Căng thẳng thương mại có thể đang tác động đến kinh tế Mỹ
Hoạt động chế tạo của Mỹ hầu như không tăng vào đầu tháng 6, trong khi lĩnh vực dịch vụ tăng chậm lại. Giới phân tích cho rằng đây có thể là những dấu hiệu cho thấy cuộc chiến thương mại với Trung Quốc có thể đang tác động đến nền kinh tế.
Các container hàng hóa của Trung Quốc chờ bốc dỡ tại cảng Long Beach ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
IHS Markit cho biết, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong lĩnh vực chế tạo của Mỹ đầu tháng 6 đứng ở mức thấp nhất kể từ tháng 9/2009 là 50,1 điểm. PMI trên 50 điểm có nghĩa lĩnh vực chế tạo chiếm 12% kinh tế Mỹ này có sự tăng trưởng. Trong khi đó, chỉ số PMI trong lĩnh vực dịch vụ ở mức thấp kể từ tháng 2/2016 là 50,7 điểm. Số liệu PMI của cả hai lĩnh vực này trong tháng 6 đều thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích tham gia khảo sát của hãng tin Reuters.
Nhà kinh tế của IHS Markit, Chris Williamson, cho biết, vào đầu tháng này, 2/3 số nhà chế tạo tham gia khảo sát của IHS Markit cho rằng việc chi phí của một số hoặc toàn bộ nguyên liệu thô tăng lên là do tác động của việc Mỹ tăng thuế.
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bắt đầu vào năm ngoái và leo thang trong tháng trước sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc. Trung Quốc đã phản ứng lại bằng việc tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Ông Trump dọa sẽ có động thái tương tự đối với 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, nếu Trung Quốc không sớm nhất trí một thỏa thuận thương mại. Ông có kế hoạch gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản vào tuần tới.
Số liệu kinh tế khác được công bố ngày 21/6 cho thấy doanh số bán nhà tăng trong tháng 5, có thể là kết quả từ những nỗ lực của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc tránh nguy cơ suy thoái cho nền kinh tế với việc duy trì lãi suất thấp. Trong khi nhiều chỉ số vẫn biểu thị sự vững vàng của nền kinh tế, các nhà hoạch định chính sách của Fed ngày càng quan ngại rằng đà tăng trưởng kinh tế trong 10 năm có thể đang đứng trước rủi ro.
Nhiều ý kiến cho rằng căng thẳng thương mại là một yếu tố dẫn đến sự thay đổi lập trường chính sách của Fed trong tuần này. Thông báo chính sách mới nhất ngày 19/6 cho thấy gần một nửa số nhà hoạch định chính sách của Fed nhận định về khả năng hạ lãi suất trong năm nay.
Lê Minh
Video đang HOT
Theo baotintuc.vn
Giá vàng tăng 'phi mã', bán nhiều hơn mua để chốt lời
Giá vàng trong nước ngày 21/6 tiếp tục tăng mạnh khiến nhiều người từng "ôm" vàng tranh thủ đi bán chốt lời.
Khách hàng tới giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu chiều nay. Ảnh: Kiều Liên.
Giới chuyên gia tài chính nhận định: Giá vàng được trợ lực rất mạnh do những căng thẳng chính trị, thương mại giữa Mỹ và Trung Đông, Trung Quốc chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Điều này khiến đồng USD sụt giảm mạnh còn giá vàng tăng cao.
Lần đầu tiên sau 6 năm (9/2013), giá vàng thế giới đã vượt qua mức 1.400 USD/ounce, đẩy giá vàng trong nước tiếp tục nhảy vọt. Chiều 21/6, giá vàng giao ngay trên thị trường thế giới tăng 1,2%, lên mức 1.404,35 USD/ounce, sau khi đã chạm mức cao nhất kể từ ngày 4/9/2013 vào phiên buổi sáng, ở mức 1.410,78 USD/ounce.
Trong nước, giá vàng được các công ty vàng bạc đá quý tiếp tục tăng thêm trung bình từ 420.000 - 470.000 nghìn đồng/ lượng, giao dịch ở mức 38,6 - 38,9 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và bán ra so với phiên hôm qua.
Cụ thể, cuối ngày hôm nay, giá vàng SJC giao dịch tại Bảo Tín Minh Châu mua vào - bán ra ở mức: 38,38 - 38,7 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, đầu giờ sáng nay tại Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mức: 38,50 - 38,82 triệu/lượng (mua vào - bán ra), tăng 550.000 đồng/lượng mua vào và tăng 450.000 đồng/lượng chiều bán ra so với chốt phiên giao dịch ngày 20/6.
Kết thúc phiên chiều nay, giá vàng Rồng Thăng Long giao dịch ở mức 38,36 - 38,81 triệu đồng/lượng, hạ nhiệt hơn một chút so với phiên sáng. Giao dịch sáng nay ở mức 38,59 - 39,04 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra), tăng 400.000 đồng/lượng ở cả hai chiều so với chốt phiên chiều qua.
Trước đó vào 14 giờ tại Hà Nội, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng SJC ở mức 38,53 - 38,87 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Còn tại thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 38,4 - 38,72 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Bảng giao dịch vàng liên tục thay đổi khi giá vàng biến động. Ảnh chụp tại Tập Đoàn Vàng Bạc Đá Quý Phú Quý. Ảnh: Minh Phương/Báo Tin tức.
Từ đầu tuần đến nay, vàng SJC tại các công ty vàng bạc đã tăng trung bình hơn 1 triệu đồng/lượng. Hiện chênh lệch giá mua/giá bán được thu hẹp hơn so với phiên trước, dao động từ 200.000 đến hơn 300.000 đồng/lượng.
Giá vàng tăng khiến nhiều người từng đầu cơ vàng vội vã đi bán chốt lời. Chiều 21/6, anh Nguyễn Quang Dũng, ngõ 402 phố Bạch Mai, Hà Nội đã tới Bảo Tín Minh Châu phố Trần Nhân Tông để bán vàng vì từ lâu, anh mua 5 cây vàng SJC với giá hơn 36 triệu đồng/lượng. "Qua theo dõi thấy diễn biến giá vàng tăng mạnh nên tôi quyết định bán ra", anh Dũng nói.
Tương tự, bà Nguyễn Thu Lan (Cầu Giấy) đem bán 10 cây vàng nhưng nhân viên Bảo Tín Minh Châu trả lời thời gian nhận tiền mặt phải chờ 10 giờ sáng 22/6 do hôm nay phần lớn là người dân bán vàng nên doanh nghiệp phải đi rút tiền mặt. Không chỉ bà Hường mà một số khách hàng khác hôm nay mới được lịch hẹn lấy tiền sau khi bán vàng được 2 hôm. Phía Công ty Bảo Tín Minh Châu cũng giải thích thêm cho khách hàng về thời điểm chốt giá sẽ tính vào thời điểm 2 bên chấp chấp nhận giao dịch.
"Rất lâu rồi giá vàng ổn định nên nhiều người không có ý định đầu tư sinh lời mà đổ tiền vào mua nhà đất hoặc góp vốn cổ phần, gửi tiết kiệm. Nay thấy giá vàng có hướng tăng nên mình dành tiền mua một ít, nếu nay mai giá tăng hơn sẽ bán luôn", bà Trịnh Thị Toan, phố Bùi Ngọc Dương, phường Bạch Mai chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên Báo Tin tức, Ông Phạm Hải Âu, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Tập đoàn Phú Quý cho biết: "Mấy ngày qua, lượng người dân tới bán vàng chiếm tới 80 - 90% vì thời điểm này giá vàng ở mức khá tốt so với thời điểm với những người đầu cơ vàng trong vòng 2 năm qua. Một mặt họ tích lũy, một mặt chờ đợi giá vàng tăng để bán chốt lời".
Nhận định về giá vàng hiện nay, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Phú Quý cho rằng: Nhịp tăng của giá vàng trong nước vẫn chậm hơn hơn so với thị trường thế giới do chính sách Nhà nước kiểm soát chặt, mức độ liên thông giá vàng không mạnh như xưa.
Tại Phú Quý, do nhiều khách tới bán nên có thời điểm, doanh nghiệp phải hẹn khách 1-2 ngày sau mới nhận được tiền mặt do công ty cũng phải luân chuyển dòng vốn. "Thời gian tới, giá vàng được Phú Quý dự báo vẫn tăng và người dân cũng quan tâm hơn tới kênh đầu tư, trú ẩn an toàn do những biến động trên thị trường thế giới nhưng không nên vội vàng mua bán bởi vàng miếng trong nước cần giao dịch tính chất dài lâu", ông Hải Âu nói.
Giải thích cho đà tăng giá phi mã của giá vàng trong nước trong mấy ngày qua, chuyên gia tài chính - TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Động lực đến từ quyết định giữ nguyên lãi suất của Fed khiến đồng USD không tăng. Đây cũng là một trong những tín hiệu để dự báo Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có thể giảm lãi suất trong kì điều chỉnh tiếp theo. Bên cạnh đó theo ông Trí Hiếu, những căng thẳng chính trị giữ Mỹ và Iran, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng là yếu tố tác động trực tiếp đến giá vàng. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư tìm đến kênh trú ẩn an toàn là vàng.
Đây là thời điểm tốt để mua vào bởi dự báo giá vàng sẽ còn tăng lên. Tuy nhiên ông Nguyễn Trí Hiếu cũng khuyên nhà đầu tư chỉ nên mua 1/3 số tiền đang có trong kế hoạch đầu tư; đồng thời theo dõi sát sao để tránh mua hớ.
Theo baotintuc.vn
Nỗi lo khi đồng yen Nhật tăng giá Ngày 21/6, Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản, Masatsugu Asakawa, đã bày tỏ quan ngại về xu hướng tăng giá nhanh của đồng yen trên thị trường ngoại hối trong thời gian gần đây. Trước đó, đồng nội tệ của Nhật Bản đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 5 tháng rưỡi so với đồng bạc xanh của Mỹ, trong bối cảnh...