Căng thẳng tăng cao ở Kosovo và phản ứng của Nga, phương Tây
Căng thẳng ở Kosovo đã leo thang vào cuối tuần này khiến quân đội Serbia phải đặt trong tình trạng báo động cao gần biên giới với Kosovo, dẫn đến đến những phản ứng của Nga và phương Tây.
Lực lượng an ninh đứng cạnh một chiếc ô tô đang bốc cháy, sau cuộc đụng độ giữa cảnh sát Kosovo và những người biểu tình thuộc sắc tộc Serbia ngày 26/5. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, kết quả của các cuộc đụng độ giữa cảnh sát Kosovo và những người biểu tình phản đối các thị trưởng người Albania hôm 26/5 đã khiến Serbia phải đặt quân đội trong tình trạng báo động chiến đấu cao và triển khai các đơn vị đến gần khu vực biên giới với Kosovo.
Reuters dẫn lời Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết quân đội nước này vẫn duy trì “mức báo động cao nhất” gần biên giới với Kosovo, một ngày sau khi chính quyền Kosovo dùng vũ lực để bổ nhiệm thị trưởng ở khu vực có người dân tộc Serbia sinh sống và các cuộc đụng độ đã nổ ra giữa người dân tộc Serbia và cảnh sát Kosovo.
Hiện tình hình vẫn còn căng thẳng ở miền Bắc Kosovo, nơi lực lượng cảnh sát vũ trang hạng nặng với xe bọc thép đang canh gác các tòa nhà của thành phố.
Nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti đã bảo vệ hành động của cảnh sát trong việc hộ tống các thị trưởng mới được bổ nhiệm. Ông Kurti viết trên Twitter: “Những người được bầu trong các cuộc bầu cử dân chủ có quyền đảm nhận chức vụ mà không bị đe dọa. Đó cũng là quyền của công dân được phục vụ bởi các quan chức được bầu đó”.
Phản ứng về vấn đề trên, Oana Lungescu, người phát ngôn của NATO cho biết trong một bài đăng trên Twitter: “Chúng tôi kêu gọi các bên liên quan ở Kosovo xuống thang ngay lập tức và giải quyết tình hình thông qua đối thoại”. Bà Oana Lungescu cho biết KFOR, phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO dẫn đầu gồm 3.800 người ở Kosovo, sẽ tiếp tục “cảnh giác”.
Video đang HOT
Trong khi đó, người phát ngôn các vấn đề đối ngoại của EU Peter Stano kêu gọi tất cả các bên “xuống thang tình hình căng thẳng và khôi phục bình tĩnh ngay lập tức”. “EU sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động đơn phương hoặc khiêu khích nào nữa và việc duy trì hòa bình và an ninh trên thực địa nên được ưu tiên”, ông Stano nói trong một tuyên bố.
Anh, Pháp, Italy, Đức và Mỹ cũng đưa ra tuyên bố chung lên án quyết định của Kosovo về vụ việc, kêu gọi chính quyền lùi bước và giảm leo thang tình hình.
“Chúng tôi kêu gọi chính quyền Kosovo ngay lập tức lùi bước và xuống thang, đồng thời phối hợp chặt chẽ với EULEX (phái bộ của EU) và KFOR ở Kosovo. Chúng tôi lo ngại trước quyết định của Serbia về việc nâng cao mức độ sẵn sàng chiến đấu lực lượng vũ trang của họ ở biên giới với Kosovo và kêu gọi tất cả các bên kiềm chế tối đa, tránh những lời lẽ kích động”, thông báo được đăng trên trang web của Chính phủ Anh nêu rõ.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã chỉ trích chính quyền Kosovo vì những hành động mới của họ, nói rằng họ “làm leo thang căng thẳng một cách không cần thiết, (đã) làm suy yếu những nỗ lực của chúng tôi nhằm giúp bình thường hóa quan hệ giữa Kosovo và Serbia và sẽ gây ra hậu quả cho quan hệ song phương của chúng tôi với Kosovo”.
Mỹ là nhà hỗ trợ chính của Kosovo về chính trị, quân sự và tài chính kể từ khi họ tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008.
Về phần mình, Nga đổ lỗi cho Kosovo, Mỹ và EU về việc làm leo thang căng thẳng ở Balkan, đồng thời cho biết họ đang theo dõi chặt chẽ sau các vụ đụng độ bạo lực giữa cảnh sát Kosovo và những người biểu tình phản đối các thị trưởng sắc tộc Albania.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói: “Chúng tôi cực lực lên án các bước đi khiêu khích của Kosovo, vốn đã đẩy tình hình gần đến giai đoạn nóng và đe dọa trực tiếp đến an ninh của toàn bộ khu vực Balkan. Trách nhiệm về việc này hoàn toàn thuộc về Mỹ và EU”, lưu ý rằng những phản ứng trên đối với Kosovo của “các nhà trung gian phương Tây” đã được đưa ra quá muộn.
Gần một thập kỷ sau khi kết thúc cuộc xung đột, người Serbia ở khu vực phía Bắc của Kosovo không chấp nhận tuyên bố độc lập của Kosovo khỏi Serbia năm 2008 và vẫn coi Belgrade là thủ đô của họ. Kosovo có người gốc Albania chiếm hơn 90% dân số, với người Serbia chỉ chiếm đa số ở khu vực phía Bắc.
Nguy cơ xung đột ở Balkan khi căng thẳng giữa Serbia và Kosovo tăng cao
Serbia đã yêu cầu lực lượng gìn giữ hòa bình NATO làm nhiệm vụ, nếu không Belgrade sẽ thực hiện các biện pháp của mình để bảo vệ người thiểu số Serb ở Kosovo.
Các binh sĩ NATO thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình Kosovo tuần tra gần biên giới phía Bắc Kosovo. Ảnh: AP
Hy vọng về một bước đột phá nhằm giảm căng thẳng ở khu vực Balkan giữa Serbia và Kosovo hiện đang trở nên xa vời hơn bao giờ hết, sau khi Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic có một bài phát biểu cứng rắn hôm 21/8, cảnh báo quân đội NATO "làm nhiệm vụ của họ" ở Kosovo, hoặc Serbia sẽ hành động để bảo vệ người dân tộc thiểu số của họ ở đó.
"Chúng tôi sẽ cứu người dân của chúng tôi khỏi cuộc đàn áp và các cuộc khủng bố, nếu NATO không muốn làm điều đó", ông Vučić nói, gây ra những lo ngại về nguy cơ nổ ra một cuộc xung đột mới.
Ông Vucic cũng cho rằng Chính quyền Kosovo muốn loại bỏ cộng đồng người Serb khỏi vùng lãnh thổ này, một vấn đề phía Kosovo bác bỏ.
Bài phát biểu của ông Vucic diễn ra sau cuộc họp tuần trước giữa nhà lãnh đạo Serbia với Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg và Đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell, nhưng không thể phá vỡ sự bế tắc giữa Serbia và Kosovo về việc sử dụng biển số xe và thẻ căn cước do Serbia cấp ở Kosovo.
Ông Borrell cũng thừa nhận sự thất bại trong nỗ lực hòa giải giữa Vucic và nhà lãnh đạo Kosovo Albin Kurti trong cuộc gặp tại Brussels, nhằm giảm bớt (hoặc có thể làm lắng dịu) căng thẳng giữa hai bên một cách lâu dài. Tuy nhiên, ông Borrell xác nhận rằng sẽ có những cuộc đàm phán mới.
Tình hình vốn đã đáng lo ngại giữa hai bên, nhất là sau khi chính quyền Kosovo cho biết họ yêu cầu người dân Serb đổi biển số xe từ Serbia sang Kosovo. Serbia cũng đã thực hiện chính sách tương tự đối với người Kosovo trong hơn 10 năm.
Tổng thống Vucic từng được trích dẫn nói rằng ông không có hy vọng tìm ra giải pháp cho những bất đồng, nói rằng Kosovo đã từ chối tất cả các loại đề xuất mà ông đưa ra để tìm giải pháp để khôi phục sự hòa hợp.
Các quốc gia phương Tây cũng lo ngại căng thẳng leo thang sẽ kích động Serbia can thiệp vũ trang vào miền Bắc Kosovo, điều này sẽ gây mất ổn định hơn nữa ở vùng Balkan và chuyển sự chú ý một phần của thế giới và NATO khỏi cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Gần 4.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình do NATO lãnh đạo đã đóng quân ở Kosovo sau cuộc chiến 1998-1999 và bất kỳ sự can thiệp vũ trang nào của Serbia ở đó đều có nghĩa là một sự leo thang lớn của một cuộc xung đột vốn đã âm ỉ ở châu Âu.
Sau sự sụp đổ của các cuộc đàm phán do EU làm trung gian, lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO ở Kosovo đã được triển khai tại các tuyến đường chính ở phía bắc Kosovo, với thông báo rằng họ sẵn sàng bảo vệ quyền tự do đi lại cho tất cả các bên.
EU làm trung gian giảm căng thẳng giữa Serbia và Kosovo Các nhà lãnh đạo của Serbia và Kosovo sẽ gặp quan chức phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU tại Brussels vào cuối tháng này, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế tìm cách xoa dịu căng thẳng đang gia tăng. Căng thẳng đã tăng vọt vào tuần trước tại biên giới giữa Kosovo và Serbia khi Kosovo triển...