Căng thẳng Nga-Ukraine bộc lộ rạn nứt trong nội bộ NATO
Căng thẳng Nga-Ukraine đang làm bộc lộ những mâu thuẫn bên trong các nước thành viên NATO ở châu Âu liên quan đến các ưu tiên an ninh và kinh tế.
Trong khi các nhà bình luận địa chính trị đang tập trung sự chú ý đến biên giới của Nga với Ukraine, thì một diễn biến thú vị hơn đang dần nổi lên: căng thẳng Nga-Ukraine có thể dẫn đến việc định hình lại các mối quan hệ quốc tế – đặc biệt là đối với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đó là nhận định của học giả Mỹ José Nio trên trang web của Viện Mises (Mises.org) thuộc trường kinh tế học của Áo, có trụ sở tại Mỹ, mới đây.
Một binh sĩ cầm cờ NATO tại Litva. Ảnh: Reuters
Được thành lập vào năm 1949, NATO bắt đầu chỉ với 12 quốc gia thành viên. Hiện tại, NATO có 30 thành viên và lãnh đạo an ninh quốc gia Anh-Mỹ muốn Gruzia và Ukraine gia nhập. Trong cả hai trường hợp này, viễn cảnh trở thành thành viên NATO đang ở trong tình trạng mờ mịt.
Theo ông Nio, bất chấp những lời kêu gọi mở rộng NATO, liên minh quân sự này có thể xuất hiện một sự thay đổi bất ngờ. Kể từ khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố vào năm 2019 rằng NATO đang “ chết não”, một thực tế mới đã dần dần rõ nét ở lục địa châu Âu.
Căng thẳng Nga-Ukraine đang làm bộc lộ những mâu thuẫn bên trong các nước thành viên NATO ở châu Âu liên quan đến các ưu tiên an ninh và kinh tế. Các quốc gia như Italy đã có quan điểm cân bằng hơn đối với Nga, nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong khi duy trì quan hệ thương mại chặt chẽ.
Tổng thống Croatia Zoran Milanović mới đây tuyên bố rằng nước này sẽ rút toàn bộ lực lượng NATO khỏi Đông Âu nếu xung đột nóng giữa Ukraine và Nga nổ ra. Đức cũng đã từ chối gửi vũ khí sát thương cho Ukraine trong bối cảnh xuất hiện những cáo buộc về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Nga. Các thành viên NATO khác như Hungary cho rằng những lo ngại về an ninh của Nga là hợp lý và đang hướng tới việc thúc đẩy thương mại khí đốt tự nhiên với Moskva.
Ở Pháp, các ứng cử viên tổng thống theo chủ nghĩa dân túy như Eric Zemmour đã kêu gọi thiết lập quan hệ giữa Nga và Pháp. Điều này bao gồm dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga và rời khỏi các tổ chức do Mỹ thống trị như NATO.
Video đang HOT
Rõ ràng, Zemmour không phải là người ủng hộ quyền bá chủ của Mỹ. Trước đây, ông đã gợi ý rằng cuộc đổ bộ của Mỹ và Anh năm 1944 tại Normandy là bước đi khiến Pháp trở thành một quốc gia phụ thuộc vào Washington. Sự hoài nghi của ông Zemmour đối với ảnh hưởng của Mỹ ở Pháp tiếp tục diễn ra trong chiến dịch tranh cử tổng thống của mình, trong đó ông kêu gọi Pháp ngừng “trở thành công cụ của Mỹ”.
Ông Zemmour cho rằng Washington đang tìm cách lôi kéo các nước châu Âu chống lại Nga, nhấn mạnh “Mỹ đang nỗ lực chia rẽ Nga với Pháp và Đức, và mỗi khi họ xích lại gần nhau hơn, Washington lại tìm cách chia rẽ họ”. Theo nhiều khía cạnh, Mỹ đang áp dụng chiến thuật chia để trị nhằm đảm bảo rằng mối quan hệ liên kết giữa Berlin-Paris-Moskva không bao giờ xảy ra trên lục địa châu Âu.
Tổng thống Pháp đương nhiệm Emanuel Macron cũng không phải là người ủng hộ nhiệt tình nhất cho một trật tự do mà Mỹ lãnh đạo. Ông Macron thừa nhận nhu cầu đối thoại giữa Nga và Pháp, một kiểu đối thoại mà các cường quốc phương Tây khác không muốn. Hầu hết các “nền dân chủ tự do” đều cho rằng bất kỳ quốc gia nào đi lệch khỏi các chuẩn mực chính trị của họ đều không đáng được đối thoại và phải bị quốc tế cô lập.
Những lo ngại của Pháp về ảnh hưởng của Mỹ phản ánh một di sản về chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Charles de Gaulle. Ông Gaulle đã đưa ra quan điểm là phải duy trì sự bình đẳng của Pháp với những “gã khổng lồ trong Chiến tranh Lạnh – gồm Liên Xô và Mỹ – để Pháp có thể vạch ra con đường của riêng mình”. Trong quá khứ, quyết định của ông Gaulle rút Pháp khỏi bộ chỉ huy quân sự hỗn hợp của NATO là một trong những động thái táo bạo nhất mà ông đã thực hiện để tách nước này khỏi ảnh hưởng của Mỹ.
Ngoài ra, NATO còn phải đối mặt với những vấn đề nội bộ giữa các quốc gia thành viên. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp – đều là thành viên của NATO – vẫn tồn tại tranh chấp về các yêu sách năng lượng ở phía Đông Địa Trung Hải năm 2020. Pháp đã cân nhắc gửi tàu chiến và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ nếu nước này tiếp tục leo thang với Hy Lạp vào thời điểm đó.
Ngay cả đối với Trung Quốc, quốc gia mà Mỹ coi là thách thức chiến lược hàng đầu của mình, các thành viên NATO cũng không cùng quan điểm. Ví dụ, vào mùa Hè năm 2021, Hungary đã chặn tuyên bố của Liên minh châu Âu chỉ trích luật an ninh quốc gia của Trung Quốc ở Đặc khu hành chính Hong Kong và đã mở cửa cho đầu tư của Trung Quốc. Ba Lan, một đồng minh quan trọng của Mỹ chống Nga, đã không tham gia tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 mà Mỹ phát động.
Một trong những hạn chế mang tính giáo điều trong chính sách đối ngoại phổ quát mà NATO tuân theo là không nhận ra các nước đều có lợi ích quốc gia riêng của họ. Các thành viên của Khối luôn ủng hộ chương trình nghị sự của Washington, hoàn toàn phớt lờ các ưu tiên đa dạng và chiến lược lớn của từng nước thành viên.
Tuy nhiên, bối cảnh quốc tế và thực tế nội bộ NATO đang thay đổi có thể tạo ra một sự điều chỉnh đáng kể trong chính sách đối ngoại của những thành viên ở châu Âu trong tương lai. Các chính sách kinh tế và đối ngoại không bền vững của Mỹ sẽ dẫn đến bất ổn kinh tế xã hội, khiến nước này có thể trở thành một đối tác kém hấp dẫn hơn để liên kết. Với rất nhiều vấn đề nội bộ ở trong nước, Mỹ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc dành nguồn lực cho các hoạt động quốc tế của mình.
Ông Nio lưu ý, việc làm sáng tỏ tiềm năng của NATO trong thời gian tới có thể đánh dấu sự khởi đầu cho việc chấm dứt sự bá quyền của Mỹ và mở ra một kỷ nguyên mới, với các quốc gia thành viên có tầm nhìn khác biệt về thương mại, chính sách đối ngoại. Điều này cũng sẽ khuyến khích các nước thành viên theo đuổi các chính sách đối ngoại độc lập hơn và bắt đầu tự quyết định vấn đề quốc phòng của mình, giống như tất cả các quốc gia có chủ quyền khác.
Vũ khí không thể kiến tạo hòa bình
Hội nghị An ninh Munich (MSC) lần thứ 58 diễn ra từ 18-20/2 tại thủ phủ bang Bayern của Đức vừa kết thúc.
Có những điều còn đọng lại, song cũng có những điều "bị đánh rơi" ở một diễn đàn chuyên về an ninh và chính sách đối ngoại có uy tín này.
Trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với vô vàn thách thức và khủng hoảng, MSC lần này lại chủ yếu tập trung thảo luận về nguy cơ chiến tranh ở châu Âu, với Nga là chủ thể luôn được nhắc tới trong 3 ngày diễn ra hội nghị, dù Moskva không cử đại diện tham dự.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Munich (Đức) ngày 19/2/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Một tuần trước ngày khai mạc MSC, thông tin tình báo Mỹ đưa ra về thời điểm Nga được cho sẽ tấn công Ukraine tràn ngập trên các phương tiện truyền thông các nước. Khi không có cuộc tấn công nào vào thời điểm đó (ngày 16/2), phương Tây lại cho rằng tuy chưa, nhưng tấn công chắc chắn "sẽ xảy ra trong những ngày tới", thậm chí nói rằng đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định tấn công, điều mà giới chức Moskva nhiều lần bác bỏ. Thông tin từ báo chí phương Tây khiến người ta có cảm giác như chiến tranh sắp nổ ra đến nơi rồi. Trên tất cả các trang báo, đài phát thanh, truyền hình ở Đức, đâu đâu cũng nói về việc điều chuyển, tăng cường lực lượng rầm rộ của Nga sát biên giới Ukraine. Đó cũng là lý do khiến MSC, vốn là một diễn đàn để thảo luận về chính sách đối ngoại và an ninh toàn cầu, lại gần như dẹp hết các chủ đề khác để tập trung vào cái gọi là "cuộc chiến tranh ở Ukraine".
Moskva đã từ chối lời mời tham dự MSC, theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova, vì "nhiều lý do khác nhau". Bà Zakharova cũng nhận định, hội nghị chuyên về chính sách an ninh quan trọng nhất thế giới này đã mất đi tính khách quan khi "những năm gần đây, hội nghị ngày càng biến thành một diễn đàn xuyên Đại Tây Dương". Nga yêu cầu phương Tây đảm bảo an ninh ràng buộc về mặt pháp lý, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) chấm dứt mở rộng về phía Đông đúng như cam kết của phương Tây trước đây.
Không rõ vô tình hay không, trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây đang lên mức cao độ thì có thông tin đáng chú ý xác nhận rằng phương Tây từng cam kết với Liên Xô sẽ không mở rộng NATO sang phía Đông. Văn kiện được tìm thấy từ Cơ quan lưu trữ quốc gia Anh, do Giáo sư chính trị Joshua Shifrinson thuộc Đại học Boston (Mỹ) công bố. Văn kiện được coi là "tối mật" này là bản ghi cuộc họp của các vụ trưởng chính trị bộ Ngoại giao các nước Mỹ, Anh, Pháp và Đức tại Bonn (Đức) ngày 6/3/1991, thảo luận về an ninh của Ba Lan và các nước Đông Âu khác. Cụ thể, tại cuộc họp, nhà ngoại giao Đức Jrgen Chrobog nêu rõ: "Chúng tôi đã nói rõ trong cuộc đàm phán 2 4 rằng chúng tôi sẽ không mở rộng NATO ra ngoài sông Elbe. Do đó, chúng tôi không thể trao tư cách thành viên NATO cho Ba Lan và các nước khác". Đại diện Mỹ Raymond Seitz tại cuộc họp đó cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi đã nói rõ với Liên Xô - trong các cuộc đàm phán 2 4 và ở những nơi khác - rằng chúng tôi sẽ không lợi dụng việc quân đội Liên Xô rút khỏi Đông Âu". Thông tin được báo "Spiegel" của Đức nêu đầu tiên, đã ủng hộ quan điểm của Nga rằng phương Tây đã vi phạm cam kết về việc mở rộng NATO sang phía Đông. Đây là điều gây mâu thuẫn giữa Mosva và phương Tây lâu nay, bởi Nga tuyên bố phương Tây đã vi phạm cam kết năm 1991, trong khi NATO lại khẳng định chưa bao giờ có một cam kết như vậy.
Trong vấn đề Ukraine, Nga cũng đã nhiều lần yêu cầu Đức và Pháp - hai nước trong định dạng nhóm Bộ tứ Normandy (gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraine) - gây sức ép để phía Ukraine tuân thủ Thỏa thuận Minsk, song hầu như không đạt hiệu quả, trong khi Thỏa thuận Minsk hiện được coi là giải pháp khả dĩ nhất cho hòa bình ở miền Đông Ukraine và được các bên liên quan cũng như thế giới hết sức coi trọng. Cách đây hơn một tuần, cuộc họp của đại diện nhóm Normandy ở Berlin đã kết thúc mà không đạt kết quả. Kế hoạch hòa bình được phía Kiev diễn giải khác với Moskva, đồng thời giới lãnh đạo ở Ukraine không có bất kỳ ý tưởng nào về tương lai của khu vực xung đột Donbass. Trong khi đó, Nga cho rằng việc thực hiện các thỏa thuận Minsk là điều kiện tiên quyết để giải quyết xung đột một cách hòa bình. Thực tế, việc thực thi Thỏa thuận Minsk liên tục gặp trở ngại và bị gián đoạn, đáng kể là lệnh ngừng bắn liên tục bị vi phạm. Cho tới khi nào việc tuân thủ Thỏa thuận Minsk chưa được nối lại thì khủng hoảng ở miền Đông Ukraine sẽ chưa thể được giải quyết.
Trở lại với MSC, Ukraine vẫn là chủ đề chiếm hầu hết thời lượng hội nghị. Có thể tóm tắt 4 nội dung nổi bật tại hội nghị, gồm: Những lo ngại chiến tranh ở châu Âu, những cảnh báo gửi tới Nga, sự đồng thuận của phương Tây và lời kêu gọi từ các đại diện Ukraine gửi tới các đồng minh phương Tây. Hầu như phát biểu của các diễn giả đều bày tỏ lo ngại về một nguy cơ chiến tranh, các đại diện của Mỹ, Đức, NATO,... cho rằng nguy cơ Nga tấn công Ukraine là thực tế", cáo buộc Moskva tạo cớ, chẳng hạn như thực hiện chiến dịch "cờ giả" để tấn công Ukraine.
Vấn đề nổi bật thứ hai là những đe dọa, cảnh báo - kèm kêu gọi đối thoại - gửi tới Nga. Các diễn giả từ Mỹ, Đức, Anh, Liên minh châu Âu (EU)... đều cảnh báo Nga sẽ phải nhận hậu quả nghiêm trọng chưa từng có, cả về chính trị, kinh tế, chiến lược, trong đó có dự án Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2), nếu phát động tấn công Ukraine.
Điểm thứ ba là sự thống nhất của phương Tây được thể hiện rõ tại hội nghị lần này. Cách đây không lâu, tương lai và mục đích tồn tại của NATO đã bị đặt dấu hỏi. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí còn mô tả NATO đã "chết não". Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng ở Ukraine dường như đã kéo các nước phương Tây xích lại gần nhau hơn. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen ca ngợi mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa EU và NATO, trong khi Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nhấn mạnh tầm quan trọng trong hướng tiếp cận chung của phương Tây.
Chủ đề nổi bật thứ tư là bài phát biểu của đại diện Ukraine, quốc gia là tâm điểm tại MSC lần này. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phê phán việc các nước đã không hỗ trợ đủ cho Kiev, cả về tài chính và quân sự, trong lúc khó khăn, cảm giác như Kiev "bị lãng quên". Nhà lãnh đạo Ukraine cũng hỏi thẳng NATO về việc có ý định kết nạp Ukraine hay không, nếu có thì "hãy thành thật" và cho Ukraine một lộ trình cụ thể. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã bày tỏ hoài nghi về lo ngại của Nga liên quan tới khả năng kết nạp Ukraine khi ông nói rằng "làm gì có chuyện đó" trong nghị trình của NATO. Đáp lại việc Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko tại MSC phê phán Đức không cung cấp vũ khí cho Ukraine, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng nếu Đức quyết định hỗ trợ vũ khí cho Ukraine thì coi như giải tán định dạng Normandy, ngoài ra, Berlin không thể quay ngoắt 180 độ với chính sách lâu nay là không đưa vũ khí tới vùng xung đột.
Tuy nhiên, từ hội nghị MSC, vẫn có những điểm sáng nổi lên, đó là nỗ lực giảm leo thang, tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng. Trong bài phát biểu khai mạc MSC, Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres kêu gọi tất cả các bên thận trọng với những tuyên bố của mình, nhấn mạnh rằng việc đưa ra quan điểm công khai nên hướng tới mục đích giảm căng thẳng thay vì thêm dầu vào lửa". Đại diện Mỹ cũng tuyên bố rộng mở cánh cửa đối thoại với Moskva. Ngoại trưởng Đức Baerbock nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại trong giải quyết khủng hoảng, tuyên bố Berlin sẽ nỗ lực vì từng milimet, bởi "từng milimet vẫn tốt hơn là không có chuyển động gì". Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết ông muốn gặp và đối thoại với Tổng thống Nga Putin nhằm tránh nguy cơ nổ ra xung đột. Dù không tham dự MSC, song các tuyên bố của phía Nga cũng luôn để ngỏ giải pháp ngoại giao.
Những thông điệp đối thoại như vậy thể hiện một quan điểm rằng hòa bình chắc chắn không thể được tạo ra bằng vũ khí, quá khứ đau thương ở khắp nơi trên thế giới đã cho thấy rõ điều đó. Thế giới hiện không chỉ có điểm nóng Ukraine, mà vô số cuộc khủng hoảng và các hồ sơ nóng vẫn hiện hữu, cần sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế. Như nhận định của Chủ tịch MSC Wolfgang Ischinger, chưa bao giờ thế giới lại có nhiều cuộc khủng hoảng cấp bách và nguy hiểm như hiện nay, từ xung đột ở Ukraine, tới đại dịch COVID-19, vấn đề Afghanistan, người di cư và tị nạn cũng như cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Chỉ có giải pháp ngoại giao, với sự tham gia của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là những cường quốc có tầm ảnh hưởng lớn như Nga, mới có thể giải quyết được những vấn đề cấp bách ảnh hưởng tới toàn cầu như vậy.
Phương Tây mong muốn Nga lùi bước trước nguy cơ chiến tranh Yêu cầu được đưa ra vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ rằng ông tin chắc Tổng thống Nga đã đưa ra quyết định tấn công Ukraine. Theo trang tin Politico.eu, các nhà lãnh đạo phương Tây ngày 19/2 đã kêu gọi Tổng thống Vladimir Putin không từ bỏ nỗ lực ngoại giao trong bối cảnh Washington cảnh báo...