Căng thẳng tại Trung Đông: Hamas kêu gọi chấm dứt xung đột
Ngày 7/11, người phát ngôn của phong trào Hamas Basem Naim kêu gọi lập tức chấm dứt cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tại Gaza sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Cảnh đổ nát sau cuộc pháo kích của Israel tại trại al-Shati, Dải Gaza, ngày 7/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, chia sẻ với báo Newsweek, ông Naim cho biết việc bầu ông Trump làm Tổng thống thứ 47 của Mỹ là vấn đề riêng của người Mỹ, nhưng người Palestine mong muốn Israel lập tức chấm dứt xung đột, đặc biệt là tại Gaza, và tìm kiếm sự hỗ trợ để đạt được các quyền tự do, độc lập và thành lập nhà nước độc lập tự chủ với Jerusalem là thủ đô.
Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Trump xây dựng mối quan hệ gần gũi với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Mỹ ch.ỉ tríc.h một số quyết định của ông Netanyahu trong thời gian xung đột giữa Israel-Hamas, đồng thời kêu gọi hai bên sớm chấm dứt giao tranh.
Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ cùng ngày 7/11, Ngoại trưởng nước này Antony Blinken có kế hoạch tiếp tục nỗ lực chấm dứt xung đột tại Gaza và Liban trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo chính quyền của Tổng thống Biden sẽ tiếp tục theo đuổi mục tiêu chấm dứt xung đột ở Gaza và Liban, tăng cường viện trợ nhân đạo cho Gaza, cho đến ngày 20/1/2025 khi Tổng thống đắc cử nhậm chức.
Video đang HOT
Kể từ khi xung đột bùng phát vào ngày 7/10/2023, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã thăm Israel ít nhất 11 lần. Chuyến thăm gần đây nhất của ông diễn ra vào ngày 22/10 vừa qua, trong khuôn khổ nỗ lực thúc đẩy đàm phán ngừng bắ.n ở Dải Gaza và thảo luận về tương lai khu vực sau khi thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar thiệ.t mạn.g.
Liên quan đến xung đột tại Gaza, truyền thông Palestine đưa tin quân đội Israel thông báo người dân Gaza phải di tản khỏi khu tị nạn Jabalia và các khu vực phía Bắc Gaza sẽ không được phép trở về nhà bởi lực lượng bộ binh của Israel tiến hành chiến dịch tại đây.
Chuẩn tướng Itzik Cohen của quân đội Israel nói rằng hàng hóa viện trợ nhân đạo sẽ được phép “thường xuyên” vào khu vực phía Nam của thành phố Gaza, nhưng không phải phía Bắc do không còn thường dân ở khu vực này.
Theo số liệu từ cơ quan y tế tại Gaza, trong hơn 1 tháng quân đội Israel áp đặt lệnh bao vây chặt chẽ ở khu vực phía Bắc Gaza, đặc biệt là trại tị nạn Jabalia, có hơn 1.800 người Palestine thiệ.t mạn.g và 4.000 người bị thương. Đến nay, Israel đã chia cắt Dải Gaza thành hai bằng cách tạo ra hành lang Netzarim, ngăn cách nơi từng là thành phố Gaza đông dân với phần còn lại của dải đất này.
Quốc hội Israel đã thông qua dự luật cho phép trục xuất bất kỳ ai có người thân tham gia cuộc kháng chiến của Palestine về Dải Gaza hoặc những địa điểm khác, ngay cả khi người đó có quốc tịch Israel.
Đạo luật này, do các thành viên của đảng Likud của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các đồng minh cực hữu của ông đề xuất, đã được thông qua với tỷ lệ 61 phiếu thuận và 41 phiếu chống. Luật áp dụng với công dân Palestine và những người sống tại khu vực Đông Jerusalem bị sáp nhập, cũng như bất kỳ ai ủng hộ hoặc khuyến khích hành động của người thân tham gia hoạt động nói trên.
Theo đó, những người này có thể bị trục xuất đến dải Gaza hoặc một địa điểm khác mà chính quyền Israel lựa chọn trong khoảng thời gian từ 7-20 năm.
Đối thoại 'tích cực' giữa các phe phái Palestine tại Ai Cập
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, quan chức cấp cao của phong trào Hamas, ông Osama Hamdan phát biểu ngày 3/11 với kênh truyền hình Al Aqsa cho rằng cuộc đối thoại giữa các phe phái Palestine diễn ra tại thủ đô Cairo (Ai Cập) mang tính "tích cực", mặc dù thừa nhận rằng không muốn vội vàng đưa ra bất kỳ kết luận nào.
Người dân Palestine tại trại tị nạn Maghazi ở Dải Gaza. Ảnh: THX/TTXVN
Ngoài ra, ông Hamdan cũng cho biết phía Hamas chưa nhận được bất kỳ đề xuất mới nào bằng văn bản liên quan đến lệnh ngừng bắ.n có thể thực thi ở Dải Gaza, trong bối cảnh giao tranh giữa nhóm này với các lực lượng Israel kéo dài trong suốt hơn một năm qua.
Trước đó ngày 2/11, một nguồn tin an ninh Ai Cập xác nhận rằng đại diện của phong trào Fatah và phong trào Hamas bắt đầu đối thoại ở Cairo, để thảo luận việc thành lập một ủy ban kỹ trị nhằm giám sát các hoạt động nhân đạo và cứu trợ ở Dải Gaza sau xung đột.
Thành phần phái đoàn Fatah tham gia cuộc họp ở Cairo gồm có Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Fatah Mahmoud Aloul cùng hai thành viên Ủy ban Trung ương Fatah là Azzam Al-Ahmad và Rawhi Fattouh. Trong khi đó, đại diện của phái đoàn Hamas tại các cuộc đàm phán gồm Phó Chánh Văn phòng Chính trị Hamas phụ trách các vấn đề Arab và ngoại giao, ông Khalil Al-Hayya cùng hai thành viên của Văn phòng Chính trị Hamas là Husam Badran và Bassem Naim.
Theo nguồn tin này, ủy ban trên sẽ được thành lập theo một sắc lệnh của Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas và sẽ bao gồm các nhân vật kỹ trị độc lập, không liên kết với bất kỳ phong trào cụ thể nào.
Trong khi đó, một nguồn tin an ninh cấp cao khác khẳng định với kênh truyền hình Al-Qahera News rằng Fatah và Hamas đã thể hiện sự linh hoạt và lạc quan ngày càng lớn liên quan tới việc thành lập ủy ban kỹ trị.
Theo Al-Qahera News, cả hai phe phái Palestine đều có quan điểm tích cực về những nỗ lực của Ai Cập trong việc thành lập ủy ban để quản lý Dải Gaza, trong bối cảnh có nhiều thách thức mà sự nghiệp của người Palestine đang phải đối mặt.
Nguồn tin lưu ý rằng các cuộc họp ở Cairo đang giải quyết mục tiêu rộng hơn là tăng cường sự thống nhất của người Palestine, giảm bớt đau khổ cho người dân và đảm bảo không tách Dải Gaza khỏi Bờ Tây. Nguồn tin cho biết: "Ai Cập đang nỗ lực không ngừng nghỉ để tái khởi động các cuộc đàm phán giữa các phe phái Palestine, vốn đã bị đình trệ kể từ tháng 7" đến nay.
Trước đó ngày 2/10, thành viên của Văn phòng Chính trị Hamas, Izzat Al-Rishq, nói rằng nhóm này đang tích cực xem xét bất kỳ đề xuất nào đảm bảo việc Israel rút khỏi Dải Gaza và chấm dứt hành động của quân đội nước này đối với vùng lãnh thổ của Palestine.
Chỉ một nửa trong số 101 con tin Israel bị giữ ở dải Gaza còn sống sót Ngày 3/11, trích dẫn các đán.h giá tình báo và dữ liệu nguồn mở, truyền thông Israel đưa tin khoảng một nửa trong số 101 người Israel bị phong trào Hamas của Palestine bắt làm con tin ở Dải Gaza trong hơn một năm qua còn sống sót. Tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel xuống Marjeyoun, Liban....