Càng rụng nhiều răng, nguy cơ bị suy giảm trí nhớ càng tăng
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng nhóm người lớn tuổi đã rụng hết răng có nguy cơ suy giảm trí nhớ cao nhất, nhưng nếu họ đeo răng giả thì nguy cơ này sẽ giảm, theo trang tin Gizmodo.
Răng lợi liên quan chặt chẽ với các vấn đề não bộ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các nhà nghiên cứu từ Đại học New York (Mỹ) đã xem xét mối liên hệ giữa sức khỏe răng, nướu với các bộ phận khác của cơ thể, đặc biệt là tim và não. Họ phân tích 14 nghiên cứu về người lớn tuổi nhằm kiểm chứng mối liên hệ giữa việc rụng răng và khả năng nhận thức. Những nghiên cứu này đã theo dõi sức khỏe lâu năm của khoảng 34.000 người tham gia và ghi nhận có 4.600 người bị suy giảm trí nhớ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra càng rụng nhiều răng thì nguy cơ giảm trí nhớ tăng 48% và gọi đây là hiệu ứng liều lượng – đáp ứng. Nguy cơ này rất cao đối với những người đã rụng toàn bộ răng, nhưng lại không đáng kể nếu họ có sử dụng răng giả. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Post-Acute and Long-Term Care Medicine.
Theo trang tin Gizmodo , có nhiều nghiên cứu khác nhau về mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe não bộ. Ví dụ như tình trạng viêm nướu răng mạn tính có thể khiến hoạt động não bộ dễ bị tổn thương hơn, gây ra chứng sa sút trí tuệ. Tóm lại, răng lợi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chứng suy giảm trí nhớ ở một mức độ nào đó.
Theo ước tính, cứ 10 người Mỹ trên 50 tuổi thì có một người bị rụng toàn bộ răng. “Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sức khỏe răng miệng để cải thiện chức năng nhận thức”, giáo sư Bei Wu – Trưởng khoa Điều dưỡng Đại học New York, thành viên nhóm nghiên cứu, chia sẻ.
Khoai tây là loại thực phẩm tuyệt vời đối với sức khỏe nếu bạn biết cách chế biến và ăn như thế này
Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, khoảng 60% sản lượng khoai tây hàng năm được chế biến thành các sản phẩm đông lạnh như khoai tây chiên, trong khi 6% được dùng để gieo trồng.
Video đang HOT
Khoai tây là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất hiện nay. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ, một người Mỹ trung bình ăn gần 25 kg khoai tây mỗi năm. Dù vậy, loại chúng lại bị không ít người "ghét bỏ" vì sở hữu nhiều tinh bột. Trên thực tế, khoai tây cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng cho cơ thể, đem lại lợi ích tuyệt vời nếu bạn biết tiêu thụ hợp lý.
Dưới đây là một số tác dụng của khoai tây và cách chế biến loại thực phẩm này nhằm tối đa hóa hàm lượng dinh dưỡng:
Giàu dưỡng chất
Trên thực tế, tất cả các loại khoai tây đều có lợi cho sức khỏe, đặc biệt nếu bạn ăn cả vỏ.
Một củ khoai tây nướng sở hữu 129 calo, 4,6g protein, 37g carb, khoảng 4g chất xơ và không chất béo.
Lisa Young, chuyên gia dinh dưỡng kiêm giảng viên tại Đại học New York cho biết, lượng dinh dưỡng loại củ này cung cấp bằng 30% vitamin C cơ thể cần hấp thụ để hỗ trợ hệ miễn dịch. Kali trong khoai tây có khả năng tăng cường chức năng thần kinh, tim và duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Hơn nữa, loại thực phẩm này còn bổ sung một lượng lớn vitamin B, vitamin K, sắt, magiê cùng các chất chống oxy hóa như phenol, carotenoid, flavonoid và hợp chất anthocyanin.
Tăng cường năng lượng
Bạn đừng quên ngâm khoai tây với nước trước khi chế biến để loại bỏ chất độc.
Carb và chất dinh dưỡng trong khoai tây là nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể.
Nói cách khác, theo Cynthia Sass, chuyên gia dinh dưỡng kiêm biên tập viên của Tạp chí Health cho biết, loại thực phẩm này là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang tìm cách bổ sung năng lượng tự nhiên, không dùng đến thực phẩm bổ sung khi tập luyện. Hãy cân nhắc ăn một bát khoai tây hoặc một củ khoai tây nướng cỡ vừa khoảng 30 phút trước khi tập thể dục.
Kiểm soát cân nặng
Để kiểm soát cân nặng, các chị em nên đưa khoai tây vào chế độ ăn hàng ngày.
Ngoài chất xơ, khoai tây còn cung cấp tinh bột kháng, một loại carb đặc biệt có tác dụng đốt cháy chất béo trong cơ thể tự nhiên. Giống chất xơ, bạn không thể tiêu hóa hoặc hấp thụ tinh bột kháng. Khi di chuyển đến ruột già, chúng sẽ bị lên men và khiến cơ thể đốt cháy chất béo. Khoai tây tự nhiên sở hữu nhiều tinh bột kháng hơn nên bạn hãy chú ý tới cách chế biến loại thực phẩm này. Để tăng hàm lượng dinh dưỡng, các chị em nên để khoai tây nguội đến nhiệt độ phòng trước khi thưởng thức. Bạn cũng có thể cho loại thực phẩm này vào món salad nếu ăn không hết.
Ngoài cung cấp tinh bột kháng để đốt cháy chất béo, khoai tây còn giúp kiểm soát cân nặng theo cách khác. Tiêu thụ loại thực phẩm này khiến cơ thể no lâu hơn mì ống và gạo.
Cách nấu khoai tây để không mất dinh dưỡng
Khi chế biến khoai tây, bạn có thể được cắt và ngâm chúng trong nước từ trước.
Nhìn chung, chế biến khoai tây bằng phương pháp "khô" như nướng hoặc bỏ vào lò vi sóng sẽ giữ lại nhiều chất dinh dưỡng hơn so với phương pháp "ướt" như luộc hoặc hấp. Khoai tây chiên tuy là món ăn ngon nhưng lại chứa nhiều dầu mỡ không tốt cho sức khỏe.
Khi luộc khoai tây, bạn nên để nguyên vỏ vì việc làm này sẽ ngăn không cho các khoáng chất, chất dinh dưỡng trôi theo nước.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra, khoai tây được làm lạnh sau khi nấu chín sẽ sở hữu hàm lượng tinh bột kháng cao hơn.
Cách thưởng thức khoai tây
Khoai tây là loại thực phẩm cực kỳ linh hoạt. Bạn có thể thưởng thức chúng vào bữa sáng hoặc cắt lát để nướng trong bữa trưa. Hãy thêm khoai tây đã nấu chín vào salad để tạo ra một món phụ hoặc bữa ăn nhẹ trước khi tập luyện. Trong bữa tối, bạn có thể cho khoai tây xào cùng thịt hoặc kết hợp với súp, món hầm.
Một số người thậm chí còn đưa loại thực phẩm này vào sinh tố, làm bánh, món tráng miệng. Nhìn chung, khoai tây là một nguồn cung cấp năng lượng tự nhiên, không chứa gluten, giàu chất dinh dưỡng, no lâu và có lợi cho sức khỏe.
Thuốc chữa bệnh Alzheimer: Nên hay không đưa vào sử dụng? Tại Mỹ, hơn 6 triệu người trên 65 tuổi mắc bệnh Alzheimer, nguyên nhân gây tử vong thứ 6 tại đất nước này Người bệnh có thể sống từ 4 - 8 năm. Bệnh Alzheimer gây suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi. Bởi vậy bất kỳ phương pháp điều trị nào làm chậm sự phát triển của bệnh, cải thiện chất...