVN
Theo đó, thực hiện Thông báo số 252/TB-UBND ngày 7/7/2021 về Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng về việc điều chuyển nhiệm vụ thu phí hạ tầng cảng biển từ Sở Tài chính Hải Phòng sang Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng thuộc Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.
Từ ngày 15/8/2021, cơ quan thực hiện thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển Hải Phòng sẽ được điều chỉnh từ “Sở Tài chính Hải Phòng – Tài khoản: 3511.0.9094073″ thành “Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng – Tài khoản: 3511.0.1109448″.
Bắt đầu 0 giờ ngày 15/8/2021, hệ thống thu phí sẽ tạm dừng hoạt động để cập nhật các thông tin của Cảng vụ Đường thủy nội địa Hải Phòng. Dự kiến, việc cập nhật sẽ diễn ra trong 1 ngày.
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 16/8/2021, hệ thống sẽ hoạt động bình thường.
Tất cả các thông báo nộp phí đã khai báo nhưng chưa nộp phí trước thời điểm 0 giờ ngày 15/8/2021 sẽ bị hủy. Đến ngày 16/8/2021, các doanh nghiệp thực hiện khai báo lại trên hệ thống để nộp tiền về đơn vị thu phí mới.
Trước đó, theo Quyết định 2979/QĐ-UBND ngày 29/11/2019 của UBND thành phố Hải Phòng, Sở Tài chính Hải Phòng tiếp nhận nhiệm vụ thu phí từ quận Hải An từ ngày 1/12/2019.
Video đang HOT
Ngày 16/12/2019, Sở Tài chính triển khai hình thức thu phí bằng biên lai điện tử thay cho hình thức thu phí bằng biên lai giấy.
Doanh nghiệp thủy sản lại phản ứng với đề án thu phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM
Đại diện các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam vừa có công văn gửi đến Bộ Tư pháp, kiến nghị không thu phí không thu các loại phí hạ tầng cảng biển tại TP.HCM.
Trong công văn 45 do Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) gửi đến Bộ Tư pháp vào cuối tháng 04/2021 có đề xuất nội dung dự kiến rà soát, nhận diện đầy đủ các tồn tại hạn chế của quy định pháp luật trước các tác động mạnh mẽ dài hạn của đại dịch.
Trong đó, VASEP kiến nghị Bộ Tư pháp báo cáo và đề nghị Chính phủ có ý kiến với Hội đồng nhân dân và UBND TP.HCM xem xét không áp dụng thu phí công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển theo Nghị quyết 10/2020, ít nhất là cho đến hết năm nay.
Đồng thời, đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam đề nghị giảm các mức thu nói trên theo hướng, không coi đây là nguồn đóng góp ngân sách chính cho Thành phố.
Thêm với đó, cần công khai, minh bạch cụ thể các khoản thu chi, chi như thế nào, vào những công trình cụ thể nào cũng như không sử dụng ngân sách thu từ khoản này vào các hoạt động, công trình không phục vụ hoạt động vận chuyển, xuất nhập khẩu tại các cảng biển.
Các mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM dự kiến được áp dụng từ đầu tháng 07/2021.
Mức thu phí trên được kỳ vọng dùng để đảm bảo và mở rộng đường bộ xây dựng cầu phát triển kết cấu, hạ tầng giao thông trên địa bàn.
Dù vậy, các doanh nghiệp lại cho rằng, trong nhiều năm qua, họ đã phải nộp nhiều loại phí liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng như phí cầu đường, phí sử dụng đường bộ, phía tại trạm BOT,...
VASEP lấy ví dụ với doanh nghiệp thuỷ sản tại Khánh Hòa khi vận chuyển hàng đến cảng Cát Lái (TP.HCM) phải trả phí tại 7 trạm BOT.
Mỗi container (cont.) phải đóng tiền qua trạm 2 lượt khi đi và về.
Tổng phí qua một trạm là 360.000 đồng/cont., thì với mỗi container hàng, doanh nghiệp hiện phải trả thêm phí cầu đường 2,5 triệu đồng.
Như vậy trung bình mỗi năm, một doanh nghiệp thủy sản ở Khánh Hòa với 3.000 container xuất khẩu thì phải trả thêm 7,5 tỷ đồng tiền phí trạm BOT.
Ban chấp hành VASEP tính toán, nếu phải gánh thêm khoản phí mới về sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển tại TP.HCM thì một doanh nghiệp thủy sản quy mô trung bình ở ngoài Thành phố sẽ phải chi trả thêm khoảng 5,5 tỷ đồng.
Container hàng hoá tại Tân Cảng- Cát Lái (ảnh: Lê Toàn).
Ngoài ra, việc tổ chức thu phí theo một kênh thu khác được cho là bất hợp lý và không khả thi, tạo thêm thủ tục nộp phí mà doanh nghiệp phải làm.
Quy định mới này cũng có thể dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp mở tờ khai trong và ngoài TP.HCM.
Như vậy sẽ gây tắc nghẽn mạng của hải quan Thành phố, khiến ách tắc trong quá trình thực hiện, nếu tất cả các doanh nghiệp ngoài địa bàn đồng loạt chuyển hết về khai báo hải quan tại Thành phố.
Hầu hết tất cả các doanh nghiệp thủy sản nói riêng, các doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu nói chung đều có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu để chế biến, gia công hàng và tái xuất thành phẩm.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ phải chịu hai lần phí: một lần cho container hàng nhập khẩu và một lần cho container hàng xuất khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cho rằng, việc thu phí như vậy chưa phù hợp, khi doanh nghiệp đang phải trả rất nhiều chi phí phục vụ cho mục đích xây dựng, mở rộng cơ sở hạ tầng của các địa phương; đồng thời đi ngược lại chủ trương chung của Chính phủ trong việc thúc đẩy việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.
Đại diện các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam cũng lo ngại mức phí mới này được áp dụng sẽ làm giảm đáng kể sức cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và trong ngành hàng thủy sản nói riêng, đặc biệt khi tất cả đều đang nỗ lực duy trì kinh doanh trong bối cảnh khủng hoảng vì đại dịch.
Đề xuất thay đổi cơ chế giao vốn bảo trì đường sắt Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc giao vốn bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt thực hiện từ năm 2022. Công nhân Đội Quản lý đường sắt Tuy Hòa duy tu bão dưỡng đường sắt qua thành phố. Ảnh minh họa: Phạm Cường/TTXVN Theo đó, Bộ Giao thông vận...