Căng thẳng biên giới Trung-Ấn: Trung Quốc đòi chủ quyền toàn bộ một vùng tranh chấp
Trong cuộc đàm phán cấp tướng về vấn đề tranh chấp biên giới, Trung Quốc thể hiện lập trường mà Ấn Độ không thể chấp nhận, khi tuyên bố chủ quyền với toàn bộ một vùng tranh chấp.
Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ trong một cuộc diễn tập chung năm 2018.
Theo trang mạng The Wire của Ấn Độ, 3 ngày sau cuộc đàm phán cấp tướng giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới, nguồn tin từ Ấn Độ cho biết thêm một cuộc đàm phán ở cấp thấp hơn sẽ diễn ra vào ngày 11.6.
Nhưng nguồn tin tại vùng tranh chấp cho thấy lập trường rõ ràng về sự không khoan nhượng của Trung Quốc dọc theo Đường Kiểm soát Thực tế (LAC).
Nguồn tin giấu tên nói rằng phía Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ yêu cầu của Ấn Độ về việc rút binh sĩ khỏi các vùng tranh chấp, khôi phục lại hiện trạng như tháng 4.2020.
Trung Quốc thậm chí còn từ chối thảo luận về vấn đề tranh chấp ở cao nguyên Galwan, tuyên bố chủ quyền với toàn bộ khu vực.
Do lập trường của hai bên quá khác biệt nên Trung tướng Harinder Singh, tư lệnh quân đoàn Ấn Độ đóng ở vùng Ladakh và Thiếu tướng Liu Lin, tư lệnh quân khu phía nam Tân Cương, không thể ra tuyên bố chung sau cuộc đàm phán.
Video đang HOT
Phía Trung Quốc cho rằng đã kiểm soát cao nguyên Galwan và các cao điểm “lâu đến mức mà họ có thể nhớ”. Do hành động xây dựng của Ấn Độ ở thung lũng Galwan là vi phạm chủ quyền.
Phía Ấn Độ đáp trả rằng hoạt động xây dựng Trung Quốc mới là bên xây dựng cơ sở hạ tầng vượt ranh giới LAC. Đại diện Trung Quốc đáp lời rằng vì cao nguyên Galwan thuộc chủ quyền Trung Quốc nên việc xây đường sá ở đây là phù hợp.
Cao nguyên Galwan và hồ Pangong là hai khu vực chiến lược ảnh hưởng đến vị thế của Trung Quốc và Ấn Độ ở biên giới.
Các nhà đàm phán Ấn Độ cũng phản đối việc binh sĩ Trung Quốc tiến gần đến một trạm gác của Ấn Độ ở vùng tranh chấp. Về vấn đề này, phía Trung Quốc không đáp lời.
Về vấn đề tranh chấp ở hồ Pangong, phía Trung Quốc nói đã “hành động phù hợp” để củng cố vị trí phòng thủ. Nhưng Ấn Độ nói rằng lính Trung Quốc đã chặn đường tuần tra thông thường xung quanh hồ Pangong.
Tư lệnh Trung Quốc thừa nhận cuộc ẩu đả của binh sĩ hai bên ở khu vực hồ Pangong là “không đúng tinh thần”, nhưng giải thích rằng do binh sĩ quá bực tức vì thấy lính Ấn Độ vượt ranh giới.
Với yêu cầu rút bớt quân số, vũ khí hạng nặng và xe bọc thép, phía Trung Quốc nói sẽ đề xuất với cấp cao hơn.
Theo nguồn tin của quân đội Ấn Độ, Trung Quốc đã chiếm được vị trí chiến lược ở thung lũng Galwan, còn khu vực hồ Pangong thì bước tiến của quân đội Trung Quốc là không đáng kể. Nhưng tình hình ẩu đả diễn ra ở hồ Pangong cho thấy lý do để quan ngại.
Quân đội Ấn Độ cũng theo dõi kỹ lưỡng tình hình dọc biên giới giữa vùng Arunachal Pradesh (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc).
Nguồn tin khẳng định quân đội Ấn Độ đã đưa trang thiết bị vũ khí vào vị trí sẵn sàng, cách tiền tuyến vài km. Ấn Độ sẽ tiếp tục duy trì lực lượng cho đến khi Trung Quốc đồng ý tháo ngòi nổ căng thẳng và rút quân.
Binh sĩ TQ giành chỗ của dê Ấn Độ tạo len siêu đắt cho bò Tây Tạng
Xung đột giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến hàng nghìn con dê Changthangi, loài vật cho thu hoạch lông để xuất loại len đắt nhất thế giới, tử vong vì bị đuổi khỏi nơi chăn thả.
Theo SCMP, căng thẳng tại khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến hàng nghìn cá thể dê Changthangi, loài vật cho ra loại len đắt nhất thế giới, chết hàng loạt trong thời gian qua.
Dê Changthangi sống ở vùng núi cao tại khu vực sa mạc Ladakh. Đây là khu vực nằm đối diện Tây Tạng, nơi quan chức Ấn Độ cho biết binh sĩ Trung Quốc đã tiến hành nhiều vụ lấn chiếm trong những tuần qua.
"Quân đội Trung Quốc từng lấn chiếm vào lãnh thổ của chúng tôi nhiều mét, nhưng lần này họ đã tiến sâu tới vài kilomet", Jurmet, cựu quan chức địa phương của Ấn Độ sống tại Ladakh, cho biết.
Dê Changthangi. Ảnh: SCMP.
"Đây là mùa sinh sản của loài dê này. Khoảng 85% những con mới sinh chết năm nay bởi chúng bị đẩy khỏi vùng chăn thả đến những khu vực lạnh giá", ông Jurmet nói.
Sonam Tsering, đại diện Hiệp hội hợp tác xã Changthangi, cho biết binh sĩ Trung Quốc đã đuổi những đàn dê Changthangi ra khỏi khu vực chăn thả truyền thống để lấy chỗ cho những đàn bò Tây Tạng. Trong khi đó, binh sĩ Ấn Độ ngăn không cho đàn gia súc đi vào những khu vực được cho là nhạy cảm bởi e ngại về an ninh.
Những người chăn dê cho biết vài năm trước, họ có thể tự do băng qua dòng sông Indus đóng băng vào mùa đông để đưa đàn dê tới vùng chăn thả kín gió ở đây. Tuy nhiên, khu vực này hiện đã bị chiếm đóng bởi binh sĩ Trung Quốc, khiến việc chăn thả trở nên bất khả thi.
Quan chức Ấn Độ cho biết hàng chục nghìn con dê đã chết do bị đuổi khỏi các khu vực chăn thả truyền thống. Số lượng đàn dê sụt giảm ảnh hưởng trầm trọng vì xung đột biên giới, cùng với biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng nghìn nông dân tại khu vực.
Quan chức Ấn Độ cho biết nhiều gia đình đã phải từ bỏ nghề gia truyền qua nhiều thế hệ để di cư tới các thị trấn ở Ladakh tìm kiếm nguồn sinh kế khác.
Mỗi năm, lông thu hoạch từ dê Changthangi được sử dụng để sản xuất khoảng 50 tấn len chất lượng thượng hạng. Hầu hết len được dệt thành sợi hoặc khăn, bày bán tại những cửa hàng xa xỉ từ London tới Dubai, với giá lên tới 800 USD một chiếc khăn.
Lính Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong tập đánh đối kháng trong tình huống khẩn cấp Các binh sĩ Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong mới đây đã trải qua chương trình huấn luyện kickboxing với cường độ cao, trong bối cảnh Bắc Kinh thông qua nghị quyết về luật an ninh Hong Kong. Binh sĩ Trung Quốc đồn trú ở Hong Kong tập kickboxing. Theo Nhân dân Nhật báo, chương trình huấn luyện kickboxing nhằm nâng cao...