Cảng Sài Gòn phản hồi lời khai Dương Chí Dũng
Ông Dương Chí Dũng “không có bất cứ liên quan, ảnh hưởng nào đến việc lựa chọn đối tác thực hiện dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội”.
Đó là khẳng định của Công ty TNHH MTV cảng Sài Gòn (thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines) trong công văn gửi các cơ quan báo chí ngày 9/1. Công văn lý giải về mối quan hệ giữa bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (TP HCM), với ông Dương Chí Dũng, nguyên tổng giám đốc Vinalines; cũng như thực hư những lời khai chấn động của ông này tại phiên tòa xét xử vụ Dương Tự Trọng và đồng phạm tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Ông Dũng – bà Lan: “Mối quan hệ cá nhân”
Công văn do ông Huỳnh Văn Cường, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cảng Sài Gòn, ký nêu rõ: “Đối với lời khai của ông Dương Chí Dũng, là nhân chứng trong vụ án Dương Tự Trọng và đồng phạm “tổ chức người khác trốn đi nước ngoài”, được các phương tiện truyền thông đưa tin trong thời gian qua về mối quan hệ với bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, trong dự án chuyển đổi công năng của khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, cảng Sài Gòn khẳng định đây là mối quan hệ cá nhân của ông Dương Chí Dũng và bà Trương Mỹ Lan, hoàn toàn không liên quan và không ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tác tham gia dự án chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội”.
Như Báo Người Lao Động đã phản ánh, khai trước phiên tòa xét xử em trai là Dương Tự Trọng, Dương Chí Dũng cho biết đã bỏ trốn nhờ tin mật báo của một vị cán bộ cao cấp Bộ Công an sau những tiêu cực tại Vinalines. Ngoài việc biếu 500.000 USD để chạy tội, Dương Chí Dũng còn khẳng định vào năm 2010, ông cùng bà Trương Mỹ Lan đã biếu vị cán bộ cấp cao này 20 tỉ đồng (1 triệu USD) để được giúp đỡ thực hiện dự án chuyển đổi công năng ở cảng Sài Gòn.
Vạn Thịnh Phát “tự rút lui”
Theo lãnh đạo cảng Sài Gòn, dự án di dời, chuyển đổi công năng khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo từ năm 2005, đến ngày 24/6/2010 thì có quyết định cho phép doanh nghiệp di dời được liên doanh với nhà đầu tư khác thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư dự án.
Ngày 30/3/2012, Vinalines cho phép cảng Sài Gòn thành lập công ty cổ phần thực hiện đầu tư dự án và làm đầu mối tìm kiếm đối tác, lập dự án đầu tư và báo cáo để tổng công ty quyết định. Theo cảng Sài Gòn, thời điểm này, ông Dương Chí Dũng đã thôi chức chủ tịch hội đồng quản trị Vinalines và chuyển công tác sang Cục Hàng hải Việt Nam (từ ngày 6/1/2012).
Video đang HOT
Ngày 30/3/2012, cảng Sài Gòn đã đàm phán với các đối tác có nguyện vọng tham gia dự án, trong đó có Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong quá trình đàm phán, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã xin rút lui.
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trước là Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát, ra đời năm 1992, do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty chuyên kinh doanh nhà hàng – khách sạn và bất động sản. Các công trình lớn như khách sạn thương mại An Đông – Windsor Plaza Hotel, cao ốc căn hộ cao cấp Sherwood Residence… đều thuộc công ty này.
Năm 2007, Vạn Thịnh Phát đã tham gia thành lập các công ty cổ phần có vốn đầu tư lớn là Công ty CP Đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty CP Đầu tư An Đông, đồng thời hợp tác với Công ty CP Đầu tư Times Square Việt Nam và Công ty CP Tập đoàn Sài Gòn Peninsula để hình thành nên nhóm các công ty liên kết chuyên đầu tư bất động sản.
Hiện Vạn Thịnh Phát là một trong những tập đoàn hàng đầu ở Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản với vốn điều lệ 12.800 tỉ đồng.
Đôn đốc xử nghiêm các vụ tham nhũng Sáng 9/1, Ban Nội chính Trung ương đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ năm 2014. Năm 2013, Ban Nội chính Trung ương đã theo dõi, đôn đốc cơ quan chức năng đẩy nhanh tiến độ xử lý 8 vụ án, 2 vụ việc lớn. Hiện có 3 vụ đã được đưa ra xét xử là vụ tham nhũng ở Công ty Cho thuê tài chính II, vụ Dương Chí Dũng và đồng phạm, vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm. Ông Nguyễn Bá Thanh – Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương – cho rằng dù đạt được những thành tựu bước đầu nhưng các mặt hoạt động của ban chưa đồng đều; chưa chủ động phát hiện, đề xuất ban chỉ đạo xem xét, theo dõi, giám sát những vụ việc mới có dấu hiệu tham nhũng; chưa kịp thời cập nhật những khó khăn, vướng mắc trong việc theo dõi, đôn đốc các vụ án trọng điểm. Trong năm 2014, ông Nguyễn Bá Thanh đề nghị Ban Nội chính Trung ương cần tập trung theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng phức tạp nhằm tăng cường, củng cố niềm tin của nhân dân.
Theo Khampha
Đằng sau sự sụp đổ của ông Dương Tự Trọng
Hai anh em ông Dương Chí Dũng lần lượt đứng trước vành móng ngựa, đánh dấu sự sụp đổ danh tiếng một gia đình được coi "danh giá bậc nhất xứ Cảng".
Anh em ông Dương Tự Trọng (trái) và Dương Chí Dũng đều mắc vòng lao lý
Hôm qua, em trai ông Dương Chí Dũng, nguyên Cục trưởng Hàng hải, là Dương Tự Trọng nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, hầu tòa vì tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài.
Hai anh em ruột lần lượt đứng trước vành móng ngựa, đánh dấu sự sụp đổ danh tiếng một gia đình được coi "danh giá bậc nhất xứ Cảng".
Bố ông Dũng nguyên Giám đốc CA Hải Phòng; ông Dũng nguyên Cục trưởng Hàng hải; ông Dương Tự Trọng, nguyên Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng, em rể ông Dũng cũng Phó Giám đốc CA TP Hải Phòng nhưng vừa bị mất chức...
Khi ở đỉnh cao quyền lực, những cái tên trong gia đình họ Dương, dù xướng lên ở hội nghị hay quán trà đá cũng khiến nhiều người nể, sợ? Nhưng, giờ đây, anh em họ, người đối mặt án tử, người hầu tòa, người mất chức...?
Ông cha ta đúc kết "sai một ly, đi một dặm". Nếu khởi đầu "một ly" ấy sai thì đi càng xa cái sai càng không chỉ "một dặm" mà là "rất nhiều dặm".
Vì sao ông Trọng giúp anh mình chạy trốn?
Nếu nói, ông Trọng thiếu sáng suốt khi chọn phương án "vẽ đường cho anh chạy" thì có ý kiến sẽ phản biện rằng, với người được coi có tài đánh án, lại giữ cương vị như ông Trọng thì không thể tính toán đơn giản và mắc lỗi "dễ hiểu" thế được.
Chắc còn có chuyện gì nữa? Xin không bàn sâu chuyện này, vì đó là công việc của tòa. Thử cắt từ vụ án một tình tiết nhỏ (có thể coi là giả thiết), đó là ông Trọng sẵn sàng "chết" vì anh mình.
Ông Dũng quẫn trí, tìm cách bỏ trốn là có thể giải thích được. Nhưng ở vị trí phó giám đốc CA, ông Trọng đáng ra sáng suốt trong lựa chọn: Giúp anh bỏ trốn hay hợp tác với cơ quan điều tra? Và ông Trọng chọn phương án "cùng anh phạm tội".
Có một thực tế khá dễ hiểu, hẳn nhiều người sẽ có cùng suy nghĩ là, với chức vụ Cục trưởng Hàng hải lại dính vào vụ án khiến cả xã hội quan tâm thì ông Dũng trước sau gì cũng sẽ bị bắt. Nếu không đưa được ông Dũng về chịu tội thì còn gì là pháp luật nữa.
Đáng lẽ, với cái đầu của phó giám đốc CA thì ông Trọng phải hiểu là anh mình không thể thoát, và mở đường sống cho anh bằng cách mà ông thường yêu cầu tội phạm thực hiện là "hợp tác với cơ quan điều tra"...
Nói đến đây, sẽ có ý kiến cho rằng "máu chảy ruột mềm", hy sinh cứu anh là việc không quá khó hiểu. Vấn đề chính là ở chỗ đó. Mấu chốt là cứu được không, cả trên lý thuyết lẫn thực tế? Vì tình riêng đến mức coi thường pháp luật, ông Trọng chẳng những không cứu được anh, mà còn hại thân.
Một số người vốn nặng tình (có thể điều này khiến họ coi nhẹ pháp luật và các quy định) nên đôi khi nể nang trong công việc. Nhìn ra cuộc sống hằng ngày sẽ thấy không ít chuyện như thế và nó thường biến tướng thành vi phạm pháp luật, hoặc gây nhiều mắc mớ.
Thực ra, cái tình luôn có trong cái lý. Khi giải quyết việc đúng luật, đúng quy định với tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức nghề nghiệp trong sáng thì chữ tình đã được bảo toàn. Nhưng khi "mê muội", tình cảm làm mờ lý trí thì người thông minh cũng khó nhận ra điều đó.
Lấy hậu quả việc ông Trọng "cứu anh", sẽ thấy ngay lý - tình nằm ở đâu. Việc lập kế hoạch bỏ trốn đã góp phần làm cho tội anh mình nặng thêm và chính ông Trọng cũng thân bại danh liệt...
Nếu ông Trọng giúp anh mình quay đầu tôn trọng pháp luật ở "nước cờ tàn" thì chẳng những tội của anh không nặng thêm mà gia đình họ Dương vẫn còn lại một trụ cột Dương Tự Trọng.
Khi đó, ông Trọng sẽ cứu được anh trai (có thể) thoát chết và bảo vệ được sự nghiệp của mình, đặc biệt còn có thể trở thành gương bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật với tinh thần "pháp bất vị thân"!
Nhân phiên tòa xử ông Dương Tự Trọng vì tội "giúp anh mình", lạm bàn chút chữ tình. Chuyện anh em nhà họ Dương còn khiến "thiên hạ" phải suy ngẫm nhiều về cách xử thế. Chữ tình! Cuộc đời luôn cần. Nhưng ông cha ta đã nhắc nhở cần phải thận trọng, điều độ với tình cảm, tai họa sẽ đến nếu "trái tim lầm chỗ để trên đầu"...
Theo Lê Anh Đạt
Cái chết của bệnh quyền lực Dương Tự Trọng bị đề nghị 18 - 20 năm tù giam, mức án cao nhất của khung hình phạt. Trước đó, anh trai ông - cựu Chủ tịch Vinalines - bị tuyên phán mức án tử hình. Dương Tự Trong và Dương Chí Dũng tại tòa. Dù ông Dương Tự Trọng có đọc thơ trước vành móng ngựa hay không thì thiên...