Căng thẳng Mỹ-Trung leo thang, S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất từ tháng 3
Kết thúc phiên 15/5, chứng khoán Mỹ ghi nhận mức tăng nhẹ nhưng lại giảm đáng kể trong tuần, khi một loạt số liệu kinh tế ảm đạm được phát hành và căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng.
Cụ thể, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 60,08 điểm, tương đương 0,25%, lên 23.685,42 điểm, nhưng kết thúc tuần giảm 2,65%. Ở đầu phiên, Dow Jones đã giảm 270 điểm. S & P 500 kết thúc phiên giao dịch Thứ Sáu tăng 0,39% lên 2.863,70 điểm, trong khi Nasdaq Composite tăng 0,79%, đóng cửa ở mức 9.014,56 điểm.
Các chỉ số lớn lấy lại đà tăng trong phiên buổi chiều dù doanh số bán lẻ hàng tháng giảm ở mức kỷ lục. Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Retail ETF (XRT) tăng 2% sau khi rớt hơn 1,4% trước đó trong phiên. Các cổ phiếu Best Buy, Kohl’s and Nordstrom đều tăng điểm, Walmart và Home Depot tăng 2%.
Sự hồi phục cũng diễn ra nhờ thông tin tích cực về niềm tin người tiêu dùng. Chỉ số niềm tin tiêu dùng của Đại học Michigan bất ngờ tăng vào đầu tháng 5 khi các biện pháp kích thích tài khóa của Mỹ đã “cải thiện khả năng tài chính của người tiêu dùng và việc giảm giá diễn ra ở quy mô lớn đã thúc đẩy họ mua hàng.”
Trong khi đó, doanh số bán lẻ hàng tháng của Mỹ đã giảm 16,4% trong tháng 4, ghi nhận mức cao kỷ lục. Các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Dow Jones dự kiến mức giảm sẽ là 12,3%. Doanh số bán lẻ cốt lõi, trong đó không doanh số bán ô tô, gas, thực phẩm và vật liệu xây dựng – giảm 15,3%.
Video đang HOT
Phố Wall giảm điểm ở phiên buổi sáng khi đón nhận thông tin về số liệu bán lẻ và tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc. Chính quyền Tổng thống Trump đã không cho phép các lô hàng bán dẫn được chuyển cho Huawei. Bộ Thương mại Mỹ cho biết họ sẽ nhắm mục tiêu chiến lược vào hoạt động mua chất bán dẫn của Huawei, đây là sản phẩm nhập khẩu trực tiếp một số phần mềm và công nghệ từ Mỹ.
Trong khi đó, Hu Xijin, tổng biên tập Global Times, đã chia sẻ trên Twitter rằng Trung Quốc sẽ hạn chế hoạt động hoặc điều tra các công ty Mỹ bao gồm Qualcomm, Cisco Systems và Apple nếu nước này có hành động tiếp theo để chặn chuỗi cung ứng của Huawei.
Trong tuần này, Nasdaq Composite và S&P 500 đã giảm lần lượt 1,1% và 2,2%, theo đó S&P 500 ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 3.
Theo đà đi xuống của chứng khoán thế giới, nhiều cổ phiếu lớn giảm giá
Lúc 9 giờ 34 phút, VN-Index giảm 10,22 điểm xuống hơn 736 điểm; toàn sàn có 67 mã tăng giá, 38 mã đứng giá, trong khi có tới 219 mã giảm giá.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters)
Những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến các thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm.
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, khi mở cửa giao dịch phiên sáng 8/4, cổ phiếu đồng loạt chìm trong sắc đỏ.
Lúc 9 giờ 34 phút, VN-Index giảm 10,22 điểm xuống hơn 736 điểm. Toàn sàn có 67 mã tăng giá, 38 mã đứng giá, trong khi có tới 219 mã giảm giá.
HNX-Index cũng giảm 1,42 điểm xuống hơn 102 điểm. Toàn sàn có 23 mã tăng, 25 mã đứng giá và 48 mã giảm giá.
Trong rổ cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất lên chỉ số VN-Index) có tới 28 mã giảm giá, trong khi chỉ có 2 mã tăng giá. Hai mã tăng giá là VHM tăng 1,5% và ROS tăng 5,6%. Ở chiều giảm giá, VIC giảm 2,5%, VRE giảm 1,3%, VNM giảm 2,3%, SAB giảm 2,8%...
Nhóm cổ phiếu trụ cột ngân hàng không còn mã nào ở chiều tăng giá. Các mã ACB, CTG, BID, HDB, MBB, TCB... có mức giảm khá lớn.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng chìm sâu trong sắc đỏ với sự giảm giá của GAS, PLX, POW, PVB, PVC, PVS...
Trên thị trường chứng khoán thế giới, trong phiên giao dịch ngày 7/4, thị trường chứng khoán Mỹ đảo chiều đi xuống khi các nhà đầu tư vẫn quan ngại trước những số liệu mới nhất về diễn biếm của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Sau một phiên giao dịch đầu tuần đầy khởi sắc, thị trường Phố Wall tiếp tục đi lên vào đầu phiên. Tuy nhiên, thị trường đã đảo chiều đi xuống vào cuối phiên 7/4 khi một loạt các số liệu mới nhất của cuộc khủng hoảng dịch COVID-19 đã làm các nhà đầu tư nhận ra rằng nền kinh tế sẽ chỉ có thể trở lại bình thường khi dịch bệnh được kiểm soát.
Khép lại phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,1% xuống 22.653,86 điểm, trong khi chỉ số S&P 500 để mất 0,2% xuống 2.659,41 điểm, còn chỉ số công nghệ Nasdaq đóng phiên ở mức 7.887,26 điểm khi giảm 0,3%.
Trước đó, các nhà đầu tư đã tỏ ra lạc quan sau khi những số liệu mới cho thấy số ca mắc COVID-19 nhập viện trung bình trong ba ngày qua ở New York giảm cùng với sự cải thiện tình hình dịch bệnh từ Italy và vài điểm nóng khác trên. Tuy nhiên, ở nhiều nơi trên thế giới, mối đe dọa dịch bệnh COVID-19 vẫn chưa được kiểm soát, như Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài một tháng về dịch bệnh này.
Trong khi đó, ở bên kia bờ Đại Tây Dương, các thị trường chứng khoán châu Âu tiếp tục tăng điểm khi kết thúc phiên giao dịch.
Chỉ số FTSE 100 tại London tăng 2,1%, lên 5.704,45 điểm, chỉ số DAX 30 tại Frankfurt tăng 2,8%, lên 10.356,70 điểm, chỉ số CAC 40 tại Paris tăng 2,2%, lên 4.438,27 điểm, còn chỉ số EURO STOXX 50 tăng 2,2%, lên 2.857,67 điểm./.
Văn Giáp
Chứng khoán Mỹ bất ngờ bị bán tháo, nhà đầu tư đang tìm nguyên nhân Thị trường chứng khoán Mỹ ngày ngày 20/2 đóng cửa trong sắc đỏ sau khi bất ngờ bị bán tháo và giảm sâu vào giữa phiên. Nhiều nhà đầu tư hiện cũng không rõ tại sao lại xảy ra biến động đột ngột này. Chứng khoán Mỹ bất ngờ bị bán tháo, nhà đầu tư đang tìm nguyên nhân. (Ảnh minh họa: Nguồn:...