Căng thẳng tại Trung Đông: Cộng đồng quốc tế kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng ở Syria
Trong bối cảnh hơn 500 người đã thiệt mạng do các cuộc giao tranh diễn ra trong chưa đầy 1 tuần qua ở Syria, cộng đồng quốc tế đã kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng và một thỏa thuận nhằm chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài gần 14 năm qua này.
Khói bốc lên trong cuộc giao tranh tại Syria. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong một phát biểu ngày 2/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller kêu gọi tất cả các nước sử dụng ảnh hưởng của mình để thúc đẩy giảm căng thẳng, bảo vệ dân thường và cuối cùng là đưa tiến trình chính trị tiến lên. Bên cạnh đó, ông Miller khẳng định chính sách của Mỹ đối với chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad không thay đổi.
Cùng ngày, người phát ngôn bộ phận đối ngoại Liên minh châu Âu (EU) Anouar El Anouni cũng kêu gọi “tất cả các bên giảm leo thang” và bảo vệ dân thường,
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng tình hình bất ổn ở Syria sẽ được giải quyết bằng một thỏa thuận phù hợp với yêu cầu của người dân nước này. Ông Erdogan cũng nói thêm rằng Ankara đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến ở quốc gia láng giềng Syria và thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn nguy cơ gây hại đến an ninh của Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng ngày, phát biểu sau cuộc gặp với người đồng cấp Iran, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đóng góp vào cuộc đối thoại giữa chính phủ Syria, người dân và lực lượng đối lập.
Theo các nguồn tin ngoại giao, Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến tổ chức họp khẩn về tình hình Syria trong ngày 3/12. Cuộc họp được tổ chức theo đề nghị của Chính phủ Syria, với sự ủng hộ của 3 thành viên châu Phi trong Hội đồng Bảo an LHQ là Mozambique, Sierra Leone và Algeria cùng với Guyana.
Hôm 27/11, lực lượng phiến quân Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã bất ngờ mở cuộc tấn công lớn và giành được quyền kiểm soát Aleppo, thành phố lớn thứ 2 Syria và các khu vực lân cận. Từ đó đến nay, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết số người thiệt mạng trong những ngày giao tranh ở miền Bắc Syria đã tăng lên 514 người, trong đó có 92 dân thường. Giao tranh cũng gây ra tình trạng di tản lớn đột ngột với gần 50.000 người phải sơ tán tính đến ngày 30/11.
Đài Trang – Nguyễn Tùng (TTXVN)
WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban
Ngày 2/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo hệ thống y tế của Liban đang phải chật vật đối phó với số lượng lớn bệnh nhân sau khi Israel tăng cường các cuộc không kích và tiến hành chiến dịch tấn công trên bộ vào nước này.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 2/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang mạng X, ông Ghebreyesus cho biết các bệnh viện ở Liban đang trở nên quá tải do số người bị thương và thiệt mạng gia tăng. Ông cảnh báo hệ thống y tế của nước này đã bị suy yếu do các cuộc khủng hoảng liên tiếp và hiện phải chật vật đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, đồng thời cho biết WHO đang tăng cường nỗ lực ứng phó với tình hình.
Tháng trước, Israel đã chuyển trọng tâm từ cuộc xung đột ở Dải Gaza, bùng phát sau các cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023, sang việc bảo vệ biên giới phía Bắc giáp với Liban. Hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut và các vùng ngoại ô phía Nam.
Trong cuộc họp với các đại sứ của Liên đoàn Arập tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Tedros nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả bệnh nhân, nhân viên y tế và dân thường, bao gồm cả người tị nạn, ở Liban. Ông cho biết WHO đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Liban để đảm bảo các bệnh viện có đủ vật tư và nhân lực để ứng phó. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cho rằng "điều mà người dân Liban, Gaza, Israel và khắp Trung Đông cần là hòa bình". Ông cảnh báo bất kỳ sự leo thang nào trong cuộc xung đột sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho khu vực.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, tại cuộc gặp, hai bên đã xem xét các cơ chế hợp tác để đáp ứng các nhu cầu và hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ và trợ giúp y tế cho công dân Liban. Thủ tướng Al-Jalali nhấn mạnh Chính phủ Syria nỗ lực đảm bảo nhu cầu cho những người tị nạn Liban và sửa đổi một số thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận họ. Ông Al-Jalali khẳng định Syria sẵn sàng đón nhận bất kỳ sáng kiến nào góp phần hỗ trợ người tị nạn Liban. Về phần mình, Đại sứ Iran bày tỏ nước này sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng Syria hỗ trợ người tị nạn Liban.
Trong khi đó, 9 tổ chức phi chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch điều một tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo đến Liban để hỗ trợ người dân nước này. Con tàu đầu tiên sẽ chở khoảng 80 container bao gồm 1.300 tấn hàng viện trợ nhân đạo và dự kiến sẽ đến Liban sau một tuần.
Lý do Israel chọn thời điểm này để kích nổ hàng loạt thiết bị của Hezbollah Sau khi Israel tiến hành một chiến dịch phức tạp nhằm kích nổ số thuốc nổ được cài trong hàng nghìn máy nhắn tin và các thiết bị khác trên khắp Liban, có một số giả thuyết về lý do tại sao cuộc tấn công này lại được tiến hành vào thời điểm này. Người dân tập trung bên ngoài Trung tâm y...