Căng thẳng gia tăng, Mỹ-Nga đối đầu cả trong vũ trụ?
Căng thẳng giữa Mỹ và Nga dường như đã vượt ra ngoài giới hạn trên Trái đất, khi mới đây lãnh đạo Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga ( Roscosmos) tố cáo “một âm mưu phá hoại của nước ngoài” trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Tháng trước, các kiểm soát viên không lưu ở Houston (Mỹ) và Moscow (Nga) đều thông báo đã phát hiện một vụ rò rỉ áp suất trên ISS, trạm vũ trụ di chuyển theo quỹ đạo thấp của Trái đất. Theo một thông cáo báo chí của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), các phi hành gia làm việc trên ISS không gặp nguy hiểm gì.
Trạm ISS. Ảnh: NASA
Sau khi xử lý sự cố, các chuyên gia phát hiện một lỗ rò rỉ nhỏ ở khoang thuộc quyền quản lý của người Nga trong tổ hợp công trình quốc tế ngoài không gian, dẫn đến việc mất áp suất chớp nhoáng nói trên. Theo NASA, giải pháp khắc phục rất đơn giản: Các nhà du hành vũ trụ đã dùng băng dính Kapton, một loại màng công nghiệp, để tạm vá lỗ hổng.
Roscosmos cho hay, áp suất trên ISS “ổn định và không còn vụ rò rỉ nào nữa được phát hiện”, sau khi đội phi hành gia quốc tế vá lỗ hổng.
Tuy nhiên, câu chuyện đã không kết thúc ở đây. Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, mới đây lên tiếng cáo buộc sự cố không hẳn là tai nạn hay lỗi trong quá trình chế tạo.
Video đang HOT
Truyền thông Nga dẫn lời ông Rogozin nói, Roscosmos hiện không loại trừ khả năng vụ rò rỉ bắt nguồn từ “một hành động có dự tính trong không gian”. Quan chức này nhận định, có thể đã có nhiều nỗ lực dùng máy khoan xuyên thủng khoang làm việc của người Nga. Ông lưu ý, kẻ thực hiện có vẻ run tay vì “vết khoan trượt trên bề mặt”.
Theo CNN, Mỹ và Nga đã có hợp tác dài lâu kể từ khi trạm ISS được đưa vào hoạt động ngoài không gian vào năm 1998. Các trung tâm kiểm soát sứ mệnh của trạm quốc tế này được đặt ở cả Moscow và Houston.
Tàu vũ trụ Soyuz của Nga đang làm nhiệm vụ chuyên chở các phi hành gia lên ISS và NASA phải trả tiền nếu muốn có ghế dành cho các nhà du hành vũ trụ Mỹ trên đó. Nhóm phi hành gia đang làm việc trên ISS hiện gồm 3 người Mỹ, 2 người Nga và một người Đức.
Việc hợp tác giữa hai cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ, Nga nhìn chung không bị ảnh hưởng trước tình trạng căng thẳng kiểu Chiến tranh Lạnh, sau khi Nga sáp nhập Crưm vào năm 2014.
Song, theo giới quan sát, việc Moscow bổ nhiệm ông Rogozin, cựu thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng nổi tiếng theo đường lối cứng rắn, làm lãnh đạo Roscosmos hồi đầu năm nay có thể thay đổi tất cả. Các cáo buộc nói trên của ông Rogozin xuất hiện trên trang nhất nhiều báo và được tin là bằng chứng cho thấy hai bên bắt đầu đối địch trong không gian.
Tuy nhiên, Roscosmos ra tuyên bố chính thức kêu gọi giới truyền thông thận trọng, “tránh đăng tải các thông tin chưa được xác thực, từ những nguồn tin ẩn danh về kết quả điều tra sự cố trên trạm ISS”, dự kiến sẽ có vào giữa tháng 9 này.
Tuấn Anh
Theo Vietnamnet
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin muốn bán tàu ngầm Trung Quốc sản xuất
Cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra, một nhân vật quyền lực của đảng Pheu Thai, muốn bán các tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất lấy tiền đầu tư vào các hoạt động y tế, nếu đảng của ông trở lại nắm quyền tại quốc hội Thái Lan trong cuộc bầu cử năm sau.
Tàu ngầm S26T của Trung Quốc (Ảnh minh họa: Bangkok Post)
Nation trích một nguồn tin trong đảng Pheu Thai cho biết, đảng sẽ bãi bỏ việc đi nghĩa vụ quân sự bắt buộc nếu được bầu nắm quyền trở lại trong cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng 2/2019. Đảng này cũng muốn bán các tàu ngầm hải quân và sử dụng khoản tiền thu được để xây bệnh viện. Theo đó, Pheu Thai đã có ý tưởng trên sau khi các thành viên của đảng gặp gỡ cựu Thủ tướng Thaksin ở nước ngoài.
Cho dù không nắm quyền lực tại đảng Pheu Thai trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế, ông Thaksin là nhân vật có uy tín lớn, được coi là người đứng đầu của đảng. Ông Thaksin hiện đang sống lưu vong ở nước ngoài sau khi trốn khỏi Thái Lan năm 2008 trước khi tòa hình sự tối cao Thái Lan tuyên phạt ông 2 năm tù với cáo buộc lạm dụng quyền lực khi tại vị.
Theo đảng này, Thái Lan hiện đang ở trong thời bình và không cần thiết phải huy động một lực lượng lớn thanh niên đi nghĩa vụ quân sự. Thay vào đó, hoạt động này nên được thực hiện trên tinh thần tự nguyện. Pheu Thai cũng tin rằng Thái Lan đang cần bệnh viện hơn là tàu ngầm.
Sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014, chính phủ quân đội Thái Lan lên nắm quyền. Năm 2017, họ đã thông qua kế hoạch mua 3 tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất với. Theo đó, Trung Quốc sẽ bàn giao 3 tàu ngầm lớp Yuan cho Thái Lan trong 11 năm và Thái Lan sẽ chỉ phải trả tiền 2 chiếc. Giá trị hợp đồng ước tính là 36 tỉ bath Thái (1,1 tỷ USD). Khi đó, quyết định của chính phủ Thái Lan đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều chủ yếu liên quan tới điều kiện kinh tế Thái Lan còn khó khăn. Các ý kiến chỉ trích cho rằng khoản tiền trên lẽ ra phải được sử dụng cho mục đích khác có ý nghĩa hơn.
Trong cuộc gặp với các quan chức đảng Pheu Thai, ông Thaksin tự tin rằng đảng của ông sẽ giành được đa số phiếu bầu trong hạ viện, với 260/500 ghế, dựa vào kết quả cuộc khảo sát gần đây.
Ông Thaksin cũng yêu cầu các cựu nghị sĩ của đang Pheu Thai nên đi thực tế và trò chuyện với công chúng thường xuyên hơn để chính sách của đảng có thể được hoạch định chính xác.
Đức Hoàng
Tổng hợp
Theo Dantri
Lại xôn xao Tổng thống Putin dự đám cưới lần 5 của cựu Thủ tướng Đức Tờ Bild của Đức không loại trừ sự hiện diện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ cưới của cựu Thủ tướng nước này Gerhard Schroder. Tổng thống Putin gặp cựu Thủ tướng Gerhard Schroder và vị hôn thê Kim So-yeon (trái) tại lễ khai mạc World Cup 2018 ở sân vận động Luzhniki ngày 14.6.2018. Ảnh: TASS/Alamy Ngày 19.8, người phát...