Căng thẳng giữa Italy và EU sau bình luận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu về bầu cử
Một số chính trị gia Italy cảnh báo EU không can thiệp vào công việc nội bộ nước này sau tuyên bố của người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen về bầu cử.
Ông Matteo Salvini. Ảnh: 20minutos.es
Theo hãng thông tấn Nga RIA Novosti ngày 23/9, nhiều chính trị gia Italy đã phản ứng mạnh với tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Ursula von der Leyen rằng EU có “công cụ” để đối phó nếu tình hình chính trị Italy “đi chệch hướng”.
Theo bà Leyen, Italy có thể phải đối mặt với các hình phạt, như việc cắt giảm ngân sách của EU đối với Hungary và Ba Lan, nếu cuộc bầu cử quốc hội sắp tới của nước này có những dấu hiệu “đáng lo ngại”.
Video đang HOT
Lãnh đạo đảng Liên đoàn Italy Matteo Salvini đã kêu gọi EC từ bỏ ý định can thiệp vào công việc nội bộ của nước này khi đưa ra mối đe dọa chưa từng có trước thềm cuộc bầu cử quốc gia có chủ quyền.
Bình luận trên Twitter, ông Salvini viết: “Đây là một mối đe dọa? Hãy tôn trọng quyền bỏ phiếu tự do, dân chủ và có chủ quyền của người dân Italy”.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Canale 5, ông Salvini cảnh báo rằng, nếu quỹ EU bị cắt giảm đối với Italy thì nước này sẽ cần phải “suy nghĩ lại về EU”.
Bên cạnh đó, các nghị sĩ tại Nghị viện châu Âu như Marco Zanni và Marco Campomenosi đã yêu cầu Ủy ban châu Âu để giải thích bằng văn bản về tuyên bố của bà Leyen về “hướng khó khăn” và trên cơ sở nào bà đưa ra đánh giá như vậy. Họ cũng yêu cầu trả lời cầu hỏi liệu bà Leyen coi bài phát biểu của mình có hại cho các nguyên tắc độc lập của Ủy ban châu Âu hay không.
Đồng quan điểm trên, cựu Thủ tướng Matteo Renzi đã kêu gọi bà Leyen không can thiệp “dù là nhỏ nhất” vào công việc chính trị nội bộ của Italy. “Ngay cả khi phe cánh hữu giành chiến thắng, châu Âu phải tôn trọng kết quả bầu cử”, ông Renzi nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn.
Về phần mình, lãnh đạo Đảng Dân chủ (PD) Enrico Letta, cũng đã thừa nhận trên La7 rằng những bình luận của Chủ tịch Ủy ban châu Âu có thể gây ra “sự hiểu lầm”, vì vậy ông kêu gọi EC làm rõ vấn đề.
Trước những phản ứng trên, người phát ngôn của EC, Eric Mamer cho rằng bà Leyen chỉ muốn “nhấn mạnh vai trò của ủy ban trong việc bảo vệ các hiệp ước liên quan đến pháp quyền”.
Phát ngôn viên EC giải thích: “Tôi nghĩ rằng hoàn toàn rõ ràng là Chủ tịch Ủy ban châu Âu không đề cập đến cuộc bầu cử ở Italy khi bà nói về các công cụ và đề cập đến các thủ tục đang được tiến hành ở các nước khác” .
EU kêu gọi giải quyết mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp bằng hòa bình
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, ngày 5/9, Liên minh châu (EU) đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cáo buộc Hy Lạp chiếm đóng các đảo phi quân sự ở Aegean và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng "làm những gì cần thiết" khi thời điểm đến.
Căng thẳng ở Đông Địa Trung Hải giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp là một phần của một loạt các cuộc khủng hoảng kéo dài do những quan điểm trái ngược nhau. Ảnh: turkeygazette.com
Peter Stano, người phát ngôn phụ trách chính sách đối ngoại của Văn phòng Cơ quan hành động đối ngoại Liên minh châu Âu (EAES), cho biết các tuyên bố của giới lãnh đạo chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đối với Hy Lạp làm dấy lên lo ngại nghiêm trọng và hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực giảm leo thang rất cần thiết ở khu vực Đông Địa Trung Hải được đưa ra trong các kết luận của Hội đồng châu Âu hồi tháng 3 và tháng 6/2021 và tháng 6/2022.
EU đã nhiều lần nhấn mạnh rằng các khác biệt cần được giải quyết một cách hòa bình, tôn trọng đầy đủ luật pháp quốc tế và lợi ích sống còn cũng như hợp pháp của các quốc gia. Tham gia vào cuộc đối thoại chân thành và có ý nghĩa là điều không thể thiếu để xoa dịu căng thẳng, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp. EU nhắc lại mong muốn Thổ Nhĩ Kỳ làm việc nghiêm túc để xoa dịu căng thẳng một cách bền vững vì lợi ích của sự ổn định khu vực ở Đông Địa Trung Hải và tôn trọng đầy đủ chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên EU.
Căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, hai nước thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gần đây gia tăng, liên quan đến các quần đảo phía đông biển Aegean. Số phận các quần đảo này được định đoạt sau Chiến tranh Balkan 1912-1913 bởi các thỏa thuận giữa 6 bên gồm Áo, Hungary, Anh, Pháp, Nga, Italy và Đức. Các cường quốc châu Âu năm 1914 quyết định các quần đảo trên sẽ thuộc chủ quyền của Hy Lạp, chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ lập luận các quần đảo nêu trên được trao cho Hy Lạp theo hiệp ước năm 1923 và năm 1947 với điều kiện Athens không quân sự hóa khu vực vì chúng nằm gần đất liền Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngoại trưởng G7 họp khẩn bên lề Hội nghị An ninh Munich Ngày 19/2, các ngoại trưởng Nhóm 7 nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tiến hành cuộc họp khẩn, thảo luận về các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo ngòi nổ căng thẳng tại châu Âu liên quan tới Nga và Ukraine. Cuộc họp diễn ra bên lề Hội nghị An ninh Munich tại Đức. Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các...