Căng thẳng ngoại giao giữa Nga với CH Séc, Ukraine
Thủ tướng Andrej Babis và Ngoại trưởng Jan Hamacek của CH Séc ngày 17/4 tuyên bố nước này sẽ trục xuất 18 nhân viên của Đại sứ quán Nga do nghi ngờ các cơ quan tình báo của Nga có liên quan tới một vụ nổ kho đạn của quân đội Séc vào năm 2014.
Thủ tướng Andrej Babis (phải) và Ngoại trưởng Jan Hamacek tại cuộc họp báo ở Prague, CH Séc, ngày 17/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Ngoại giao Ukraine cùng ngày thông báo một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev phải rời khỏi Ukraine trong vòng 72 giờ. Đây là động thái đáp trả của Kiev sau khi Moskva trục xuất nhân viên lãnh sự Ukraine tại St.Petersburg.
Video đang HOT
Phát biểu với phóng viên, Ngoại trưởng Hamacek cho biết CH Séc sẽ trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga được tình báo sở tại nhận diện là các đặc vụ của Cơ quan Tình báo quân đội Nga (GRU) và Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga (SVR).
Theo ông Hamacek, 18 nhân viên Đại sứ quán Nga này phải rời khỏi CH Séc trong vòng 48 giờ. Theo Thủ tướng CH Séc Andrej Babis, nguyên nhân dẫn tới quyết định này là do nghi ngờ các sĩ quan tình báo quân đội Nga có liên quan tới vụ nổ tại kho đạn dược ở Vrbetice (CH Séc) vào năm 2014 khiến 2 công dân Séc thiệt mạng.
Đại sứ quán Nga tại CH Séc, ngày 26/3/2018. Ảnh: REUTERS
Phản ứng trước quyết định của CH Séc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova ngày 17/4 tuyên bố CH Séc “nhận thức rõ ràng” hệ quả của quyết định trục xuất 18 nhân viên Đại sứ quán Nga tại Praha. Trong khi đó, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky cho rằng việc CH Séc liên hệ quyết định trục xuất các nhà ngoại giao Nga với sự kiện năm 2014 là không “thực tế”. Theo ông Slutsky, bước đi của CH Séc tác động nghiêm trọng đến quan hệ song phương, đồng thời cảnh báo Moskva chắc chắn sẽ có động thái đáp trả.
Cùng ngày 17/4, Bộ Ngoại giao Ukraine thông báo cho một nhà ngoại giao cấp cao tại Đại sứ quán Nga ở Kiev có 72 giờ, tính từ ngày 19/4, để rời khỏi Ukraine. Bộ Ngoại giao Ukraine cũng bày tỏ “sự phản đối mạnh mẽ” đối với vụ Nga bắt giữ nhân viên lãnh sự Ukraine tại St. Petersburg Alexander Sosonyuk. Trước đó cùng ngày, ông Sosonyuk bị lực lượng an ninh Nga bắt giữ trong một thời gian ngắn.
Theo Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), ông Sosoniuk bị bắt giữ khi tìm cách tiếp cận thông tin từ các nguồn cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật của Nga cuộc gặp một công dân Nga. Tuyên bố nêu rõ: “Hoạt động này không phù hợp với tư cách của một nhà ngoại giao và chống lại Liên bang Nga. Nhà ngoại giao này sẽ bị xử lý theo luật pháp quốc tế”. Bộ Ngoại giao Nga thông báo, ông Sosoniuk đã được thông báo rời khỏi lãnh thổ Nga trong vòng 72 giờ, bắt đầu từ ngày 19/4.
Nga bắt giữ nhà ngoại giao Ukraine
Hãng tin Interfax dẫn nguồn Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) ngày 17/4 cho biết FSB đã bắt giữ nhà ngoại giao Ukraine - ông Oleksandr Sosoniuk ở St Petersburg.
Theo Interfax, ông Sosoniuk - một nhân viên lãnh sự làm việc tại Tổng lãnh sự Ukraine tại Saint Petersburg, bị cáo buộc đã tìm cách thu thập thông tin mật từ các nguồn cơ sở dữ liệu thực thi pháp luật của Nga. Hiện Bộ Ngoại giao Ukraine chưa đưa ra bất cứ bình luận nào về thông tin trên.
FSB cho biết ông Sosonyuk đã bị bắt quả tang khi đang gặp một công dân Nga để nhận các thông tin mật. Những hành động như vậy không phù hợp với quy chế ngoại giao và rõ ràng là một hành động thù địch nhằm vào Nga.
Vụ bắt giữ trên diễn ra trong bổi cảnh căng thẳng ở khu vực biên giới Nga - Ukraine những ngày qua tăng nhiệt dẫn đến nguy cơ xung đột. Mỹ và phương Tây cam kết ủng hộ Ukraine trong khi Nga cáo buộc Mỹ và NATO đang muốn biến Ukraine thành "thùng thuốc súng" khi tăng cường viện trợ quân sự cho nước này.
Lãnh đạo ba nước kêu gọi Nga rút quân gần biên giới Ukraine Các lãnh đạo Pháp, Đức và Ukraine kêu gọi Nga rút quân khỏi khu vực biên giới phía tây nước này trong bối cảnh căng thẳng khu vực leo thang. Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc hội đàm ngày 16/4 "chia sẻ mối quan ngại về việc Nga tăng cường lực...