Căng thẳng Mỹ-Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình nhắc Nga và châu Á chống can thiệp từ bên ngoài
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ám chỉ Mỹ khi ông kêu gọi Nga và các đối tác châu Á chống lại sự can thiệp của nước ngoài, chống lại chủ nghĩa đơn phương.
Trong một cuộc họp thượng đỉnh an ninh khu vực mới đây, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề nghị các đối tác châu Á của mình cũng như Nga hãy chống lại sự can thiệp của các “thế lực bên ngoài”.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị trực tuyến SCO. Ảnh: Tân Hoa xã.
Ông Tập không đề cập trực tiếp đến Washington trong bài phát biểu của mình – đây là bình luận đầu tiên của ông về quốc tế kể từ khi diễn ra cuộc bầu cử Mỹ cách đây một tuần.
Ông Tập phát biểu như sau trước lãnh đạo các nước trong hội nghị trực tuyến của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hôm 10/11: “ Thế giới đang bước vào một thời kỳ bất ổn và chuyển đổi. Cộng đồng quốc tế hiện đang đối mặt một thử nghiệm lớn với các lựa chọn giữa chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa đơn phương, sự cởi mở và khép kín, hợp tác và đối đầu”.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đã gia tăng trong thời kỳ ông Trump làm Tổng thống Mỹ. Bài phát biểu của ông Tập chứa đựng một số điểm về chính sách đối ngoại mà Bắc Kinh hay sử dụng để công kích Washington.
Chủ tịch Tập kêu gọi các nước thành viên SCO, gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Pakistan, Nga, Tajikistan và Uzbekistan, hãy “mạnh mẽ chống lại sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào các vấn đề quốc nội” của các nước thành viên.
Ông Tập cũng cảnh báo sự trỗi dậy của “chủ nghĩa đơn phương” trên thế giới – thuật ngữ này thường được Bắc Kinh sử dụng để công kích Washington vì đã ra khỏi các hiệp ước như thỏa thuận khí hậu Paris hay thỏa thuận hạt nhân Iran.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng kêu gọi chống lại sự phổ biến của cái mà ông gọi là “virus chính trị” – một thuật ngữ mà Trung Quốc thời gian qua hay sử dụng để chỉ chiến dịch của chính quyền Tổng thống Mỹ Trump công kích cách thức Trung Quốc xử lý đại dịch Covid-19 .
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và các quan chức khác trong chính quyền Trump đã gia tăng sức ép lên Trung Quốc ngay cả khi các hãng truyền thông lớn trên thế giới đã xác định cuộc bầu cử Mỹ tuần qua có kết quả theo hướng có lợi cho ứng viên Joe Biden (người được họ gọi là “tổng thống đắc cử”) chứ không phải là ông Trump.
Video đang HOT
Bản thân ông Trump vẫn từ chối thừa nhận thất bại và cam kết sẽ kiện kết quả bầu cử Mỹ 2020.
Cũng hôm 10/11, Ngoại trưởng Pompeo nói rằng chính quyền Trump “chưa xong” với Trung Quốc và sẽ có sự ” chuyển tiếp êm thấm sang một chính quyền Trump thứ 2″.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng phát biểu chỉ trích “áp lực của nước ngoài”. Ông lên án các lệnh trừng phạt mà châu Âu và Mỹ áp đặt lên Belarus sau khi Tổng thống nước này Alexander Lukashenko từ chối từ chức. Ông Lukashenko tái đắc cử vào tháng 8 trước sự chỉ trích của phe đối lập.
Hội nghị SCO lần này diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Các nền kinh tế khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, quốc gia thành viên Kyrgyzstan đang vật lộn với tình trạng nổi loạn trong nước, còn các nước đối thoại là Armenia và Azerbaijan thì vừa có xung đột vũ trang.
Ngoài ra tranh chấp biên giới vẫn tiếp diễn giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hội nghị SCO là cuộc họp đa phương đầu tiên có sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kể từ khi xung đột bùng phát giữa 2 nước vào tháng 5/2020.
Trong phát biểu của mình, Thủ tướng Modi nói rằng thật không may khi có các nỗ lực không cần thiết để đưa các vấn đề song phương vào chương trình nghị sự của SCO. Ông kêu gọi các nước thành viên tôn trọng “sự toàn vẹn lãnh thổ” và “chủ quyền” của nhau./.
Kết quả bầu cử ít ảnh hưởng đến chiến lược Ấn Độ Dương Thái Bình Dương của Mỹ
Theo cựu cố vấn tình báo Bộ quốc phòng Mỹ, ai thắng bầu cử tổng thống cũng không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của nước này.
Derek Grossman là một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận Rand Corporation. Trước đây, ông từng là cố vấn tình báo tại Lầu Năm Góc.
Theo Grossman, cuộc bầu cử tổng thống Mỹ sắp tới, bất chấp những khác biệt giữa chính sách và tính cách của hai ứng viên, sẽ không ảnh hưởng nhiều đến chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, khi nó vẫn nhằm duy trì một khu vực dựa trên luật lệ và "tự do và rộng mở".
"Một lý do cho điều này là các hành động quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc đã làm nhận thức của Mỹ trở nên cứng rắn hơn", ông bình luận trên Nikkei Asia.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Cuộc khảo sát mới nhất của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy quan điểm tiêu cực của người Mỹ về Trung Quốc đã tăng gần 20% kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Theo ông Grossman, đây không nên được hiểu là một "hiện tượng Trump", vì các đồng minh và đối tác khác của Mỹ cũng đang tỏ ra khó chịu với Trung Quốc.
"Thực tế là những hoạt động ngày càng ép buộc của Trung Quốc trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - đáng chú ý nhất là ở Biển Đông và Hoa Đông...", và các vấn đề Đài Loan, Hong Kong, Ấn Độ, "đang tự lên tiếng", theo ông Grossman, và làm tăng thêm vòng xoáy phản ứng cứng rắn của các bên với Trung Quốc. Chính quyền Mỹ nhìn nhận Bắc Kinh là thiếu minh bạch ban đầu và xử lý chưa đúng cách với COVID-19, và cả ông Trump và ông Biden đều cố tỏ ra cứng rắn với Trung Quốc.
Cũng theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 84% người Mỹ tin rằng Trung Quốc đã xử lý sai cuộc khủng hoảng, cho thấy sự mất lòng tin vào Bắc Kinh sẽ kéo dài kể cả sau cuộc bầu cử.
Sự đồng thuận lưỡng đảng ở Washington nhằm chống lại và cạnh tranh với Trung Quốc cũng cho thấy rõ rằng Mỹ sẽ tiếp tục đẩy lùi Bắc Kinh bất kể Trump hay Biden là cái tên được xướng lên vào lễ nhậm chức vào tháng 1/2021 sắp tới.
Quốc hội Mỹ thông qua không ít luật mới trong những năm gần đây nhằm vào Trung Quốc, trong đó có Đạo luật Ủy quyền Phòng thủ Quốc gia đang chờ phê duyệt cho năm 2021 có thể sẽ bao gồm các quỹ cho Sáng kiến Răn đe Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương: Một sáng kiến tương đương Sáng kiến Răn đe châu Âu nhằm chống lại Nga.
Trong khi đó, trọng tâm của Lầu Năm Góc vẫn là "Trung Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc", ông Grossman cho biết. Mọi tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ, đi kèm, dường như đều phù hợp với việc coi Trung Quốc là đối thủ hàng đầu. "Nói một cách đơn giản, động lực của Mỹ để giữ sự tập trung vào Trung Quốc là quá lớn".
Một điểm quan trọng khác là chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chính quyền ông Trump có nhiều điểm tương đồng với chiến lược "xoay trục" sang châu Á của cựu Tổng thống Obama.
Mặc dù định nghĩa địa lý của "châu Á" chắc chắn đã mở rộng dưới thời Trump, cả ông Trump và Obama đều ưu tiên tăng cường quan hệ song phương và đa phương với các đồng minh và đối tác để giải quyết các mối đe dọa chung.
Cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, người phục vụ trong chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama. (Ảnh: Reuters)
Trong khi chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói về Trung Quốc nhiều hơn chính sách Tái cân bằng Chiến lược của Obama, nhưng tính nhất quán giữa các chính sách này cho thấy cách tiếp cận của chính quyền Trump cũng khó ngoại lệ. Trên thực tế, nó là sự kế thừa hợp lý cho nhiều thập kỷ chính sách và chiến lược của Hoa Kỳ ở châu Á. Nên sẽ không ngôn ngoan khi chính quyền mới loại bỏ hoặc thực hiện các sửa đổi lớn bắt đầu từ năm 2021.
Với tất cả những điều này, cả Trump và Biden đều ít có khả năng điều chỉnh chính sách với Trung Quốc. Dù ông Trump rất khó đoán, và nếu được bầu lại, ông có thể đơn phương quyết định lật ngược toàn bộ chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Nhưng một quyết định hấp tấp như vậy không có nhiều khả năng xảy ra.
Thay vào đó, Trump có thể cảm thấy được khuyến khích để gây áp lực lớn hơn nữa lên Trung Quốc.
Trong bối cảnh hiện tại, Trump thường xuyên đe dọa các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ bằng các cuộc chiến thương mại, cũng như đặt câu hỏi về lợi ích của các thỏa thuận với họ. Hành vi này có thể trở nên phổ biến hơn trong nhiệm kỳ thứ hai của ông và làm suy yếu sự cạnh tranh với Trung Quốc. Nhưng một lần nữa, kịch bản có khả năng xảy ra hơn là chính quyền Trump trong tương lai vẫn đi đúng hướng trong việc tăng cường quan hệ với các đồng minh và đối tác để chống lại Trung Quốc.
Trong khi đó, nếu Biden trở thành Tổng thống, ít nhất ông sẽ cố gắng thiết lập lại với Trung Quốc để ngăn chặn sự đổ vỡ hoàn toàn trong quan hệ song phương và cố gắng đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực toàn cầu quan tâm, chẳng hạn như biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Biden và các cố vấn của ông đồng ý với sự thúc đẩy chung của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Trump và họ đang có kế hoạch thực hiện một đường lối cứng rắn tương tự chống lại Bắc Kinh.
Biden cam kết cho Bắc Kinh thấy rằng Washington "sẽ không lùi bước". Mặc dù nhiều chi tiết hơn về chính sách Trung Quốc của Biden vẫn còn mơ hồ, nhưng điều rõ ràng là ông sẽ tăng cường củng cố các liên minh và quan hệ đối tác để đảo ngược những thiệt hại mà ông tin rằng Trump đã gây ra. Không làm điều này, theo quan điểm của Biden, việc chống lại sự cưỡng bức của Trung Quốc sẽ không khả thi.
Tất nhiên, có những thách thức khác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ngoài Trung Quốc. Ví dụ về Triều Tiên, Trump có thể sẽ tiếp tục tổ chức hội nghị thượng đỉnh với ông Kim Jong-un để cố gắng đạt được bước đột phá về phi hạt nhân hóa, đồng thời duy trì chế độ trừng phạt nghiêm ngặt. Biden và nhóm của ông đồng ý với chiến dịch gây sức ép, mặc dù Biden đã chỉ trích Trump về cuộc gặp với Kim, gọi các cuộc gặp gỡ là "các cuộc chụp ảnh". Biden nói sẽ chỉ gặp Kim nếu đạt được tiến bộ rõ ràng.
Nhìn chung, các nhà quan sát cho rằng với các thách thức lớn ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, các chủ trương tương ứng của Trump và Biden hầu như không khác biệt.
Nên chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương dường như vẫn được giữ nguyên phần lớn - thậm chí là hoàn toàn nguyên vẹn, bất kể kết quả của cuộc bầu cử như thế nào.
Trung Quốc nỗ lực 'kết bạn' bằng vaccine Covid-19 Từ châu Á tới châu Phi, Trung Quốc đang nỗ lực quảng bá các vaccine Covid-19 tiềm năng trong nỗ lực "kết bạn" và tăng ảnh hưởng với các nước. Philippines sẽ được ưu tiên tiếp cận vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe sẽ nhận được khoản vay một tỷ USD để mua vaccine. Bangladesh sẽ nhận...