Căng thẳng gia tăng giữa Hungary và Ba Lan về xung đột Nga – Ukraine
Từng là đồng minh thân thiết, mối quan hệ giữa Ba Lan và Hungary đã trở nên tồi tệ vì mối quan hệ nồng ấm giữa Budapest với Moskva và việc Hungary chặn khoản tiền của EU cho các quốc gia thành viên cung cấp đạn dược cho Kiev.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (phải) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (thứ 2, trái) tại lễ ký thỏa thuận hợp tác an ninh ở Vacsava, Ba Lan, ngày 8/7/2024. Ảnh: PAP/TTXVN
Cuộc tranh cãi ngoại giao giữa Hungary và Ba Lan ngày 31/7 đã leo thang sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Péter Szijjártó công khai cáo buộc người đồng cấp Ba Lan Radosław Sikorski “nói dối” về vấn đề Ukraine. Mối quan hệ giữa hai quốc gia này, từng là đồng minh thân thiết, đã trở nên căng thẳng do bất đồng trong cách ứng phó với Nga và vấn đề hỗ trợ Ukraine.
Mối quan hệ giữa Budapest và Warsaw đã trở nên tồi tệ sau khi Hungary duy trì mối quan hệ nồng ấm với Nga và chặn khoản tiền của EU cho các quốc gia cung cấp vũ khí cho Kiev.
Thêm vào đó, căng thẳng gia tăng khi một chính phủ thân EU lên nắm quyền tại Ba Lan vào tháng 12 năm ngoái, chấm dứt thời kỳ hợp tác gần gũi giữa hai quốc gia trong các cuộc tranh chấp với EU về vấn đề pháp quyền và quyền của người đồng tính luyến ái (LGBT).
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Visegrad Insight, ông Sikorski cho rằng Ngoại trưởng Szijjártó đã thay đổi quan điểm về việc tổ chức một cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao EU về Ukraine. Ông Szijjártó đã phản bác cáo buộc này, chỉ trích người đồng cấp Ba Lan Sikorski đã “vượt quá giới hạn và nói dối” về vấn đề trên.
Cuộc tranh cãi còn trở nên gay gắt hơn khi Thủ tướng Hungary Viktor Orbán chỉ trích Ba Lan vào cuối tuần qua, cáo buộc nước này “tiêu chuẩn kép” và mua dầu của Nga qua trung gian. Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Władysław Teofil Bartoszewski đã phủ nhận các cáo buộc và cho rằng Hungary nên rời khỏi các tổ chức phương Tây nếu không đồng tình với các chính sách của họ.
Những tranh cãi trên phản ánh căng thẳng sâu sắc trong EU về cách ứng phó với Nga trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Trong khi Ba Lan cùng với các quốc gia châu Âu khác ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, Hungary dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Orbán lại có mối quan hệ nồng ấm với Nga.
Trước đây Ba Lan và Hungary từng có mối quan hệ chặt chẽ, đặc biệt trong các vấn đề như di cư và pháp quyền trong EU, nhưng mối quan hệ này đã bắt đầu rạn nứt khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra. Tình hình trở nên căng thẳng hơn khi chính phủ thân EU của Thủ tướng Donald Tusk lên nắm quyền tại Warsaw.
Cuộc tranh cãi giữa hai quốc gia này không chỉ làm rõ sự khác biệt trong quan điểm về cách ứng phó với Nga mà còn đặt ra câu hỏi về sự đoàn kết và tương lai của EU trong bối cảnh địa chính trị hiện nay.
Thủ tướng Ba Lan: Châu Âu đã bước vào giai đoạn tiền chiến tranh
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã cảnh báo mối đe dọa thật sự của một cuộc xung đột tại châu Âu và cho rằng lục địa này đã bước vào giai đoạn tiền chiến tranh lần đầu tiên từ Thế chiến 2.
"Chiến tranh không còn là khái niệm từ quá khứ nữa. Nó có thật và nó đã bắt đầu cách đây 2 năm. Điều đáng lo ngại nhất lúc này là gần như mọi kịch bản điều có thể xảy ra. Chúng ta chưa từng thấy tình huống như thế này từ năm 1945", AFP dẫn lời Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nói trong cuộc phỏng vấn với hãng truyền thông LENA của châu Âu ngày 29.3, nhắc đến xung đột giữa Nga và Ukraine bùng phát vào tháng 2.2022.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Ảnh AFP
"Tôi biết điều đó nghe có vẻ ngạc nhiên, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ hơn, nhưng chúng ta phải làm quen với thực tế là một thời kỳ mới đã bắt đầu: thời kỳ tiền chiến tranh. Tôi không phóng đại. Nó đã trở nên rõ ràng hơn mỗi ngày", nhà lãnh đạo cho hay.
Vị thủ tướng cho rằng phương Tây cần làm mọi thứ để cung cấp vũ khí và trang thiết bị cần thiết cho Ukraine, nước láng giềng của Ba Lan đang trong cuộc xung đột kéo dài hơn 2 năm với Nga.
"Hai năm tới sẽ quyết định mọi thứ", Thủ tướng Tusk nói và cảnh báo rằng nếu Ukraine thua cuộc thì không ai tại châu Âu có thể cảm thấy an toàn.
Nhiều đồng minh không mặn mà đưa bộ binh đến Ukraine
Mặt khác, ông Tusk - cựu Chủ tịch Hội đồng châu Âu - kêu gọi cải thiện mối quan hệ của châu Âu với Mỹ, bất kể ai là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới. Tuy vậy, ông cũng cho rằng Liên minh châu Âu (EU) nên độc lập và tự chủ hơn trong vấn đề phòng thủ. "Chúng ta sẽ là đối tác thu hút hơn cho Mỹ nếu chúng ta tự túc hơn về phòng thủ", ông Tusk nói.
Thủ tướng Ba Lan thăm Ukraine Ngày 22/1, tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk đã đến Kiev, bắt đầu chuyến thăm chính thức Ukraine nhằm tăng cường quan hệ song phương. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông Tusk đến Ukraine kể từ khi nhậm chức vào tháng trước. Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk. Ảnh: PAP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, trong...