Căng thẳng Mỹ-Trung gây ảnh hưởng xấu tới kinh tế Singapore
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, Giám đốc Điều hành Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) Ravi Menon ngày 27/6 nhận định căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã cản trở và làm đình trệ 3 động lực tăng trưởng của thế giới là thương mại, chế tạo và đầu tư.
Sân bay Changi của Singapore. (Nguồn: Reuters)
Ông Menon cũng cho rằng Singapore không tránh khỏi tác động tiêu cực từ xung đột này và dự báo tăng trưởng kinh tế của “Đảo quốc Sư tử” sẽ thấp hơn so với những con số dự báo trước đây. Theo ông Menon, Bộ Công nghiệp và Thương mại Singapore cùng MAS đang xem xét, đánh giá lại con số dự báo tăng trưởng từ 1,5% – 2,5% trong năm nay. Tháng trước, Singapore cũng đã phải hạ dự báo tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này.
Ông Menon lưu ý rằng lĩnh vực chế tạo trên toàn cầu đang trong tình trạng “suy giảm đồng bộ”, khối lượng thương mại toàn cầu cũng đã sụt giảm trong hai quý liên tiếp và đầu tư toàn cầu cũng phải gánh chịu thiệt hại từ tình trạng lòng tin kinh doanh yếu kém. Tuy nhiên, kinh tế toàn cầu không có xu hướng đi tới “đổ vỡ” do có những sự hỗ trợ từ các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng tư nhân mạnh mẽ tại châu Á và tại các nền kinh tế lớn khác cũng như sức tăng trưởng từ lĩnh vực dịch vụ trên toàn cầu.
Video đang HOT
Con số dự báo từ 1,5-2,5% được dựa trên nhận định về sự ổn định kinh tế trong quý III năm nay và mức độ cải thiện tương đối sau đó. Tuy nhiên, ông Menon lưu ý rằng điều quan trọng là phải nhìn sâu xa hơn và phải nghiên cứu các thành phần của tăng trưởng trong nền kinh tế trong nước.
Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế Singapore được thúc đẩy chủ yếu từ lĩnh vực thương mại và dịch vụ hiện đại, trong khi lĩnh vực dịch vụ trong nước không tăng trưởng nhiều./.
Thế Vũ (TTXVN/Vietnam )
Theo vietnamplus.vn
Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam hiện diện tại Mỹ
Sở Quản lý tài chính tiểu bang New York (Mỹ) vừa chính thức cấp phép hoạt động cho Văn phòng đại diện của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương (Vietcombank).
Các ngân hàng đang tích cực mở rộng mạng lưới ra nước ngoài ;Ảnh Tiêu Phong
Văn phòng đại diện của Vietcombank được đặt tại tòa nhà One Rockefeller Plaza, thuộc khu Trung tâm Manhattan, thành phố New York (tiểu bang New York, Mỹ).
Trước đó, vào tháng 10.2018, Vietcombank đã nhận được phê duyệt ở cấp liên bang từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như chấp thuận về mặt nguyên tắc từ NDYFS (đơn vị quản lý trực tiếp ở cấp tiểu bang).
Mỹ được đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về tiêu chí, yêu cầu khắt khe trong việc cấp phép cho các nhà băng nước ngoài mở văn phòng đại diện. Văn phòng đại diện Vietcombank tại New York dự kiến chính thức đi vào hoạt động từ quý 3 năm nay với các chức năng: kết nối với khách hàng hiện hữu và tiềm năng tại thị trường Mỹ, thực hiện báo cáo phân tích thị trường và ngành tài chính - ngân hàng, hỗ trợ duy trì quan hệ với các định chế tài chính tại Mỹ...
Hiện mạng lưới hoạt động tại nước ngoài của nhà băng này bao gồm công ty tài chính tại Hồng Kông, công ty chuyển tiền tại Mỹ, văn phòng đại diện tại Singapore, ngân hàng con tại Lào.
Các ngân hàng Việt hiện đang có xu hướng mở rộng mạng lưới, chi nhánh ra nước ngoài. Đơn cử như tại thị trường Lào, hiện đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng như Vietcombank, BIDV, SHB, MB, Sacombank, VietinBank.
Myanmar cũng có sự xuất hiện của BIDV, chính thức đi vào hoạt động từ giữa năm 2016. Ngân hàng Quân đội hiện có 2 chi nhánh tại Lào và Campuchia và một văn phòng đại diện tại Nga. Còn VietinBank hiện có 2 chi nhánh tại Đức, 1 ngân hàng con tại Lào và 1 văn phòng đại diện tại Myanmar.
Theo thanhnien.vn
Cổ phiếu thuỷ sản, dệt may "ăn mừng" với "bữa tiệc EVFTA" Cổ phiếu ngành thuỷ sản và dệt may bật tăng mạnh ngay sau thông tin Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) sẽ được ký kết vào cuối tuần này (30/6). Đây được cho là những ngành lập tức được hưởng lợi sau khi hiệp định này được thông qua. Trong phiên giao dịch sáng nay (26/6), mặc...