Căng thẳng chính trị Thái leo thang
Thái Lan đang tiến tới một cuộc đấu cuối cùng khi những người biểu tình lên kế hoạch “đóng cửa” Bangkok vào tuần tới nhằm phá hoại cuộc bầu cử trong khi những người ủng hộ chính phủ thề sẽ tiến hành cuộc biểu tình lớn để chống lại tại các tỉnh trên toàn quốc.
Thủ tướng Yingluck Shinawatra đang đối mặt với sự chống đối ngày càng lớn ở Bangkok trước thềm cuộc bầu cử 2/2, trong đó, những người ủng hộ bà tại vùng nông thôn phía bắc và đông bắc mong muốn bà sẽ quay lại nắm quyền nếu cuộc bỏ phiếu diễn ra như lịch trình.
Hàng nghìn người biểu tình đã tuần hành khắp Bangkok hôm 5/1 như một màn dạo đầu cho các cuộc biểu tình sẽ bắt đầu vào ngày 13/1, khi họ sẽ phong tỏa các văn phòng chính phủ và chiếm giữ các giao lộ chính trong nhiều ngày để lật đổ bà Yingluck và phá hoại cuộc bầu cử
Những người biểu tình cáo buộc Thủ tướng Yingluck là con rối trong tay người anh trai đang lưu vong ở nước ngoài cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra.
Phe biểu tình muốn bổ nhiệm “hội đồng nhân dân” để giám sát kế hoạch cải tổ, vốn bao gồm thay đổi về bầu cử và phân quyền trong thời gian 12 tháng trước bất kỳ một cuộc bầu cử nào.
Video đang HOT
Thị trường Thái được cho là sẽ phải đối mặt với sức ép trong tuần này khi bất ổn ngày càng tăng. Thứ sáu tuần trước, giá trị đồng baht so với đô la Mỹ sụt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2010 và chỉ số chứng khoán chuẩn mất 15% kể từ đầu tháng 11/2013, khi khủng hoảng mới nhất xảy ra.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục tuần hành, chúng tôi sẽ không dừng lại”, lãnh đạo biểu tình Suthep Thaugsuban tuyên bố tại một cuộc tuần hành hôm 5/1. “Chúng tôi sẽ biểu tình tới khi thắng lợi và chúng tôi sẽ không từ bỏ”.
Thủ tướng Yingluck, 46 tuổi, từ chối hoãn bầu cử vì như vậy là ngược với hiến pháp. Bất cứ sự trì hoãn nào cũng làm gia tăng sự bất ổn và khiến chính phủ của bà Yingluck khó điều hành.
Thủ tướng Yingluck tận hưởng hai năm lãnh đạo suôn xẻ và mãi tới tháng 11/2013 khi đảng Puea Thai của bà cố thông qua một đạo luật ân xá không được lòng dân, vốn cho phép Thaksin Shinawatra quay lại đất nước. Các cuộc biểu tình đã bùng nổ từ đây.
Hoài Linh (Theo Asia1, Reuters)
Theo TNO
Căng thẳng Philippines-Trung Quốc leo thang
Căng thẳng Philippines-Trung Quốc tiếp tục gia tăng trong tuần này, khi Bắc Kinh đặt điều kiện cho việc Tổng thống Benigno Aquino đến thăm Triển lãmTrung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh.
Tổng thống Philippines Benigno Aquino.
Philippines là nước danh dự tại cuộc Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh năm nay. Và theo các giới chức Philippines, có truyền thống là cử nguyên thủ quốc gia của nước danh dự đến tham dự triển lãm.
Theo VOA, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Fernandez cho biết Tổng thống Aquino đã được mời tham dự Triển lãm Trung Quốc-ASEAN ở Nam Ninh, nhưng với một số điều kiện do Trung Quốc đề ra. Ông Hernandez đã đọc một thông cáo trong một cuộc họp báo tại Manila ngày 2/9 và nói thêm: "Những điều kiện như thế dứt khoát đi ngược lại với quyền lợi quốc gia của chúng tôi. ể tránh lúng túng cho phía Trung Quốc, chúng tôi sẽ không nói rõ những điều kiện này".
Ông Hernandez nói các giới chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với các giới chức Philippines chớ nên nói và không bàn luận về các điều kiện đó ở cấp bậc bộ trưởng.
Ông Aquino đã loan báo ông sẽ tham dự, nhưng chưa đầy 1 ngày sau khi loan báo, có tin Trung Quốc đã yêu cầu ông hủy bỏ chuyến đi. Các giới chức Philippines cho biết Trung Quốc đã nói rằng ông nên đến "vào một thời điểm thuận lợi hơn". Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay họ không hề mời tổng thống Philippines và không cho biết thêm chi tiết.
Hai nước đã sa vào một cuộc tranh chấp ngoại giao về lãnh hải ở Biển Đông giàu tài nguyên. Bang giao nguội lạnh hồi tháng 4 năm ngoái khi tàu thuyền của cả hai nước đối đầu nhau tại một bãi cạn Scarborough gần bờ biển Tây Bắc Philippines. Manila nói vùng bãi cạn này nằm sâu trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Philippines - theo qui định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Trung Quốc đã chặn một khu vực eo biển của bãi cạn Scarborough mà họ nhận là thuộc vùng đánh cá của họ. Philippines đã khiếu nại về những vụ tàu hải giám và tàu quân sự của Trung Quốc xâm nhập vào khu vực gần lãnh hải mà Philippines nhận là thuộc chủ quyền của nước này.
Manila đã đệ hàng chục kháng thư và đưa vụ việc ra trước một tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc. Bắc Kinh bác bỏ vụ việc và đã không đáp lại bất kỳ yêu cầu về tố tụng nào. Một lần nữa Bắc Kinh nhắc lại rằng họ muốn có một cuộc đối thoại trực tiếp.
Trung Quốc khẳng định "chủ quyền không thể tranh cãi được" trong vùng Biển Đông. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và ài Loan cũng đòi chủ quyền trong vùng biển này.
Ông Trương Hoa, một phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc ở Manila, không đưa ra lời bình luận về những cái gọi là điều kiện đề ra cho chuyến thăm Triển lãm Trung Quốc-ASEAN của Tổng thống Aquino. Nhưng trong một thông cáo, ông Trương Hoa nói Trung Quốc coi trọng "tình thân hữu lâu đời" giữa hai nước. Ông này nói: "Trong những tình hình hiện nay, Trung Quốc hy vọng rằng phía Philippines có thể hợp tác với phía Trung Quốc để khắc phục những khó khăn và rắc rối và thực hiện các nỗ lực thực sự nhằm đưa bang giao Trung Quốc và Philippines trở lại đúng hướng phát triển lành mạnh và ổn định".
Trung Quốc đang chủ trì một cuộc hội ý cấp thấp trong tháng này của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên. Hai bên sẽ thảo luận một bộ Qui tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có tính chất ràng buộc về pháp lý để xử lý các vụ tranh chấp. Philippines và Việt Nam đang vận động mở các cuộc thương nghị đầy đủ về COC đã được đề xuất, nhưng bị trì trệ từ hơn 10 năm.
Theo Kiến thức
Những phát ngôn leo thang trắng trợn của tân ngoại trưởng TQ Từ khi chính thức trở thành Ngoại trưởng Trung Quốc vào tháng 3/2013 đến nay, Vương Nghị thường xuyên có những phát ngôn trắng trợn, leo thang về chủ quyền khiến cộng đồng quốc tế không khỏi bất bình. Ngày 26/5 khi đang công du nước Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công khai lên tiếng cho rằng Tokyo phải trả...