Căng thẳng leo thang, hậu quả khôn lường
Việc Bộ Quôc phòng Trung Quôc công bố thiết lập “Vùng nhận dạng phòng không mới ” (ADIZ) trên biên Hoa Đông, kèm theo quy định các máy bay qua lại khu vực này phải “xin phép” tiếp tục vấp phải những phản đối dữ dội của các nước láng giềng. Trong khi đó, Trung Quốc đã yêu cầu công dân nước này đang sinh sống ở Nhật đăng ký tình huống khẩn cấp.
Bản đồ ADIZ đăng tải trên báo China Daily
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25-11 khẳng định tuyên bố thiết lập cái gọi là ADIZ của Trung Quốc trên biển Hoa Đông bao gồm cả các đảo tranh chấp là “hết sức nguy hiểm”. “Tôi vô cùng quan ngại bởi động thái vô cùng nguy hiểm này của Trung Quốc có thể gây hậu quả khôn lường”, Thủ tướng Shinzo Abe phát biểu trước quốc hội. Phía Nhật Bản cũng yêu cầu Trung Quốc dừng ngay kế hoạch lập vùng phòng không này.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cũng ra tuyên bố khẳng định, vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc thiết lập trên Biển Hoa Đông chồng lấn một phần với vùng nhận dạng phòng không của quân đội Hàn Quốc với chiều rộng là 20km, dài 115km. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc bày tỏ lấy làm tiếc trước động thái trên của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh Seoul có kế hoạch thảo luận với Bắc Kinh về vấn đề này.
Video đang HOT
Trước phản ứng gay gắt của hai nước láng giềng, trong tuyên bố phát đi ngày 25-11, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng những cáo buộc của Nhật Bản về vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông do nước này mới thiết lập là “thiếu căn cứ” và hối thúc hai bên cùng nỗ lực đối thoại để giải quyết vấn đề.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 25-11, Nhật Bản đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Trình Vĩnh Hoa để phản đối việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố lập vùng nhận dạng phòng không nói trên. Trong khi đó, Trung Quốc cũng đã triệu đại sứ Nhật Bản tại Bắc Kinh Masato Kitera liên quan đến phản ứng của Nhật Bản về vùng nhận dạng này.
Cũng trong ngày 25-11, Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật kêu gọi công dân nước này đang sống tại Nhật Bản nhanh chóng đăng ký thông tin để nhận được sự hỗ trợ cần thiết cũng như đảm bảo về an toàn và quyền lợi trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp giữa hai nước.
Theo ANTĐ
Mỹ, Nhật kịch liệt phản đối "Vùng nhận dạng phòng không" của Trung Quốc
Sau khi Trung Quốc công bố thiết lập "Vùng nhận dạng phòng không" trên biển Hoa Đông hôm 23-11, cả Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan cùng lên tiếng phản đối hành động này của Trung Quốc là không thể chấp nhận được.
Trong cuộc điện đàm với quyền Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Hàn Chí Cường, Vụ trưởng Vụ châu Á và Hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Nhật Bản Junichi Ihara, đã lên tiếng phản đối, đồng thời chỉ trích Trung Quốc "đơn phương" làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Cố vấn Văn phòng Nội các Nhật Bản Tomohiko Taniguchi tuyên bố: "Bằng việc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông, Bắc Kinh đã làm leo thang khả năng đụng độ giữa quân đội Trung Quốc và quân đội của các nước đối tác với Mỹ và Nhật Bản. Trung Quốc đã thách thức nghiêm trọng quyền tự do đi lại trên không và trên biển tại khu vực này."
Ngoại trương Nhật Bản Fumio Kishida cho biết nước này không chấp nhận Vùng nhận dạng phòng không do Trung Quốc đơn phương đặt ra và coi đây là "hành động đơn phương gây nguy hiểm bởi những sự việc không thể lường trước có thể diễn ra". Ông cũng cho hay, Tokyo đang cân nhắc về việc đưa ra những biện pháp phản đối ở mức độ cao hơn.
Trong khi đó, Mỹ cũng có những phản ứng cứng rắn về hành động này của Trung Quốc. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng hành động đơn phương này thể hiện việc Trung Quốc muốn thay đổi tình trạng hiện tại trên biển Hoa Đông. Việc leo thang hành động của Trung Quốc sẽ chỉ làm tăng thêm căng thẳng và tạo ra nhiều nguy cơ về xung đột trong khu vực".
Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc bao trùm cả quần đảo Điếu Ngư/Senkaku mà cả Nhật Bản và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không sẽ không làm thay đổi việc Mỹ tiến hành các hoạt động quân sự tại khu vực này. Ông khẳng định, động thái này là một nỗ lực làm thay đổi hiện trạng tại khu vực và làm gia tăng nguy cơ hiểu lầm giữa các bên.
Ông cho rằng Mỹ sẽ tiếp tục cam kết bảo vệ an ninh đối với các đồng minh và tái khẳng định chính sách lâu dài của Mỹ theo Điều 5 của Hiệp ước Quốc phòng chung Nhật - Mỹ sẽ được áp dụng đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Trong khi đó, Đài Loan cũng bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc này và đã triệu tập một cuộc họp hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận những biện pháp đối phó với động thái này của Trung Quốc.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố một bản đồ về Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông bao gồm một chuỗi các đảo đang tranh chấp mà phía Nhật Bản cũng đã tuyên bố chủ quyền.
Bắc Kinh cũng công bố một loạt các nguyên tắc tại Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông và nhấn mạnh rằng mọi máy bay bay qua khu vực này phải thông báo trước cho chính quyền Trung Quốc và Trung Quốc sẽ thi hành các biện pháp quân sự khẩn cấp nếu các máy bay này không thông báo hoặc không tuân thủ mệnh lệnh từ Bắc Kinh.
Theo ANTĐ
Trung Quốc, Nhật Bản lao vào "cuộc chiến" mới Sau một thời gian tạm lắng xuống, căng thẳng trong quan hệ giữa hai cường quốc hàng đầu Châu Á: Trung Quốc và Nhật Bản, lại có dịp bùng lên dữ dội. Được châm ngòi bởi sự kiện Trung Quốc lập vùng phòng không ở biển Hoa Đông, giới chức ở Tokyo và Bắc Kinh lao vào một cuộc khẩu chiến mới đầy...