Căng thẳng leo thang trong quan hệ Iran- Saudia Arabia
Iran vừa lên tiếng bác bỏ những chỉ trích từ phía Saudia Arabia cho rằng, Iran đang can thiệp vào nội bộ các quốc gia bất ổn ở Trung Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Marzieh Afkham cho rằng, Saudia Arabia đang thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan trong các cuộc xung đột ở Trung Đông và nước này không có tư cách để nói về vai trò của Iran trong khu vực.
Bà Marzieh Afkham cáo buộc Saudia Arabia về cách tiếp cận sai lầm của nước này đối với sự phát triển chung của khu vực khi cố gắng loại bỏ các nước khác.
Tuyên bố được phía Iran đưa ra sau khi Ngoại trưởng Saudia Arabia Adel al-Jubei cáo buộc sự can thiệp quân sự của Iran tại Syria khiến cho nước này không có đủ tư cách để tiếp tục vai trò trong các nỗ lực gìn giữ hòa bình khu vực.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Saudia Arabia Adel al-Jubei
Mối quan hệ Iran – Saudia Arabia gần đây khá căng thẳng kể từ sau vụ giẫm đạp tại thánh địa Mecca hồi cuối tháng 9 vừa qua khiến hàng trăm người thiệt mạng, trong đó có nhiều người Iran.
Iran đã yêu cầu Saudia Arabia phải xin lỗi về vụ giẫm đạp này. Các nhà lãnh đạo Iran đã chỉ trích kịch liệt nhà chức trách Saudia Arabia về việc quản lý an toàn trong lễ hành hương Haji, đồng thời đặt nghi vấn về việc liệu nước này có thích hợp để tiếp tục tổ chức lễ này hàng năm hay không. Trong khi đó, Saudia Arabialại yêu cầu Iran cần phải thận trọng hơn trong những phát biểu của mình./.
Lệ Chi
Theo_VOV
Triều Tiên bác đề xuất nối lại đàm phán hạt nhân
Hôm 17-10, Triều Tiên đã phản đối đề xuất nối lại đàm phán chấm dứt chương trình hạt nhân của nước này, cho rằng những cuộc đàm phán như vậy trước đó đều thất bại. Ngoài ra, Triều Tiên còn nhắc lại yêu cầu Washington cần phải ngồi vào bàn đàm phán để xây dựng một hiệp ước hòa bình.
Theo Channel News Asia, tuyên bố trên của Bộ Ngoại giao Triều Tiên được đưa ra một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tuyên bố ở Washington họ sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên về các biện pháp trừng phạt nhưng Bình Nhưỡng cần phải thể hiện thái độ nghiêm túc về việc từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thị sát cuộc tập luyện của hỏa lực pháo binh hôm 21-2-2015. Ảnh: Reuters
Trong khi đó, Bình Nhưỡng cho rằng chỉ có một hiệp ước hòa bình với Washington mới có thể giải quyết cuộc xung đột trên bán đảo Triều Tiên về lâu dài.
"Nếu Mỹ nhất mực chọn đi con đường khác, bán đảo Triều Tiên sẽ chỉ chứng kiến vũ khí hạt nhân để ngăn chặn không giới hạn của chúng tôi càng được củng cố hơn thôi" - Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho biết trong một tuyên bố.
Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 khép lại bằng một hiệp ước đình chiến. Do đó, hai miền Liên Triều vẫn còn trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật.
Ông Obama cho biết Mỹ sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ lệnh trừng phạt cho Triều Tiên nhưng chỉ khi có Iran tham gia.
Ngọc Như
Theo NLD
Tổng thống Putin đề xuất lập liên minh quân sự Trung Á Tổng thống Vladimir Putin đề xuất thành lập một liên minh quân sự tương tự NATO bao gồm các quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết để bảo vệ biên giới Trung Á do quan ngại Taliban bành trướng ra ngoài Afghanistan. Tổng thống Nga Putin vừa đề xuất kế hoạch thành lập liên minh quân sự Trung Á do nước này...