Căng thẳng ở Biển Đông tạo cơ hội cho ngành quốc phòng Nhật
Sau khi Nhật Bản dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí vào năm ngoái, các công ty quốc phòng nước này đang hướng đến việc mở rộng thị trường, và Biển Đông đang là khu vực tiềm năng vì những căng thẳng tại đây.
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản – Ảnh: Hải quân Mỹ
Các Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Nhật Bản ngày 22.11 đã bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tăng cường vị thế tại Biển Đông, theo Bloomberg ngày 22.11.
Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền trái phép, gần như chiếm trọn diện tích Biển Đông. Hơn nữa, Bắc Kinh còn cấp tập xây đảo nhân tạo, xây đường băng, hải đăng và các công trình trái phép khác tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc bị các nước lên án và gây căng thẳng tại vùng biển được coi là tuyến giao thương hàng hải quan trọng.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nói với Ngoại trưởng Úc Julie Bishop ngày 22.11 rằng Trung Quốc đang tăng cường các hoạt động gây căng thẳng và Nhật Bản không thể chấp nhận điều đó mà cần phải đảm bảo tự do hàng hải và luật pháp quốc tế. Đáp lại, Ngoại trưởng Úc cũng cho rằng các bên cần tuân thủ luật pháp quốc tế để giải quyết các tranh chấp.
Trong bối cảnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật cũng nhấn mạnh về việc đóng tàu ngầm thế hệ mới cho Úc để bảo đảm việc tự do hàng hải. “Cả 2 nước đều là quốc gia biển và có chung mối quan tâm chính về tự do hàng hải”, ông Nakatani nói với Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne.
Việc giành được hợp đồng thiết kế và đóng tàu ngầm cho Úc sẽ giúp tăng cường mối quan hệ đặc biệt mà Thủ tướng Shinzo Abe muốn gầy dựng với các nước đồng minh của Mỹ để đối chọi với những hành động của Trung Quốc. Tuy nhiên việc Úc bắt tay với Nhật Bản có thể khiến Trung Quốc nổi giận vì Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Úc.
Tàu ngầm chạy bằng động cơ không phụ thuộc không khí lớp Soryu có lượng giãn nước 4.000 tấn của Nhật Bản do hãng Mitsubishi và Kawasaki sản xuất với mẫu mới nhất có giá khoảng 60 tỉ yen (487 triệu USD) là loại tàu hợp với nhu cầu của Úc nhất, theo Bloomberg.
Máy bay trinh sát săn ngầm Kawasaki P-1 do hãng Kawasaki (Nhật) chế tạo – Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Bộ trưởng Quốc phòng Úc cho biết quá trình đánh giá các mẫu tàu đang được tiến hành và trong số 3 nhà thầu Đức, Nhật Bản và Pháp, Bộ trưởng Úc đã nghiêng về phía Nhật.
Hồi tuần trước, Nhật cũng đã đồng ý chuyển giao một số vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Philippines, nước có nhiều tranh chấp về chủ quyền tại Biển Đông với Trung Quốc. Theo trang tin Quartz, mặc dù Nhật không phải là bên liên quan trực tiếp đến vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông, nhưng vẫn có thể đóng vai trò “nhà cung cấp” thiết bị quốc phòng cho những nước trong khu vực này. Và đó đang là cơ hội cho ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản.
Bảo Vinh
Theo Thanhnien
Nhân tố tối mật quyết định vị thế Putin
Không ồn ào nhưng mỗi động thái của Putin khi thực thi kế hoạch về quốc phòng hay xuất khẩu vũ khí đều khiến các đối thủ lo ngại.
Sức mạnh luôn đặt trong sự kiểm soát tối mật này đang là yếu tố quan trọng giúp ông Putin lấy lại vị thế của nước Nga.
Dồn tiền cho quân sự
Tờ Themoscowtimes, chi phí quốc phòng 2016 của Nga dự kiến tăng 0,8%, thấp hơn so với mức tăng 10% trong vòng 5 năm tới theo kế hoạch thực hiện mục tiêu hiện đại hóa trang thiết bị đề ra bởi Tổng thống Vladimir Putin.
Tuy nhiên, mức chi tiêu này vẫn là một con số rất lớn so với các nước, nhất là trong bối cảnh Nga đang phải thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" cho 2016 khi mà nguồn thu liên tục sụt giảm rất mạnh.
Giá dầu hiện vẫn đang loanh quanh ngưỡng 40 USD/thùng, thấp hơn nhiều so với tính toán của Nga trước đó là 100 USD/thùng khi lập kế hoạch ngân sách cho năm 2015.
Để bù đắp thâm hụt ngân sách, theo kế hoạch, trong năm 2016, Bộ Tài chính Nga sẽ phải vay trong nước gần 20 tỷ USD và có thể vay quốc tế khoảng 2 tỷ USD.
Đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí là một lựa chọn của ông Putin.
Trong bối cảnh đó, việc thu về 18 tỷ USD nhờ xuất khẩu vũ khí trong 10 tháng đầu năm và triển vọng xuất khẩu vũ khí tươi sáng của Nga... là thông tin rất tích cực đối với nước này và có thể giúp ông Putin tiếp tục các chương trình đầy tham vọng của mình.
Trước đó, bắt đầu từ 2011, Kremlin triển khai kế hoạch tái trang bị vũ trang trị giá 20 ngàn tỷ rúp (gần 700 tỷ USD với tỷ giá khi đó) nhằm hiện đại hóa 70% lực lượng vũ trang Nga cho tới năm 2020. Nhưng trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, việc chi tiêu theo kế hoạch của chương trình nói trên đã gặp trở ngại.
Bước vào 2015, Duma Quốc gia Nga (Hạ viện) dự thảo ngân sách 3,3 ngàn tỷ rúp cho chi tiêu quốc phòng, sau đó được cắt giảm 5% xuống còn 3,1 ngàn tỷ rúp. Con số này vẫn tăng khoảng 26% so với năm 2014.
Trong cả năm qua, nước Nga vật lộn với hàng loạt các khó khăn khi giá dầu sụt giảm và bị phương Tây trừng phạt kinh tế. Ông Putin đau đầu với khoản chi hàng trăm tỷ USD hiện đại hóa quân đội. Nước cờ đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí đang là một giải pháp giúp Nga theo đuổi chiến lược trở thành cường quốc hàng đầu về quân sự.
Việc đồng rúp mất giá đã ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế nước này. Nhưng ở một góc độ nào đó, nó giúp Nga lợi hơn khi xuất khẩu vũ khí. Mỗi hệ thống tên lửa phòng không S-400 trị giá 500 triệu USD giờ đây đổi được 33 tỷ rúp, thay vì 22,5 tỷ rúp hồi cuối 2014.
Kế hoạch hiện đại hóa quân đội và đầu tư mạnh hơn vào phát triển vũ khí trị giá 20 ngàn tỷ rúp của ông Putin giờ chỉ tương đương khoảng 300 tỷ USD, thay vì gần 700 tỷ USD như hồi năm 2011.
Giữ vững sức mạnh không lời
Hồi cuối 2014, Nga thực sự đau đầu với kế hoạch hiện đại hóa quân đội. Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khi đó cho rằng, ngân sách nước này không thể triển khai kế hoạch hàng trăm tỷ USD như vậy.
Ba năm trước đó, người tiền nhiệm của Siluanov là Alexei Kudrin đã từ chức vì không đồng tình với kế hoạch chi tiêu cho quân sự vốn đã được Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt.
Putin giữ vững sức mạnh quân sự.
Việc giá dầu giảm mạnh đã khiến kinh tế Nga tăng trưởng âm, ngân sách thâm thủng, đồng rúp tụt giảm, lạm phát gia tăng. Những yếu tố này đã tác động tiêu cực tới kế hoạch đầy tham vọng của Putin. Việc chi tiêu mạnh cho quân sự trong bối cảnh khó khăn đang đe dọa vị thế tài chính của Nga.
Gần đây, 2 hãng xếp hạng tín dụng lớn nhất thế giới tiếp tục cảnh báo tài chính nước Nga ngày càng xấu đi. S&P dự báo thâm hụt ngân sách Nga sẽ tăng lên 4,4% trong năm 2015, cao hơn khá nhiều so với mức 3% của Kremlin.
Trong khi đó, theo NHTW Nga, chính phủ nước này vẫn đang tăng chi tiêu quân sự. Riêng trong năm 2014, chi tiêu cho lĩnh vực này đã lên tới 84 tỷ USD. Trong năm 2015, theo như kế hoạch, chi tiêu quân sự vẫn sẽ tăng bất chấp các vấn đề đối ngoại và kinh tế trong nước.
Theo TASS, mức chi quân sự trong năm 2016 sẽ vào khoảng 3.145 tỷ rúp, tương đương 4% GDP. Hơn thế, nhiều hoạt động chi tiêu cho quân sự không nằm trong dự thảo mà chủ yếu được hoạch định cho chi tiêu nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển.
Cùng với đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí, Nga đang bước sang giai đoạn 2 cải cách quân đội, thay thế hàng loạt trang bị mới và tiếp tục đầu tư mạnh hơn phục vụ mục tiêu trở thành cường quốc hàng đầu về quân sự.
Theo WB, chi tiêu quốc phòng thực tế của Nga cao hơn so với các con số được nước này công bố. Trong năm 2014, con số này đã chiếm 4,2% GDP. Trên thế giới, chỉ có rất ít nước chi tiêu cho quân sự vượt mức 4%.
Một trong những điểm nhấn trong kế hoạch của Putin là phát triển các vũ khí thiết bị mới, mà theo TASS chiếm khoảng 2/3 ngân sách dành cho lĩnh vực này. Cũng trong dự thảo ngân sách 2016, trừ chi tiêu quốc phòng, hầu hết ngân sách cho các lĩnh vực khác đều bị cắt như: giáo dục, chăm sóc y tế, xã hội...
Đây có thể là tín hiệu cho thấy các nhà lãnh đạo Nga vẫn kiên quyết giữ ngành công nghiệp quốc phòng là một ưu tiên hàng đầu và có thể dựa vào đó để hoạch định các chính sách ngoại giao trong năm 2016.
Và nếu như vậy, rất có thể, ngành công nghiệp quốc phòng sẽ là lĩnh vực cuối cùng cảm nhận được sức ép thâm hụt ngân sách.
Theo V.Minh
Vietnamnet
Thượng đỉnh ASEAN sẽ bàn về đảo nhân tạo phi pháp Vấn đề đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại Biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần 27 tại Kuala Lumpur (Malaysia). Đường băng Trung Quốc đang xây dựng trên Đá Xu Bi - Ảnh: DigitalGlobe Chiều 19.11, kết thúc cuộc họp trù bị các quan chức cao cấp ASEAN (SOM), trả lời câu...